Giải pháp về xây dựng đội ngũ CBTD chất lượng cao

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á ( Seabank)- Cộng Hòa (Trang 67)

5. KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN

3.2.4 Giải pháp về xây dựng đội ngũ CBTD chất lượng cao

Yếu tố con ngƣời luôn là yếu tố quan trọng trong sự thành bại của mỗi tổ chức. Đội ngũ cán bộ nhân viên ở chi nhánh còn khá trẻ nên chƣa có nhiều kinh nghiệm và kiến thức từ thực tiễn. Mặc dù có sự phân công trách nhiệm nhƣng chƣa thật sự rõ ràng CBTD đảm nhận nhiều khâu từ việc tìm kiếm khách hàng, tiếp nhận hƣớng dẫn làm hồ sơ, thẩm định, đề xuất vay vốn, giám sát sau khi cho vay. Trong một lúc làm nhiều việc CBTD phải chịu áp lực cao, do đó làm việc kém hiệu quả, ngoài ra cũng không thể trách khỏi thoái hóa đạo đức nghề nghiệp của CBTD. Vì vậy, việc nâng cao trình độ chuyên môn và phẩm chất cho từng CBTD là rất cần thiết.

Để thực hiện điều đó chi nhánh cần mở rộng các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, pháp luật, thị trƣờng. Ngoài những lớp đào tạo do ngân hàng mở, Chi nhánh có thể tự mở lớp để nâng cao trình độ chuyên môn cho các CBTD tại Chi nhánh. Song song đó các CBTD cũng nên nghiên cứu, bổ sung kiến thức để nâng cao kiến thức chuyên ngành và kiến thức trong những lĩnh vực, ngành nghề của khách hàng vay vốn của ngân hàng. Cách tốt nhất để CBTD có trình độ chuyên môn xuất sắc và làm việc hiệu quả thì chi nhánh nên Chuyên môn hoá tín dụng: Chiến lƣợc chuyên môn hoá cán bộ tín dụng tức là phân công từng cán bộ phục vụ một nhóm khách hàng chuyên biệt là rất cần thiết. Một cán bộ tín dụng dù tài giỏi nhƣ thế nào đi nữa cũng không thể hiểu biết sâu sắc mọi lĩnh vực kinh doanh của nền kinh tế. Họ có thể thành công trong lĩnh vực này những có thể không thành công trong lĩnh vực khác. Khi thực hiện chuyên môn hoá cán bộ tín dụng thì ngân hàng

GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở

nên phân chia nhóm khách hàng theo đặc điểm sản xuất kinh doanh của họ trên cơ sở đó căn cứ vào năng lực, sở trƣờng và kinh nghiệm sẽ bố trí cán bộ phụ trách thích hợp. Việc chuyên môn hóa tín dụng sẽ giúp cho cán bộ tín dụng giảm bớt đƣợc căng thẳng nghề nghiệp, đánh giá đúng và chuyên sâu vì đó là lĩnh vực kinh doanh mà họ hiểu biết cũng nhƣ đánh giá đƣợc rủi ro trong ngành và việc thẩm định thực tế sẽ dễ dàng hơn. Do đó ngân hàng cần phải có tiêu chuẩn hoá cán bộ tín dụng, tạo nền tảng vững chắc cho chất lƣợng tín dụng.

Bên cạnh đào tạo về chuyên môn ngân hàng cũng nên bồi dƣỡng cho cán bộ về phẩm chất, đạo đức và ý thức trách nhiệm vì đạo đức, phẩm chất và ý thức trách nhiệm luôn đóng vai trò quan trọng trong mỗi công việc nhất là trong ngành ngân hàng. Nhân viên tín dụng có trình độ chuyên môn, đạo đức, phẩm chất tốt và ý thức trách nhiệm cao sẽ giúp cho chi nhánh hoạt động hiệu quả hơn.

Ngoài ra chi nhánh cũng nên chú trọng những phong trào thi đua khen thƣởng và chính sách đãi ngộ đối với cán bộ nhân viên nhƣ tăng lƣơng, phụ cấp hay các chế độ trong các dịp lễ tết, chƣơng trình ƣu đãi cho nhân viên nhƣ vậy nhân viên mới tận tâm trong công việc kinh doanh của chi nhánh và lúc đó sẽ tự nhận thức đƣợc đạo đức nghề nghiệp, có trách nhiệm hơn trong công việc, sẽ hạn chế những sai phạm, từ đó sẽ giúp hạn chế đƣợc các rủi ro.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á ( Seabank)- Cộng Hòa (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)