5. KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN
2.1.5 Quy trình cho vay của chi nhánh
Bƣớc 1: Tiếp nhận, tƣ vấn và hƣớng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn: CBTD
Tiếp nhận giấy đề nghị vay vốn.
Kiểm tra tính đầy đủ, chính xác các giấy tờ liên quan đến hồ sơ mà ngân hàng đề ra theo quy định của pháp luật, nếu thiếu yêu cầu khách hàng cung cấp.
Bƣớc 2:Thẩm định các điều kiện vay, dự án đầu tƣ, phƣơng án vay vốn: CBTD
Thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự. Thẩm định mục đích vay vốn.
Thẩm định khả năng, năng lực tài chính của khách hàng, thẩm định tính khả thi và có hiệu quả của dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Thẩm định TSĐB.
Lập tờ trình thẩm định cho vay.
Bƣớc 3: Xét duyệt cho vay:
Nhận đƣợc hồ sơ và tờ trình thẩm định của CBTD. Trƣởng phòng tín dụng có trách nhiệm thẩm định lại tờ trình của chuyên viên đã trình lên sau đó chuyển lên phòng quản trị hỗ trợ hoạt động để rà soát danh mục hồ sơ vay vốn theo quy định của ngân hàng, nếu hồ sơ vay vốn thiếu, chƣa đầy đủ thì yêu cầu bổ sung, hoàn thiện.
Bƣớc 4: Hoàn thiện hồ sơ và ký kết hợp đồng:
Sau khi hoàn thiện hồ sơ vay vốn. Giám đốc chi nhánh xem xét các nội dung trên các hợp đồng đƣợc trình để phê duyệt. Nếu số tiền giải ngân nằm trong phạm vi mà chi nhánh đƣợc phân quyền thì tiến hành kí kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp TSĐB với khách hàng.
Bƣớc 5: Kiểm tra, kiểm soát hồ sơ và giải ngân:
Sau khi khách hàng đã hoàn thiện, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu hoặc đã công chứng, chứng thực, đăng ký giao dịch đảm bảo và nhập kho TSĐB, CBTD tiếp
GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở
nhận lại hồ sơ, kiểm tra lại lần cuối và trình lên phòng quản trị hỗ trợ hoạt động thực hiện giải ngân.
Bƣớc 6: Thu hồi nợ gốc, lãi, phí, và xử lý các phát sinh:
CBTD thƣờng xuyên theo dõi, kiểm tra và đôn đốc khách hàng trả nợ đầy đủ và đúng hạn.
Thu nợ gốc, lãi tiền vay và xử lý những phát sinh nếu có.
Bƣớc 7: Thanh lý hợp đồng và giải chấp TSĐB.
Khi khách hàng trả hết nợ gốc, lãi và phí, giao dịch viên phải đối chiếu, kiểm tra số liệu giữa chứng từ giấy và hệ thống T24 để tất toán khoản vay.
Giải chấp TSĐB, tùy theo điều kiện cụ thể, nơi cho vay có thể giải chấp toàn bộ hay một phần TSĐB theo quy định của NH.
Nhận xét: Quy trình cho vay của Chi nhánh là một quy trình hoàn chỉnh, chi tiết và chặt chẽ. Giữa các bƣớc của quy trình có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, mỗi bƣớc là một mắt xích trong quy trình, thiếu một bƣớc thì không thể nào có một quy trình cho vay hiệu quả. Có sự phân định trách nhiệm giữa các phòng ban. Sự liên kết các phòng ban nhƣ phòng quan hệ khách hàng, phòng quản trị hổ trợ hoạt động, phòng giám đốc chi nhánh trong công tác tiếp nhận và thẩm định khoản vay góp phần hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn đối với khoản cho vay. Tuy nhiên, mặc dù có sự phân định trách nhiệm giữa các phòng ban nhƣng cán bộ tín dụng là ngƣời tốn nhiều công sức từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định dự án, phƣơng án vay vốn, cho tới việc bàn giao hồ sơ, giải trình các cấp cao ý ký khiến họ chạy đi chạy lại giữ các phòng ban gây áp lực và mệt mỏi lên CBTD và việc CBTD là nguời thực hiện hầu hết trong những khâu quan trọng cũng dẫn đến rủi ro do sự thoái hóa đạo đức của CBTD. Trình tự xét duyệt hồ sơ hơi rƣờm rà và phức tạp, qua nhiều phòng ban. Việc xác thực giấy tờ tốn nhiều thời gian, tiền của của khách hàng (việc công chứng, xác thực phải qua nhiều cơ quan, điều này sẽ rất bất lợi nếu có sự sai sót giấy tờ, khách hàng sẽ phải công chứng lại gây bất tiện cho khách hàng).