Chuyển nợ xấu thành cổ phần

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á ( Seabank)- Cộng Hòa (Trang 74)

5. KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN

3.3.2.4 Chuyển nợ xấu thành cổ phần

Điều này có nghĩa là chuyển vị thế ngân hàng đang là chủ nợ thành cổ đông lớn nắm đa số cổ phần nếu nhận thấy sau tái cấu trúc doanh nghiệp có khả năng tồn tại và phát triển. Đây là cách thức xử lý khá phổ biến theo thông lệ thế giới. Đối với Việt Nam, từ trƣớc tới nay đã có rất nhiều trƣờng hợp thành công, không những cứu đƣợc doanh nghiệp khỏi nguy cơ giải thể phá sản mà còn bảo toàn đƣợc nguồn vốn của các ngân hàng. Để các điều kiện cơ bản để tiến trình chứng khoán hóa đƣợc thành công trong vai trò đồng chủ nợ ngân hàng cần tích cực nâng cao tính cộng đồng hơn nữa, phối hợp với doanh nghiệp để xử lý nợ xấu. Đồng thời, ngân hàng nên sử dụng các công ty con của mình nhƣ công ty quản lý mua bán nợ, công ty chứng khoán hay công ty quản lý quỹ để tham gia chủ động vào tiến trình chứng khoán hóa.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Dƣới bối cảnh áp lực cạnh tranh và hội nhập không ngừng của các NHTM trên địa bàn, mỗi ngân hàng đều có hình thức cho vay vốn riêng của mình. Trên cơ sở phân tích tình hình cho vay và rủi ro trong hoạt động cho vay tại SeAbank Cộng Hòa giai đoạn 2011-2013, chƣơng 3 đã nêu ra định hƣớng phát triển của Chi nhánh, đồng thời đề ra các các giải pháp và đƣa ra một số kiến nghị nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh.

GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở

KẾT LUẬN

Hiện nay hoạt động ngân hàng luôn hàm chứa rủi ro, đặc biệt và thƣờng xuyên là rủi ro tín dụng. Do đó, để có sự tăng trƣởng ổn định cần thiết phải tăng cƣờng kiểm soát chất lƣợng tín dụng, giúp giảm dần việc trích lập dự phòng rủi ro. Vì vậy, việc đề ra những giải pháp nhằm hạn chế phòng ngừa rủi ro tín dụng tại các NHTM thật sự là mối quan tâm hàng đầu.

Xuất phát từ thực trạng trên, em đã tìm hiểu phân tích và làm rõ những ƣu điểm và tồn tại trong hoạt động cho vay tại SeAbank Cộng Hòa, đề ra những giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay mang tính thực tiễn cao, bằng cách vận dụng những cơ sở lý luận và những hiểu biết trong quá trình thực tập tại SeAbank Cộng Hòa, kết hợp với sự giúp đỡ của thầy ThS. Lê Đình Thái cùng ban giám đốc và các anh chị phòng tín dụng.

Đó là nội dung bài khóa luận tốt nghiệp của em, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhƣng kinh nghiệm thực tế có hạn, chắc chắn bài khóa luận sẽ có nhiều thiếu sót, em mong nhận đƣợc sự góp ý của quý thầy cô.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hƣớng dẫn của thầy ThS. Lê Đình Thái cùng ban lãnh đạo, các cán bộ phòng tín dụng SeAbank Cộng Hòa đã giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành khóa luận này.

GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quyết định số 493/2005/QĐ – NHNN của Ngân Hàng Nhà Nƣớc Việt Nam

2. Nguyễn Minh Kiều (2011), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản lao động xã hội.

3. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2010), Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại, Nhà xuất bản Phƣơng Đông.

4. Sổ tay tín dụng của SeAbank

5. Tài liệu nội bộ, phòng tổng hợp SeAbank Cộng Hòa.

6. Tài liệu nội bộ, phòng kinh doanh SeAbank Cộng Hòa

7.http://www.tapchitaichinh.vn/NO-XAU-TAI-VIET-NAM-THUC-TRANG-VA- GIAI-PHAP/41/event.tctc

8. Website:http://www.vnba.org.vn (Hiệp hội ngân hàng Việt Nam). 9. http://www.seabank.com.vn/index.php#

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á ( Seabank)- Cộng Hòa (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)