Giải pháp nâng cao công tác kiểm tra trước và sau khi cho vay

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á ( Seabank)- Cộng Hòa (Trang 65)

5. KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN

3.2.3 Giải pháp nâng cao công tác kiểm tra trước và sau khi cho vay

Công tác kiểm tra trƣớc khi cho vay giữ vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá chính xác thông tin của khách hàng để thẩm định đúng hiệu quả của phƣơng án vay vốn, từ đó ra quyết định cho vay hay không, nhƣ vậy sẽ giúp Chi nhánh giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên công tác kiểm tra trƣớc khi cho vay của Chi nhánh còn hạn chế đó là CBTD chƣa có biện pháp cụ thể để kiểm tra, thu thập thông tin khách hàng mộ . Chủ yếu các thông tin đó do khách hàng cung cấp, mà khách hàng vay tại chi nhánh đa phần là các hộ kinh doanh và DN vừa và nhỏ. Các nguồn thu nhập của khách hàng từ hoạt động kinh doanh mua bán, các sổ thu chi thƣờng viết tay, không có một chuẩn mực, không có cơ sở ghi chép rõ ràng, hay bôi xóa….các DN nhỏ với quy mô kinh doanh nhỏ, sổ sách kế toán và các báo cáo tài chính còn nhiều chỗ sai sót, không trung thực

GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở

thƣờng đƣợc “làm đẹp” khi tiến hành vay vốn dẫn đến đánh giá sai lệch về khách hàng vay vốn và hiệu quả của phƣơng án vay vốn sẽ đƣa ra quyết định cho vay không hợp lý, gây ra nhiều rủi ro cho Chi nhánh Vì vậy, để hạn chế những rủi ro đó Chi nhánh nên:

Kiểm tra thông tin của khách hàng thông qua cơ quan chuyên cung cấp thông tin tín dụng ngân hàng nhà nƣớc (CIC). Đối với khách hàng là doanh nghiệp Chi nhánh nhận đƣợc các báo cáo tài chính thì phải là báo cáo tài chính đƣợc kiểm toán đối với các công ty đại chúng; đối với các báo cáo chƣa đƣợc kiểm toán nhân viên cần thu thập tờ khai thuế giá trị gia tăng và các chứng từ khác chứng minh tính chính xác, hợp lý của thông tin do khách hàng cung cấp. Còn đối với khách hàng là hộ kinh doanh Chi nhánh có thể cử nhân viên đến một vài khách hàng thƣờng xuyên giao dịch mua bán với giá trị lớn của hộ kinh doanh để kiểm chứng. Việc thu thập thông tin chính xác giúp Chi nhánh thẩm định hiệu quả phƣơng án vay vốn và năng lực trả nợ của khách hàng một cách chính xác, giúp Chi nhánh đƣa ra quyết định cho vay phù hợp, hạn chế rủi ro xảy ra.

Ngoài ra, công tác kiểm tra sau cho vay cũng quan trọng không kém vì sau khi cho vay, mục đích cuối cùng của ngân hàng là phải thu hồi đƣợc vốn. Để thu hồi đƣợc vốn một cách hiệu quả thì việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn của khách hàng rất quan trọng, nhằm phát hiện ra những trƣờng hợp sử dụng vốn sai mục đích theo đó có biện pháp xử lý kịp thời. Vì vậy, giai đoạn này mang ý nghĩa rất quan trọng trong việc phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu rủi ro trƣớc khi nó xảy ra gây hậu quả nặng nề với phần vốn vay. Tuy nhiên, hiện nay công tác này vẫn còn đƣợc thực hiện một cách đối phó cho đủ thủ tục quy định nhƣ CBTD chỉ gửi biên bản cho khách hàng kí tên xác nhận khi có tiến hành kiểm toán nội bộ chứ không thực sự kiểm tra tại đơn vị kinh doanh của khách hàng. Chính sự kiểm tra lỏng lẽo này tạo tiền đề cho RRTD phát sinh.

Để hạn chế đƣợc rủi ro xảy ra thì CBTD của Chi nhánh nên: thƣờng xuyên kiểm tra tình hình của khách hàng đặc biệt đối với những khách hàng là DN kể cả đối với những khách hàng lâu năm của ngân hàng việc kiểm tra sau khi cho vay cũng không đƣợc lơ là bỏ qua, việc kiểm tra sau khi cho vay đối với những khách hàng lâu năm lẫn các khách hàng mới của chi nhánh phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và chặt chẽ. Cần tăng cƣờng giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn của khách hàng đối với các khoản vay chuyển khoản trực tiếp cho nhà cung cấp trên cơ sở hợp đồng kinh tế đã đƣợc ký kết giữa khách hàng và nhà cung cấp của họ, hóa đơn giá trị gia tăng thuyết minh cho từng lần giải ngân bằng cách yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu hồ sơ để thực hiện đánh giá tình hình tài chính nhằm kịp thời điều

GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở

chỉnh cho vay phù hợp với thực tế nhằm hạn chế tối đa việc sử dụng vốn sai mục đích. Trong khi kiểm tra nhân viên nên kiểm tra thực tế tình hình kinh doanh của khách hàng để có thể đánh giá khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không, tình trạng TSĐB của khách hàng có còn đúng với giá trị ban đầu thẩm định hay không ví dụ nếu TSĐB bất động sản là đất thì đánh giá lại giá trị của lô đất, là nhà thì đánh giá lại giá trị căn nhà, là đất và căn nhà trên đất đó thì đánh giá lại giá trị cả hai; còn là máy móc thiết bị thì xem còn mới hay không, sử dụng đƣợc tốt nhƣ ban đầu không, nếu không đúng với giá trị ban đầu thì cần bổ sung thêm TSĐB, chứ không phải chỉ kiểm tra trên giấy tờ từ đó đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, khách hàng có thực hiện đúng hợp đồng tín dụng hay không. Việc kiểm tra kịp thời sẽ giảm thiểu đƣợc những rủi ro do khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích. Đây là cơ sở để đánh giá rủi ro của những khoản vay của khách hàng, trích lập quỹ dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á ( Seabank)- Cộng Hòa (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)