Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á ( Seabank)- Cộng Hòa (Trang 58)

5. KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN

2.2.4.3Nguyên nhân của những hạn chế

a. Nguyên nhân từ khách quan

 Do cuộc khủng hoảng kinh tế trong thời gian vừa qua đã làm cho lạm phát tăng cao, ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của hầu hết mọi DN làm cho hàng tồn kho của các DN tăng cao, không có đầu ra, vì vậy làm hoạt động kinh doanh của các DN thua lỗ, khó khăn trong việc trả nợ. ngoài ra, do tâm lý của một số khách hàng khi mà lạm phát tăng, ngƣời vay tiền càng có lợi nên họ muốn tăng nhu cầu vay vốn và kéo dài thời hạn vay. Điều này ảnh hƣởng đến nguồn vốn hoạt động của ngân hàng hay việc khó thu hồi khoản nợ.

 Vƣớng mắc trong cơ chế xử lý TSĐB, TSĐB thƣờng là BĐS. Khi DN mất khả năng trả nợ, chi nhánh đƣợc phép đứng ra bán tài sản thế chấp để thu hồi nợ, nhƣng theo quy định hiện hành thì không thể sang tên BĐS đƣợc nếu chủ tài sản không đồng ý. Nếu mang ra tòa thì thời gian xử lý rất dài, mất nhiều năm, thủ tục rƣờm rà, phức tạp, qua nhiều khâu, nhiều cấp, quá trình bàn giao tài sản chậm... làm cho tài sản hƣ hỏng, giá trị thu hồi nhỏ hơn dự kiến ban đầu.

b. Nguyên nhân từ khách hàng

Khách hàng kinh doanh thua lỗ, năng lực tài chính yếu kém, nguồn vốn thấp. Khách hàng vay vốn của chi nhánh chủ yếu là DN vừa và nhỏ, trong khi tình hình kinh tế chung đang khủng hoảng, chƣa tìm kiếm đƣợc đầu ra, hàng tồn kho tăng mạnh, mà các DNVVN chủ yếu là sử dụng vốn vay của chi nhánh để sản xuất kinh doanh, do đó khi thua lỗ dẫn đến mất khả năng trả nợ.

GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở  Khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích đăng ký ban đầu trong hồ sơxin

vay vốn. Một số khách hàng đăng ký xin vay vốn với mục đích bổ sung vốn kinh doanh mà lại sử dụng vào mua bất động sẽ tạo ra rủi ro lớn, vì lấy khoản vay ngắn hạn để sử dụng cho dự án trung dài hạn thì không tạo ra lợi nhuận để thanh toán các khoản vốn và lãi đến hạn phải trả, làm phát sinh rủi ro nợ xấu cho chi nhánh.

Khách hàng gian lận, lừa đảo, cố tình trốn tránh nghĩa vụ trả nợ vay cho ngân hàng. Để đạt đƣợc mục đích vay đƣợc vốn, các cá nhân, các hộ kinh doanh, các DN tƣ nhân sử dụng nhiều hình thức gian lận, lừa đảo nhƣ: làm đẹp báo cáo tài chính, làm giả mạo các hợp đồng, hóa đơn đầu vào, đầu ra tốt để chứng minh có nguồn thu nhập cao, khả năng trả nợ tốt, nhằm làm hoàn thiện hình ảnh về năng lực tài chính trong mắt CBTD.

Ngoài ra, một số khách hàng còn tạo uy tín bằng việc xây dựng các khoản vay nhỏ, trả đều gốc và lãi rồi sau đó vay các khoản lớn hơn và có nhiều dấu hiệu thiếu thiện chí trả nợ về sau.

c. Nguyên nhân từ ngân hàng

 Hoạt động cạnh tranh, chạy đua theo chỉ tiêu dƣ nợ.

Áp lực chạy đua theo doanh số của chi nhánh với chi nhánh, của các CBTD, cạnh tranh giữa các ngân hàng trong khu vực mà các ngân hàng đang thờ ơ trong công tác quản trị rủi ro tín dụng. SeAbank với mục tiêu tăng trƣởng cao, đƣợc chứng minh qua mức dƣ nợ cho vay tăng cao trong giai đoạn 2011-2013 cũng đang trong tình trạng trên và đây là vấn đề làm gia tăng rủi ro nợ xấu cho chi nhánh.

 Đánh giá TSĐB giữ vai trò quan trọng trong quyết định cho vay

Thông thƣờng, nếu khách hàng có TSĐB tốt thì khả năng đƣợc xét duyệt cho vay rất cao. Việc làm này là một yếu tốt nhƣng đôi khi với một số khoản vay gặp rủi ro, phƣơng án vay chƣa đƣợc tốt, năng lực tài chính của khách hàng còn vài điểm hạn chế, nợ cùng lúc nhiều khoản vay…cũng đƣợc ngân hàng đồng ý cho vay khi dựa trên giá trị của TSĐB thế chấp. Nên khi khách hàng không có khả năng trả nợ, TSĐB giảm giá, do đó khó phát mại và nợ thu hồi về không đủ để trả nợ gốc và lãi. Đó cũng làm cho nợ xấu của chi nhánh tăng lên.

 Quy trình thẩm định và cho vay còn một số điểm chƣa hợp lý

Một điểm yếu của quy trình thẩm định và cho vay hiện nay là CBTD vẫn thực hiện cả ba khâu cơ bản trong quá trình cho vay là: Tiếp xúc khách hàng, thẩm

GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở

định phƣơng án vay vốn, đề xuất giải ngân thu nợ. Đây là trách nhiệm nặng nề đối với CBTD nhƣng cũng là cơ hội để một số ít CBTD thoái hoá, biến chất lợi dụng để móc ngoặc với khách hàng vay vốn, cố tình làm sai lệch thông tin để thu lợi cá nhân, tăng nguy cơ phát sinh rủi ro tín dụng.

Việc thẩm định tài sản tuy có nhiều cố gắng nhƣng vẫn chƣa chính xác ở một số doanh nghiệp do chƣa xác định đƣợc giá trị máy móc thiết bị không phổ biến nên khi thanh lý tài sản không đáp ứng đủ nhu cầu thu nợ của chi nhánh. Đồng thời việc tính toán nhu cầu vốn, vòng quay vốn để xác định mức cho vay cùa các phƣơng án sản xuất kinh doanh chƣa hợp lý dẫn đến thừa vốn. Khách hàng đã sử dụng nguồn vốn vào mục đích khác ảnh hƣởng đến việc trả nợ cho chi nhánh.

 Công tác kiểm tra trƣớc và sau khi cho vay chƣa đƣợc chú trọng đúng mức. Việc CBTD chƣa có biện pháp cụ thể để kiểm tra, thu thập thông tin khách hàng mộ . Do đó đánh giá sai lệch về khách hàng vay vốn và hiệu quả của phƣơng án vay vốn. Nguyên nhân một phần là do khách hàng vay tại chi nhánh đa phần là các cá nhân, hộ kinh doanh và DN vừa và nhỏ. Các nguồn thu nhập của khách hàng, ngoài thu nhập từ lƣơng còn từ hoạt động kinh doanh mua bán….Đối với các cá nhân và hộ gia đình, các sổ thu chi thƣờng viết tay, không có một chuẩn mực, không có cơ sở ghi chép rõ ràng, hay bôi xóa….Vì thế thƣờng thiếu tính chính xác, thiếu độ tin cậy khi CBTD tiến hành thẩm định năng lực nguồn thu nhập. Đồng thời các DN nhỏ với quy mô kinh doanh nhỏ, sổ sách kế toán và các báo cáo tài chính còn nhiều chỗ sai sót, không trung thực thƣờng đƣợc “làm đẹp” khi tiến hành vay vốn.

Lơ là trong quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay. Thực tế cho thấy, quá trình này chƣa thật sự đƣợc chi nhánh quan tâm đúng mức đôi khi chỉ mang tính hình thức nhƣ CBTD chỉ gửi biên bản cho khách hàng kí tên xác nhận khi có tiến hành kiểm toán nội bộ chứ không thực sự kiểm tra tại đơn vị kinh doanh của khách hàng. Chính sự kiểm tra lỏng lẽo này tạo tiền đề cho RRTD phát sinh. Ví dụ nhƣ một số khách hàng tạo uy tín thanh toán ban đầu tốt, khi tiến hành vay thêm, do sự tin tƣởng nên CBTD cho qua bƣớc này dẫn đến về sau khách hàng thanh toán chậm dần, mất khả năng chi trả và không hợp tác tạo nên rủi ro cho ngân hàng

 Hiệu quả làm việc của CBTD:

Lực lƣợng nhân sự còn mỏng, với đội ngũ cán bộ trẻ, CBTD tự tìm kiếm khách hàng, kiêm nhiệm luôn việc huy động vốn và cho vay vốn. Đây là một khó

GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở

khăn lớn đòi hỏi ngƣời CBTD đó phải có mối quan hệ rộng hay có khả năng giao tiếp tốt.

Nền kinh tế phát triển, các DN hình thành nhanh chóng, CBTD chƣa am hiểu kỹ về lĩnh vực kinh doanh trên địa bàn nên dễ bị các khách hàng qua mặt, không xác định đƣợc tính hiệu quả của phƣơng án.

 Công tác quản lý rủi ro còn yếu kém

Ngân hàng chƣa hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo chuẩn quốc tế . Việc xếp hạng tín dụng do chính cán bộ tín dụng thực hiện nên kết quả xếp hạng có không phản ánh trung thực và khách quan uy tín tín dụng thực sự của khách hàng. Vì chính cán bộ tín dụng xếp hạng và ra đề xuất quyết định cho vay nên dẫn đến hiện tƣợng việc xét duyệt cho vay dựa trên sự thân tín với cán bộ tín dụng

Hoạt động thanh tra ngân hàng và đảm bảo an toàn hệ thống chƣa có sự cải thiện căn bản về chất lƣợng chỉ mang tính hình thức. Năng lực cán bộ thanh tra, giám sát chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Cán bộ ngân hàng khi thanh tra các phòng ban chỉ đƣa biên bản cho nhân viên ký xác nhận mà không tiến hành kiểm tra kỹ lƣỡng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chƣơng này, khóa luận đã trình bày khái quát về ngân hàng SeAbank chi nhánh Cộng Hòa. Giúp ngƣời đọc hiểu rõ quá trình hình thành và phát triển của SeAbank Cộng Hòa, cơ cấu tổ chức, tình hình kinh doanh của Chi nhánh một cách tổng quan nhất. Đồng thời cũng đã đƣa ra những thuận lợi, khó khăn tại chi nhánh. Bên cạnh đó, chƣơng 2 cũng đã đi vào phân tích tình hình hoạt động tín dụng cũng nhƣ thực trạng về rủi ro tín dụng của Chi nhánh giai đoạn 2011 - 2013. Trên cơ sở phân tích và đánh giá, chƣơng 2 đã nêu bậc lên đƣợc những hạn chế và nguyên nhân tạo nên rủi ro tín dụng mà Chi nhánh đang gặp phải. Đây sẽ là những cơ sở để đề xuất những giải pháp, những kiến nghị nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh trong chƣơng 3. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở

CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA SEABANK-CỘNG HÒA 3.1 Định hƣớng phát triển

3.1.1 Định hướng phát triển của NH TMCP Đông Nam Á.

Năm 2014 SeABank đạt tới một NH phát triển toàn diện phát huy năng lực công nghệ tiên tiến, quản trị NH hiện đại, đạt trình độ khá khu vực, đủ điều kiện cạnh tranh và phát triển trong hệ thống tài chính khu vực và hệ thống tài chính quốc tế mới :

 Khẳng định đƣợc khả năng cạnh tranh bình đẳng với các NHTM, NH nƣớc ngoài.

 Các hệ số an toàn và các tiêu chuẩn quản trị hoạt động NH đáp ứng thông lệ quốc tế.

 Phấn đấu đạt mức xếp hạng “AA” theo chuẩn mực của các tổ chức xếp hạng quốc tế.

 Tổng tài sản đến cuối 2014 đạt 400.000 tỷ đồng  Năng lực tài chính Hệ số CAR > 10 – 12%  Nợ xấu < 2%

 Hệ số ROA đạt mức trung bình quốc tế: l,2 – 2%  Hệ số ROE 21 – 28%.

 Tổng vốn huy động đạt 25.100 tỷ đồng, dƣ nợ cho vay đạt 20.000 tỷ đồng, số lƣợng của khách hàng tăng lên đến 206.600, chú trọng mở rộng khách hàng cá nhân.

 Duy trì mức lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu : 15%.

 Hạ tầng công nghệ thông tin đạt mức trung bình khu vực.

 Tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ lên 30%  Mở rộng mạng lƣới chi nhánh: đến năm 2015, SeaBank có hệ thống mạng  lƣới chi nhánh và phòng giao dịch tại 64 tỉnh thành trong cả nƣớc và hệ thống chi nhánh tại các nƣớc phát triển mà SeaBank hiện có quan hệ đại lý. Song song đó, phát triển hệ thống phục vụ khách hàng thông qua máy ATM, POS rộng khắp cả nƣớc.

3.1.2 Định hướng hoạt động cho vay của chi nhánh

Qua những định hƣớng chung của ngân hàng, chi nhánh có những mục tiêu sắp tới nhƣ sau:

GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở  Tăng cƣờng công tác huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.

 Nâng cao doanh số cho vay của ngân hàng nhằm giúp ngân hàng đạt lợi nhuận trƣớc thuế nhiều hơn.

 Kiểm tra và quản lý chặt chẽ công tác kiểm tra, giám sát trƣớc và sau khi cho vay nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh nhất là nợ nhóm 3 nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng của ngân hàng.

 Thƣờng xuyên đôn đốc, nhắc nhở các khách hàng nằm ở nhóm nợ xấu trả nợ để giảm tình trạng nợ xấu kéo dài và nguy cơ mất vốn của ngân hàng.

 Tăng cƣờng và mở rộng quan hệ với các khách hàng lâu năm của ngân hàng và các khách hàng tiềm năng.

- Huy động vốn tăng 30% so với năm 2013

- Dƣ nợ tín dụng tăng 25% so với năm 2013

- Tỷ lệ nợ xấu dƣới 1%

- Lợi nhuận tăng 20% so với năm 2013

3.2 Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh Chi nhánh

3.2.1 Giải pháp về chính sách tín dụng

Hiện nay, chính sách cho vay với các quy định về nguyên tắc chung, điều kiện cho vay, tỷ lệ an toàn vốn trong cho vay vẫn đƣợc Chi nhánh thực hiện theo quy định của NHNN và SeAbank. Sự chủ động trong phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là việc xây dựng các chính sách về lãi suất, chính sách khách hàng, quy mô và cơ cấu tín dụng phù hợp với đặc điểm nguồn vốn, khả năng quản lý và nhân lực. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chính sách tín dụng, Chi nhánh còn một vài điểm chƣa hợp lý nhƣ: trong cơ cấu tín dụng của Chi nhánh chƣa có sự cân đối giữa các khoản vay, Chi nhánh chủ yếu cho vay DNVVN còn đối tƣợng cá nhân chƣa thật sự chú ý, chƣa có những ƣu đãi về lãi suất để khuyến khích đối tƣợng này. Đồng thời các quy định về TSĐB quá khắc khe yêu cầu đối với khách hàng vay vốn phải có TSĐB và TSĐB đó bắt buộc là ở TP. Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, giai đoạn vừa qua, nền kinh tế có những biến động khó khăn, DNVVN sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, rất khó khăn tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. Hơn thế nữa, khi định hƣớng chung của SeAbank tới năm 2015 sẽ trở thành ngân hàng bán lẻ. Bởi lẽ đó, Chi nhánh nên có những chính sách nhằm thu hút các đối tƣợng khác, đặc biệt là cá

GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở

nhân. Để làm đƣợc điều đó một cách hiệu quả Chi nhánh nên cải thiện một số điểm sau:

Về chính sách lãi suất trong môi trƣờng cạnh tranh hiện nay thì chính sách lãi suất của chi nhánh sẽ đƣợc xây dựng dựa vào uy tín của khách hàng, tính khả thi của hoạt động vay vốn và độ an toàn của món vay. Nên có những mức lãi suất linh hoạt và phù hợp với từng đối tƣợng cho vay của Chi nhánh. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, Chi nhánh cần ƣu đãi về mức lãi suất cho vay đối với các cá nhân có mục đích vay để mua nhà ở, có thể Chi nhánh ân hạn lãi suất 3 tháng đầu, cho vay trả góp nhƣng thủ tục cần nhanh chóng, dù có trình ra hội sở thì cũng cần giới hạn trong thời gian cho phép, tránh trƣờng hợp thời gian xét duyệt quá lâu. Vì mua nhà ở là nhu cầu lớn của hầu hết cá nhân tỉnh lẻ khi sống và làm việc nơi đây. Do vậy khi có nhiều ƣu đãi về lãi suất, thì sẽ mở rộng đƣợc đối với đối tƣợng này. Làm nhƣ vậy cả hai đều có lợi, khách hàng có nhà ở, ngân hàng không phải tồn vốn vay và sẽ đƣợc thu thập từ lãi cho vay. Vì là nhu cầu nên khách hàng luôn có thiện chí trả nợ, do vậy việc rủi ro với khoản vốn vay đƣợc hạn chế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về chính sách đối với tài sản bảo đảm thì Chi nhánh không nên xem TSĐB là bùa hộ mệnh mà phải coi hiệu quả kinh tế của dự án vay vốn và khả năng trả nợ của dự án. Nhƣ vậy để tránh trƣờng hợp bỏ qua các dự án mà đáng lẽ đó là nguồn thu lớn thì chi nhánh nên cân nhắc lại, nên sửa đổi bắt buộc đó là TSĐB ở TP. Hồ

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á ( Seabank)- Cộng Hòa (Trang 58)