Kiến nghị đối với Chi nhánh

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á ( Seabank)- Cộng Hòa (Trang 72)

5. KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN

3.3.2Kiến nghị đối với Chi nhánh

3.3.2.1 Thực hiện tốt phân tích tín dụng và đo lường mức độ rủi ro

Chi nhánh nên thực hiện phân tách chức năng thẩm định, quản lý rủi ro tín dụng và chức năng quản lý nợ trong hoạt động cấp tín dụng cho các DN. Theo đó, toàn bộ việc xây dựng giới hạn tín dụng trên cơ sở xác định rủi ro tổng thể (thông qua thực hiện xếp hạng tín dụng, phân tích ngành, khả năng phát triển của khách hàng trong tƣơng lai…) sẽ do bộ phận quản lý rủi ro tín dụng thực hiện độc lập, đảm bảo tính khách quan cũng nhƣ hạn chế sự phân tán thông tin khi cung cấp các sản phẩm tín dụng (cho vay, tài trợ thƣơng mại…)

GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở

Đối với đánh giá các rủi ro giao dịch (đƣợc hiểu theo nghĩa xem xét từng lần vay cụ thể), tùy theo mức độ phức tạp và giới hạn tín dụng đƣợc xác định, có thể giao cho bộ phận quan hệ khách hàng trực tiếp thực hiện thẩm định hoặc giao cho bộ phận phân tích tín dụng (đối với những doanh nghiệp có dƣ nợ lớn, tính phức tạp của các khoản vay cao). Trên cơ sở sự phân tách trên, bộ phận quan hệ khách hàng sẽ chịu trách nhiệm tiếp xúc, tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng, cung cấp thông tin cho bộ phận quản lý rủi ro tín dụng, đồng thời kiểm tra giám sát quá trình thực hiện các cam kết của khách hàng (sử dụng vốn vay, các cam kết về bảo đảm tiền vay…).

3.3.2.2 Thực hiện tốt các hình thức bảo đảm tín dụng

Không nên cho vay đối với các TSĐB có độ rủi ro cao. Cụ thể là các tài sản khó xử lý, khó xác định giá trị, khó phát mãi trong trƣờng hợp nợ xấu phải thực hiện theo quy định của pháp luật, có giá trị biến động và có nguy cơ mất mát, hao hụt nhƣ thế chấp cổ phiếu không có giá trị, đã sang nhƣợng hoặc đang rơi vào tranh chấp, cổ phiếu của công ty có giá trị nhỏ, vốn không đáng kể, các chứng thƣ bảo lãnh không có giá trị do đƣợc ký bởi ngƣời không có thẩm quyền hoặc đã hết hạn. Đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật và ngân hàng về các thủ tục, hình thức, điều kiện về TSĐB. Có sự liên kết với tổ chức tín dụng và các cơ quan có liên quan khác để tạo mạng lƣới rộng trong việc thu thập và kiểm chứng thông tin về khách hàng khi họ có nhu cầu vay vốn và sử dụng tài sản để đảm bảo.

3.3.2.3 Thực hiện tốt việc giám sát tín dụng, phân công trách nhiệm

Toàn bộ việc xây dựng giới hạn tín dụng phải dựa trên cơ sở xác định rủi ro tổng thể (thông qua thực hiện xếp hạng tín dụng, phân tích ngành, khả năng của khách hàng trong tƣơng lai) và do bộ phận quản lý RRTD thực hiện độc lập, đảm bảo tính khách quan cũng nhƣ hạn chế sự phân tán thông tin khi cung cấp sản phẩm tín dụng. Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng thực hiện việc giám sát chặt chẽ quá trình CBTD thực hiện các quyết định phê duyệt tín dụng để phát hiện các dấu hiệu rủi ro cũng nhƣ can thiệp kịp thời vào việc kiểm tra sử dụng vốn vay, kiểm tra tài sản đảm bảo, các điều kiện giải ngân nếu thực hiện không đúng quy định. Nhƣ vậy, quá trình đánh giá rủi ro tín dụng nên đƣợc thực hiện một cách tổng thể, liên tục trƣớc, trong và sau khi cho vay, nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng.

Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm pháp lý của bộ phận quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro tín dụng và quản lý nợ. Sự rạch ròi trong phân định trách nhiệm sẽ đảm bảo tính công bằng trong đánh giá chất lƣợng công việc, là điều

GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở

kiện để quá trình xử lý các dấu hiệu rủi ro tín dụng đƣợc nhanh chóng, hịêu quả và kịp thời cũng nhƣ tạo sự yên tâm trong suy nghĩ, hành động của cán bộ các bộ phận. Đồng thời, mỗi bộ phận trong chức năng, nhiệm vụ của mình cần xây dựng các mục tiêu trong hoạt động cấp tín dụng (tỷ lệ nợ xấu chấp nhận đƣợc, số lƣợng và nhóm khách hàng cần thiết lập, mức độ tăng trƣởng tín dụng), các giải pháp hiện thực hóa các mục tiêu đó, đảm bảo sự phối hợp uyển chuyển, nhịp nhàng giữa các bộ phận tác nghiệp khi thực thi các mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng đã đề ra, phù hợp với đặc thù của mỗi ngân hàng cũng nhƣ chính sách tín dụng mà ngân hàng đó đề ra.

3.3.2.4 Chuyển nợ xấu thành cổ phần.

Điều này có nghĩa là chuyển vị thế ngân hàng đang là chủ nợ thành cổ đông lớn nắm đa số cổ phần nếu nhận thấy sau tái cấu trúc doanh nghiệp có khả năng tồn tại và phát triển. Đây là cách thức xử lý khá phổ biến theo thông lệ thế giới. Đối với Việt Nam, từ trƣớc tới nay đã có rất nhiều trƣờng hợp thành công, không những cứu đƣợc doanh nghiệp khỏi nguy cơ giải thể phá sản mà còn bảo toàn đƣợc nguồn vốn của các ngân hàng. Để các điều kiện cơ bản để tiến trình chứng khoán hóa đƣợc thành công trong vai trò đồng chủ nợ ngân hàng cần tích cực nâng cao tính cộng đồng hơn nữa, phối hợp với doanh nghiệp để xử lý nợ xấu. Đồng thời, ngân hàng nên sử dụng các công ty con của mình nhƣ công ty quản lý mua bán nợ, công ty chứng khoán hay công ty quản lý quỹ để tham gia chủ động vào tiến trình chứng khoán hóa.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Dƣới bối cảnh áp lực cạnh tranh và hội nhập không ngừng của các NHTM trên địa bàn, mỗi ngân hàng đều có hình thức cho vay vốn riêng của mình. Trên cơ sở phân tích tình hình cho vay và rủi ro trong hoạt động cho vay tại SeAbank Cộng Hòa giai đoạn 2011-2013, chƣơng 3 đã nêu ra định hƣớng phát triển của Chi nhánh, đồng thời đề ra các các giải pháp và đƣa ra một số kiến nghị nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh.

GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở

KẾT LUẬN

Hiện nay hoạt động ngân hàng luôn hàm chứa rủi ro, đặc biệt và thƣờng xuyên là rủi ro tín dụng. Do đó, để có sự tăng trƣởng ổn định cần thiết phải tăng cƣờng kiểm soát chất lƣợng tín dụng, giúp giảm dần việc trích lập dự phòng rủi ro. Vì vậy, việc đề ra những giải pháp nhằm hạn chế phòng ngừa rủi ro tín dụng tại các NHTM thật sự là mối quan tâm hàng đầu.

Xuất phát từ thực trạng trên, em đã tìm hiểu phân tích và làm rõ những ƣu điểm và tồn tại trong hoạt động cho vay tại SeAbank Cộng Hòa, đề ra những giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay mang tính thực tiễn cao, bằng cách vận dụng những cơ sở lý luận và những hiểu biết trong quá trình thực tập tại SeAbank Cộng Hòa, kết hợp với sự giúp đỡ của thầy ThS. Lê Đình Thái cùng ban giám đốc và các anh chị phòng tín dụng.

Đó là nội dung bài khóa luận tốt nghiệp của em, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhƣng kinh nghiệm thực tế có hạn, chắc chắn bài khóa luận sẽ có nhiều thiếu sót, em mong nhận đƣợc sự góp ý của quý thầy cô.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hƣớng dẫn của thầy ThS. Lê Đình Thái cùng ban lãnh đạo, các cán bộ phòng tín dụng SeAbank Cộng Hòa đã giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành khóa luận này.

GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quyết định số 493/2005/QĐ – NHNN của Ngân Hàng Nhà Nƣớc Việt Nam

2. Nguyễn Minh Kiều (2011), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản lao động xã hội.

3. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2010), Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại, Nhà xuất bản Phƣơng Đông.

4. Sổ tay tín dụng của SeAbank

5. Tài liệu nội bộ, phòng tổng hợp SeAbank Cộng Hòa.

6. Tài liệu nội bộ, phòng kinh doanh SeAbank Cộng Hòa

7.http://www.tapchitaichinh.vn/NO-XAU-TAI-VIET-NAM-THUC-TRANG-VA- GIAI-PHAP/41/event.tctc

8. Website:http://www.vnba.org.vn (Hiệp hội ngân hàng Việt Nam). 9. http://www.seabank.com.vn/index.php# (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á ( Seabank)- Cộng Hòa (Trang 72)