2.2.4.1 Về bán buôn : mô hình phổ biến là thiết lập trung tâm bán buôn quy mô lớn ở vùng ven, ngoại thành dưới dạng “kho hàng tự chọn” như chuỗi Cash & Carry của tập đoàn Metro. Tuy nhiên, mô hình này có một số hạn chế bởi khách hàng tiềm năng của họ, các cửa hàng bách hóa và chuyên doanh Việt N am vẫn mua hàng từ nhà sản xuất hoặc đại lý cấp 1, cấp 2… theo phương thức “trả chậm - gối đầu” và được giao hàng tận nơi với giá cạnh tranh, không cao hơn so với giá bán trong siêu thị bán buôn, khác hẳn phương thức “thanh toán ngay bằng tiền mặt và tự vận chuyển hàng hóa (cash & carry)”.
2.2.4.2 Về bán lẻ : Hiện có 5 loại hình phân phối hiện đại:
1. Đại siêu thị (hyper market): hiện chỉ có Big C Đồng N ai nhưng quy mô còn nhỏ hơn nhiều so với các đại siêu thị trên thế giới.
2. Siêu thị ( Supermarket ): dù nhiều chuyên gia cho rằng siêu thị của ta hiện na ná như cửa hàng bách hóa ở các nước nhưng thị trường Việt N am vốn dĩ đã quen với khái niệm này, nên vẫn có thể xem Co.opmart, Maximart hay Big C (trừ Big C Đồng N ai) là siêu thị.
3. Trung tâm thương mại (department store): chủ yếu là cho thuê mặt bằng để lập các cửa hàng bán lẻ chuyên doanh một số sản phNm phục vụ tầng lớp dân cư có thu nhập cao như: quần áo thời trang, mỹ phNm, nữ trang,… Chủng loại hàng hóa trong các trung tâm này không đa dạng, phong phú như ở siêu thị. Ở TPHCM, các department store nổi tiếng như Diamond Plaza, Parkson…
Đối với thị trường TP.HCM, do tầng lớp dân cư có thu nhập cao ngày càng tăng và có xu hướng chuyển về các khu đô thị mới ở ngoại thành như quận 2, 7, huyện N hà Bè… nên có khả năng doanh nghiệp sẽ đầu tư thành lập các điểm bán lẻ theo mô hình này tại những địa bàn trên nhưng với quy mô nhỏ.
4. Trung tâm mua sắm (shopping mall): ở TPHCM hiện nay mới chỉ có Lotte Mart được xem là na ná như shopping mall. Đặc điểm của loại hình này là rộng lớn hơn cả đại siêu thị, thậm chí ở Singapore, loại hình này bên trong nó chứa cả đại siêu thị, siêu thị, trung tâm thương mại, rạp chiếu phim, siêu thị chuyên doanh… với nhiều dãy nhà mà người tiêu dùng, nếu đi hết các khu vực bán hàng, phải mất cả ngày.
5. Cửa hàng tiện lợi: phục vụ hàng ngày cho người tiêu dùng, đặt dọc các tuyến đường đông người hoặc khu đông dân cư và có thể mở cửa suốt 24 giờ/ngày tùy nhu cầu người mua, ví dụ như G7 Mart, Shop & Go …
Điểm khác biệt giữa cửa hàng tiện lợi và siêu thị không hoàn toàn là diện tích, quy mô kinh doanh bởi có nhiều cửa hàng tiện lợi có diện tích tương đương diện tích của một siêu thị thông thường, hai điểm khác biệt cốt lõi bao gồm:
- Hàng hóa kinh doanh trong siêu thị luôn phong phú, đa dạng hơn so với cửa hàng tiện lợi, ví dụ: cùng loại sản phNm nhưng trong siêu thị có nhiều nhãn hiệu khác nhau, còn trong cửa hàng tiện lợi họ chỉ 01 hoặc 02 nhãn hiệu.
- Giá bán hàng hóa trong cửa hàng tiện lợi thường cao hơn so với siêu thị vì người mua phải trả thêm tiền cho những “tiện lợi” có được như có thể mua bất cứ lúc nào và không cần đi xa.
2.3. THỰC TRẠG HOẠT ĐỘG KIH DOAH CỦA CÁC SIÊU THN TRÊ ĐNA BÀ TPHCM :
2.3.1 Thực trạng :
2.3.1.1 Số lượng, mật độ phân bố và cơ sở vật chất:
Tính đến thời điểm này trên địa bàn TP.HCM có 82 siêu thị (tính các siêu thị đạt chuNn quy định), gồm 53 siêu thị kinh doanh tổng hợp và 28 siêu thị kinh doanh chuyên ngành. Về quy mô: siêu thị hạng 1 có 41 siêu thị, chiếm tỷ trọng 50,6%; siêu thị hạng 2 có 21 siêu thị, chiếm tỷ trọng 25,9%; siêu thị hạng 3 có 19 siêu thị chiếm tỷ trọng 23,5%. ( N guồn [ Bên cạnh đó còn một số các siêu thị hoạt động đơn lẻ, hầu hết do các DN tư nhân mở một cách tự phát, quy mô nhỏ và rất nhỏ, có khi tận dụng diện tích chỉ vài chục mét vuông, kinh doanh vài ba ngàn mặt hàng, áp dụng hình thức bán hàng tự chọn.
92% siêu thị thuộc sở hữu của các loại hình DN trong nước và chiếm tỷ trọng 68% tổng vốn đầu tư siêu thị trên địa bàn; chỉ có 8% (6 siêu thị) thuộc DN có vốn đầu tư nước ngoài nhưng chiếm đến 32% tổng vốn đầu tư siêu thị.
( N guồn: Sở Công thương TPHCM)
Mạng lưới siêu thị phân bố không đồng đều, phát triển tập trung ở các quận trung tâm thành phố, nơi người dân có mức sống cao và đông du khách ( xem thêm phụ lục 13 và 15 ). Do phát triển tập trung ở khu vực trung tâm thành phố, nơi “tấc đất tấc vàng” nên hầu hết siêu thị, trung tâm thương mại không có bãi giữ xe tương xứng với quy mô hoạt động, gây bất tiện cho người tiêu dùng và ảnh hưởng trật tự an toàn giao thông.
Từ 2008 đến 2015, số siêu thị quận 1 tiếp tục quy hoạch tăng đến 10 siêu thi, huyện Bình Chánh được quy họach từ 1 siêu thị lên tới 26 siêu thị, các huyện Củ Chi, Hóc Môn cũng quy họach 8-9 siêu thị trong khi huyện N hà Bè thì không có siêu thị hay trung tâm thương mại nào. Tuy nhiên, trong thực tế theo khảo sát của người viết, N hà Bè vừa mới khai trương một siêu thị Hiêp Phú ngày 1/6/2009, là siêu thị tư nhân quy mô rất nhỏ, giúp người dân ở đây làm quen với hình thức mua sắm hiện đại cho ngừoi dân khu vực này.
Về cơ sở vật chất: tất cả siêu thị đều được xây dựng kiên cố, hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, sử dụng thiết bị và công nghệ quản lý chuyên dùng: các hạng mục phục vụ người tiêu dùng như hệ thống điều hòa nhiệt độ, quầy giữ hành lý, giỏ, xe đNy hàng đều được trang bị trên 96%, cơ sở hậu cần như bãi bốc dỡ hàng hóa, xe vận chuyển, nâng hàng chuyên dụng tuy cũng được 60% đến 80% doanh nghiệp quan tâm đầu tư.
2.3.1.2 Hiệu quả kinh doanh của các siêu thị :
Từ 2003 đến 2006, kết quả kinh doanh siêu thị đạt được rất khả quan: doanh thu hệ thống siêu thị tăng bình quân 19%/năm và nộp ngân sách tăng bình quân 28%/năm. Từ 2007 -2008 mức tăng doanh thu tăng gần 02 lần, từ 19%/năm giai đoạn 2003-2006 lên 36%/năm giai đoạn 2007- 2008 do phù hợp với xu hướng mua sắm của người tiêu dùng (N guồn [ 22, 7 ] )
Đa số siêu thị thường rất đông người mua hàng vào giờ cao điểm, vào các ngày nghỉ, ngày lễ bình quân mỗi ngày 01 siêu thị phục vụ 2.496 khách mua hàng và trong các dịp lễ, tết, lượng khách đạt 3.651 người (tăng 46%). Vì thế, doanh thu trung bình của hệ thống siêu thị tăng bình quân 36%/năm.
Các siêu thị tư nhân họat động đơn lẻ có quy mô nhỏ và rất nhỏ, có khi tận dụng diện tích chỉ vài chục mét vuông, kinh doanh vài ba ngàn mặt hàng, áp dụng hình thức bán hàng tự chọn có Hàng hóa bày bán chủ yếu lấy từ các chợ bán buôn hoặc từ nguồn nhập khầu nên thiều sự liên kết giữa nhà sản xuất và siêu thị, nguồn hàng khai thác không được ổn định và còn ở mức cao. Thực ra đây là hình thức bán buôn nhỏ của các chủ sỡ hữu độc lập, áp dụng hình thức bán hàng tự chọn hơn là siêu thị. Một vài siêu thị không đủ năng lực cạnh tranh dẫn đến thua lỗ, ngừng hoạt động: siêu thị Mỹ N ga (Q.6)...
Các chuỗi siêu thị của các tập đoàn phân phối lớn của Việt N am đang hoạt động rất hiệu quả, hàng hóa phong phú, giá cả phải chăng, tranh thủ nhiều chương trình khuyến mãi và hỗ trợ từ nhà sản xuất. Tiêu biểu nhất là chuỗi siêu thị CoopMart thuộc SaigonCoop ( 35 siêu thị), kế đến là Maximark ( 4 siêu thị), Citimart ( 19 siêu thị)... Đa số siêu thị đều có website của siêu thị nhưng nội dung và hình thức nhìn chung khá sơ sài và DN cũng chưa quan tâm nhiều đến việc bán hàng trực tuyến. Chỉ có Fivimart và Citimart có bán hàng trực tuyến, website của CoopMart và Maximart thiết kế đẹp, cập nhật thông tin sản phNm và các chương trình khuyến mãi, website một số siêu thị khác như siêu thị Saigon,siêu thị Hà N ội...thì rất sơ sài.
Chuỗi siêu thị Citimart tập trung ở khu dân cư, có diện tích nhỏ ( dưới 200 m2) như Citimart B&B Skygarden, Citimart B&B N am Long...hình thức gần giống như cửa hàng tiện lợi phục vụ nhu cầu của người dân tại khu vực đó. Maximark có hàng hóa đa dạng hơn CoopMart với nhiều chủng lọai nhưng CoopMart lại được đánh giá là vuợt trội về dịch vụ khách hàng và tiệc ích mua sắm. N gược lại không gian mua sắm trong siêu thị Maximark không chuyên nghiệp bằng CoopMart, các quấy kệ của Maximark Công Hòa bụi, hàng hóa trưng bày không bắt mắt, thíếu ánh sáng và chưa tạo sức hút đối với người tiêu dùng.
Về phía các siêu thị nước ngòai, các cam kết trong bán lẻ đã và đang bị phá vỡ. N hững mặt hàng mà các siêu thị có vốn đầu tư nước ngoài không được phân phối và thuộc danh mục loại trừ có thời hạn đến 11/1/2010 như: gạo, đường, rượu... vẫn được bán tràn lan
2.3.1.3 So sánh về mức độ cạnh tranh giữa siêu thị VIệT AM và siêu thị nước ngoài:
A.Về thị phần :
Hiện nay các siêu thị có vốn đầu tư nuớc ngoài như Metro và Big C mới thiết lập được vài cơ sở phân phối trên địa bàn thành phố, trong khi đó các doanh nghiệp phân phối Việt N am nắm giữ 76 siêu thị còn lại ( tương đương 92%) nên các doanh nghiệp phân phối vốn đầu tư nước ngoài tạm thời chưa đủ sức khống chế thị trường. Tuy nhiên, doanh thu bình quân của 01 siêu thị trong nước chỉ bằng 35% doanh thu của 01 siêu thị có vốn đầu tư nước ngoài
Tuy nhiên điều mà các doanh nghiệp phân phối, bán lẻ trong nước cần quan tâm là việc các nhà phân phối nước ngoài sẽ đNy mạnh việc nhượng quyền thương hiệu vào Việt N am để gia tăng thị phần. Đây là hình thức gia nhập thị trường nhanh nhất mà những doanh nghiệp nhiều kinh nghiệm này có thể gây áp lực cho doanh nghiệp Việt N am
B. Về danh tiếng :
Hầu hết thương hiệu siêu thị Việt N am được nhiều N TD biết đến (dẫn đầu là CoopMart với 100% số người khảo sát biết đến - biểu đồ) . Một số thương hiệu trong đó đã gắn bó và ăn sâu vào lòng người đã ăn sâu vào tiềm thức của người mua hàng TPHCM, điển hình là CoopMart, Maximark.
Biểu đồ 2.5 Mức độ nhận biết của người tiêu dùng đối với các thương hiệu siêu thị
Mức độ nhận biết các siêu thị 35.29% 80.39% 54.90% 100.00% 9.80% 76.47% 47.06% 43.14% 35.29% 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% 120.00% Lotte Mart Big C Metro Coop Mart Fivimart Maximark Citimart Siêu thị Sài Gòn Siêu thị Hà Nội
( N guồn: khảo sát của nguời viết )
C. Về mặt bằng kinh doanh :
Để tạo lợi thế cạnh tranh trong thị trường bán lẻ khi hoạt động thương mại phát triển, mặt bằng kinh doanh sẽ là một trong những tiêu chí quan trọng.Một trong những cơ hội của các doanh nghiệp trong nước hiện nay là do điều kiện lịch sử, nhiều doanh nghiệp phân phối trong nước, nhất là các doanh nghiệp nhà nước, các hợp tác xã đang có lợi thế về mặt bằng để đầu tư kinh
doanh tại những vị trí đẹp, giao thông thuận lợi , ví dụ như : CoopMart N guyễn Đình Chiểu, Maximark 3/2,… nhưng lại bị hạn chế về diện tích => thiếu mặt bằng trưng bày hàng, lối đi giữa các kệ không thông thóang để tạo thoải mái khi đi mua sắm, bãi giữ xe quá tải...N guợc lại, các siêu thị nước ngòai đang họat đông tuy không nằm ở những quận trung tâm nhưng lại có diện tích mặt bằng khá rộng.
Đang có một cuộc chạy đua nước rút giữa các siêu thị Việt N am và nuớc ngòai trong việc tìm mặt bằng xây dựng thêm siêu thị để mở rộng mạng lưới bán lẻ, giành thị phần. Chỉ từ đầu năm 2009 đến nay, CoopMart đã khai trương thêm 4 siêu thị mới và dự kiến đến 2015 sẽ có 100 siêu thị tại TPHCM, đồng bằng Sông Cửu Long và miền Trung ( N guồn [ 13,33 ] ), Citimart đang tiếp tục đàm phán thêm 10 điểm mặt bằng mới để chuNn bị cho kế hoạch mở thêm các siêu thị trong hệ thống.Trong khi đó Lotte Mart, ngoài siêu thị vừa đưa vào hoạt động tháng 12-2008 tại quận 7, dự kiến chuNn bị đầu tư siêu thị thứ hai tại TP.HCM, hệ thống siêu thị Big C xác nhận sẽ đưa vào hoạt động siêu thị thứ chín của mình tại Huế vào tháng 7 tới với tổng vốn đầu tư khoảng 17 triệu USD ( N guồn [ 24, 19/05/2009 ] )
D. Về vốn :
Thực tiễn cho thấy nếu so sánh với các DN phân phối nước ngoài, nguồn vốn tự có của các DN phân phối Việt N am hết sức nhỏ bé. Ví dụ: số liệu khảo sát năm 2008, cùng đầu tư cho 01 siêu thị nhưng mức vốn đầu tư của các DN Việt N am bình quân là 9,5 tỷ đồng, trong khi DN 100% vốn đầu tư nước ngoài đầu tư 130 tỷ đồng, gấp 14 lần DN Việt N am (N guồn [22, 16] ). Vì vậy, vốn là một trong những điểm yếu của doanh nghiệp phân phối Việt N am khi cạnh tranh với doanh nghiệp phân phối nước ngoài, nhất là các tập đoàn đa quốc gia.
E. Giá cả :
Đối với các mặt hàng tiêu dùng phổ biến, được quảng cáo mạnh như : sữa tươi, mì ăn liền, bột giặt...giá bán giữa các siêu thị gần như nhau.Các hàng hóa ít thông dụng, nhất là các sản phNm ngoại nhập...mức giá bán tại siêu thị thường cao hơn so với giá của các loại cửa hàng khác và tùy theo mỗi siêu thị. Giá bán tại các chuỗi siêu thị CoopMart khá cạnh tranh phù hợp với túi tiền người tiêu dùng. Giá bán Hệ thống Metro Cash&Carry có mức giá bán rẻ hơn so với các siêu thị khác từ 10 – 20%.
F. Hàng hóa :
Hầu hết hàng hóa trong siêu thị có nguồn gốc rõ ràng, đầy đủ nhãn mác vả được kiểm tra chất lượng một cách nghiêm ngặt. Tỷ lệ hàng Việt N am trong các siêu thị Việt N am khá cao : CoopMart khoảng 80-90%,Maximark khoảng 70%. N hìn chung, hàng hóa kinh doanh trong siêu thị nước ngòai phong phú, đa dạng hơn so với siêu thị Viêt N am, cùng loại sản phNm nhưng trong siêu thị nước ngòai có nhiều nhãn hiệu hơn, chủ yếu là sản phNm ngoại nhập. như bánh kẹo, chocolate, các lọai thực phNm sống như : thị bò Mỹ ở LotteMart, thịt cừu ở Metro... do lợi thế có mạng lưới phân phối xuyên quốc gia và mối quan hệ lớn với nhiều đối tác .Theo đánh giá thì hàng hóa CoopMart không đa dạng bằng Maximark và không tốt, rẻ bằng Metro.
Hiện nay ,siêu thị Việt N am cũng đã áp dụng chính sách phân phối nhãn hiệu của riêng mình để củng cố thêm hình ảnh siêu thị và có giá bán cạnh tranh, cụ thể là Coopmart với mặt hàng thực phNm,bánh kẹo mang nhãn hiệu CoopMart ...Siêu thị nước ngoài ở Việt N am hiện nay thì có Big C với sản phNm mang thương hiệu riêng Wow, Metro với nhãn hiệu riêng Tarrington House, Authentic...
G. Phương thức mua hàng
66,8% lượng hàng mua từ doanh nghiệp sản xuất và phân phối trên địa bàn thành phố, 20,4% mua từ các tỉnh, DN tự sản xuất và liên kết sản xuất được 4,9% lượng hàng; nguồn hàng nhập khNu ước đạt 7,9%. N hư vậy, siêu thị không đơn thuần “mua đi bán lại” mà còn tham gia vào khâu sản xuất nên chủ động hơn về nguồn hàng và có ảnh hưởng nhất định đối với các nhà cung ứng ( N guồn [ 22, 7 ] )
Tuy nhiên, phương thức kinh doanh hiện nay của các doanh nghiệp phân phối trong nước cũng có một số hạn chế vì chưa đầu tư nhiều cho các dịch vụ hậu cần (logistics), phần lớn vẫn dựa vào khả năng giao hàng của các nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa. Trong khi đó, các siêu thị nuớc ngòai với công nghệ hiện đại đã khắc phục được điểm yếu này và những siêu thị như Metro còn đứng ra hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân và ký hợp đồng dài hạn=> đảm bảo nguồn cung chất lượng và ổn định.