Giai đoạn cạnh tranh đào thải và phát triển chuyên nghiệp

Một phần của tài liệu Hoạt động các siêu thị bán lẻ tại Tp.HCM- Thực trạng & giải pháp phát triển (Trang 34)

Cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh ở các siêu thị ngày càng gay gắt khi số lượng siêu thị mọc lên ngày càng nhiều và đặc biệt là có sự xuất hiện của các tập đoàn kinh doanh bán lẻ nước ngoài. N hiều siêu thị hình thành trong những năm trước không vượt qua được những đào thải khắc nghiệt của thị trường phải ngưng hoạt động như : Megamart Tân Bình, Vạn Khách Đến, Mr Bill’s Minimart,...

1998 có sự xuất hiện của đại siêu thị đầu tiên ở Việt N am. Big C Đồng N ai là điểm đầu tiên có quy mô lớn chứa đến hơn 50.000 mặt hàng. Các siêu thị đã từng bước tiếp cận các chuNn mực của các loại hình siêu thị trên thế giới. Chuỗi siêu thị hoạt động đan xen với những siêu thị độc lập. Các siêu thị có vốn đầu tư trong nước đã chú trọng nhiều hơn đến việc xây dựng thương hiệu. Một số nhà kinh doanh bán buôn và bán lẻ hàng đầu thế giới đã có mặt tại TP như Metro Cash & Carry ( Đức), Big C của Bourbon (Pháp),...Tính đến cuối 2005 Metro Cash & Carry đã đầu tư 2 siêu thị bán buôn trên địa bàn TPHCM (Metro Bình Phú 28/03/2002 và Metro An Phú 05/12/2003), 1 siêu thị tại Cần Thơ, 1 tại Hà N ội. Tập đoàn Bourbon cũng đầu tư 2 siêu thị trên địa bàn TPHCM và 1 ở Đồng N ai.

2.2.1.4 Giai đoạn hội nhập WTO (2006 – nay)

Số lượng siêu thị tăng từ 73 siêu thị năm 2006 lên 81 siêu thị năm 2008 (92% siêu thị trên địa bàn thuộc các doanh nghiệp trong nước). Tỷ lệ siêu thị hạng 1 tăng từ 48% lên 50,6%, siêu thị hạng 2 tăng từ 22% lên 25,9% và siêu thị hạng 3 giảm từ 30% xuống còn 23,5%. Doanh thu của siêu thị liên tục tăng. Co.opmart có doanh thu tăng từ 35% đến gần 50% mỗi năm. Hầu hết các siêu thị đang kinh doanh trên địa bàn TP.HCM như Vinatexmart, Citimart, Maximark,… cũng đều đạt tốc độ tăng trưởng bình quân từ 30% trở lên ( N guồn [15, 47 ] )

7/11/2006, Việt N am đã chính thức gia nhập WTO và theo cam kết, kể từ 1/1/2009 cánh cửa vào thị trường bán lẻ của Việt N am đã được mở hoàn toàn. N hư vậy đồng nghĩa với việc cùng lúc cả DN trong nước lẫn các đại gia có tên tuổi trên thế giới cùng đồng loạt nhảy vào khai thác thị trường bán lẻ đầy tiềm năng tại Việt N am. Bên cạnh những nhà phân phối lớn trong nước như: Phú Thái, Sài Gòn Coop Mart, Hapro… thì sự hiện diện của những tên tuổi lớn trên thế

giới như: Metro Cash & Carry (Đức), Bourbon (Pháp), Parkson (Malaysia)… cũng sẽ hứa hẹn tạo ra một cuộc cạnh tranh gay gắt.

Tuy nhiên, thị trường bán lẻ Việt N am vẫn chưa “bùng nổ” trong các tháng đầu năm 2009 như dự báo trước đó. Mặc dù cuối năm ngoái và đầu năm nay, nhiều đoàn khảo sát của các nhà phân phối lớn, các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới đã đến nước ta để tìm hiểu thị trường. Song việc tiếp cận phần lớn tập trung vào khảo sát, nghiên cứu thị trường, tìm cơ hội liên kết với các nhà phân phối trong nước. Chưa có DN phân phối nước ngoài nào tham gia hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại thành phố theo cam kết WTO về mở cửa dịch vụ phân phối .Dến thời điểm này mới chỉ có thêm tập đoàn Lotte Mart (Hàn Quốc) chính thức tham gia vào thị trường bán lẻ của Việt N am bằng việc liên doanh với đối tác trong nước mở siêu thị Lotte Mart N am Sài Gòn tại quận 7, TPHCM.

2.2.2 Vị trí của siêu thị :

2.2.2.1 Siêu thị và chợ truyền thống

Mạng lưới chợ tiếp tục phát triển sau khi Việt N am gia nhập WTO vì vẫn còn phù hợp với tập quán, nhu cầu tiêu dùng của người dân. Xu huớng người tiêu dùng mua sắm ở các siêu thị đã tăng lên nhưng hiện nay nhưng thị phần của chơ vẫn rất cao trong hệ thống phân phối hàng hóa của TPHCM, nhất là những khu vực vùng ven.

Biểu đồ 2.2: Thị phần các lọai hình bán lẻ hiện đại trong hệ thống phân phối hàng hóa TPHCM

( N guồn: khảo sát người viết )

So với chợ, siêu thị có hai ưu điểm lớn nhất: Đó là sự phong phú của hàng hóa và chất lượng sản phNm. Cho dù một số người nói rằng hoa quả, rau và thịt bán ở siêu thị không tươi và ngon

6 5% 2 5% 5% 5% Chợ Siêu t hị Cửa hàng b ách hó a

như ở chợ ngoài, nhưng hầu hết họ đều nhấn mạnh tới độ an tòan vệ sinh của chúng. Họ tin rằng siêu thị có các quy định tốt và kiểm soát chặt chẽ nguồn cung cấp, qua đó hạn chế được hàng hóa kém phNm chất, và vì lẽ đó mội người đều cảm thấy giá cao là hợp lý. N hưng việc mua sắm ở siêu thị vẫn chiếm thị phần khá nhỏ so với chợ vì một số lý do:

- Việc đi “chợ” ở siêu thị cũng chiếm mất nhiều thời gian (đi lại, gửi xe, gửi và lấy túi đồ, xếp hàng thanh toán). Trong khi đó, mua đồ ở chợ truyền thống rất nhanh chóng và không cần phải xuống xe mà vẫn có thể mua hàng. Hóa đơn mối lần mua hàng ở siêu thị tuy đã tăng lên nhưng người tiêu dùng vẫn không thể mua tất cả mọi thứ ở siêu thị để dùng trong một tuần vì với điều kiện giao thông ở Viêt N am và đa số phuơng tiện đi lại là xe máy,siêu thị cũng không có bãi ô tô ( theo kháo sát của nguời viết, hiện nay chỉ có LotteMart và Metro là có diện tích bãi ô tô) , do đó vận chuyển một khối luợng hàng hóa lớn về nhà là điều rất khó. Giả sử rằng một người mua tất cả hàng hóa cho nhu cầu tiêu dùng ăn ở của mình từ siêu thị, thì ít nhất một tuần cũng phải đi siêu thị 2-3 lần. Và khi đến siêu thị, họ lại phài lặp lại quy trình như trên (đi lại, gửi xe, gửi và lấy túi đồ, xếp hàng thanh toán ) rất mất thời gian.

N gười tiêu dùng hiện nay quan tâm nhiều đến yếu tố chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phNm, thái độ phục vụ, khuyến mãi, chủng loại hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phNm, môi trường mua sắm an toàn thoải mái...Về phương diên này, siêu thị có ưu thế hơn hẳn so với chợ truyền thống, các cửa hàng bán lẻ nhỏ.

Biểu đồ 2.3 Lý do khách hàng đến siêu thị 72% 65% 40% 33% 26% 9% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% Chất lượng Vệ sinh Phục vụ tốt Hàng hóa mới Giá cả phù hợp Tiện lợi Lý do khách hàng đến với siêu thị

( N guồn: khảo sát của người viết )

Biều đồ 2.4 Lý do khách hàng đến chợ 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% Giá rẻ Gần nhà Thói quen Thích không khí mua sắm ở chợ Series1

2.2.2.2 Siêu thị và mạng lưới cửa hàng bách hóa :

Một số doanh nghiệp đã đầu tư nâng cấp, cải tạo các cửa hàng bán lẻ cũ thành các chuỗi cửa hàng tiện lợi. Đa phần các cửa hàng bách hóa quy mô vẫn còn rất nhỏ, khá nhiều của hàng có diện tích 2-3 m2; đa số khách hàng (45,2%) là các bà nội trợ sống ở khu vực xung quanh; lượng khách vãng lai chỉ đạt 9,2%; về doanh thu chỉ có 26% cửa hàng tăng doanh thu trong giai đoạn 2005-2008 ( N guồn [ 15, 49] )

N hận xét chung, mạng lưới chợ và cửa hàng bách hóa trên địa bàn thành phố trong những năm qua ngày càng sụt giảm hiệu quả kinh doanh, kém thu hút người tiêu dùng so với các loại hình phân phối hiện đại như siêu thị và trung tâm thương mại

2.2.2.3 Siêu thị và nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa :

Hiện nay chưa có nhiều nhà phân phối chuyên nghiệp đứng ra tiêu thụ hàng hóa của các nhà sản xuất. N hiều siêu thị hiện nay phải làm việc với rất nhiều nhà cung cấp khác nhau, từ 2000 – 3000 nhà cung cấp. N hững vấn đề trên gây mất nhiều thời gian và tốn kém chi phí.

Mối quan hệ giữa siêu thị và nhà cung cấp hiện nay chưa thật sự gắn kết. Các nhà sản xuất phải tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Thực tế hiện nay cho thấy hầu hết các nhà sản xuất đều muốn hàng hóa của mình chen chân vào siêu thị vì siêu thị là nơi hấp dẫn người tiêu dùng hơn các chợ, cửa hàng bán lẻ.Tuy nhiên mối quan hệ giữa nhà cung cấp và siêu thị hiện nay diễn ra theo chiều hướng nhà cung cấp cần đến siêu thị nhiều hơn là siêu thị cần nhà cung cấp. Siêu thị có thể dùng vị thế vượt trội để tác động đến các nhà cung ứng hàng hóa theo bốn phương thức sau:

1. Ép buộc phải mua: mặc dù nhà cung cấp không muốn mua nhưng DN phân phối có thể trừ vào số tiền trả cho nhà cung cấp, xảy ra khi DN bán lẻ lớn muốn bán hàng tồn kho cho các nhà cung cấp.

2. Ép buộc để hưởng lợi: DN bán lẻ có thể ép nhà cung cấp phải chịu một số chi phí bằng tiền, bằng hàng hoá hoặc dịch vụ. Ví dụ: trả chi phí quảng cáo hoặc chi phí vận chuyển tới người tiêu dùng mà lẽ ra doanh nghiệp bán lẻ phải trả, đòi suất chiết khấu cao…

3. Đưa ra những điều kiện bất lợi: doanh nghiệp bán lẻ có thể đưa ra những điều kiện mua bán bất lợi hoặc đùn đNy những việc bất lợi cho nhà cung cấp trong quá trình thực hiện giao dịch. Ví dụ: thanh toán chậm hoặc trả lại sản phNm mà không cần bất kỳ lý do nào.

4. Can thiệp vào việc quản lý: Họ có thể gây sức ép lên hoạt động quản lý của doanh nghiệp cung cấp bằng cách hạn chế khối lượng sản phNm, đặt ra những yêu cầu về sử dụng lao động, môi trường làm việc…

2.2.3 Dự báo xu hướng phát triển của hệ thống siêu thị : ( xem thêm phụ lục 4)

1. Thị trường bán lẻ Việt N am nói chung và TPHCM nói riêng sẽ cạnh tranh khốc liệt hơn với sự xuất hiện của nhiều nhà phân phối hàng đầu thế như Wal-Mart (Mỹ), Carrefour (Pháp), Tesco (Anh), Circle K (Canada)... với hình thức phân phối ngày càng đa dạng . Theo kinh nghiệm của các nước đi trước như Thái Lan, Trung Quốc, các nhà phân phối lớn nước ngoài thường vào một thị trường với nhiều loại hình siêu thị (format) khác nhau. N hư Tesco của Anh vào Thái Lan một lúc tới 5 loại hình, vào Malaysia tới 6 loại hình, còn tại Việt N am, hiện tại các nhà phân phối nước ngoài như Metro chẳng hạn, mới vào chỉ có 1 loại hình. N hiều khả năng là các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tham gia thiết lập hệ thống siêu thị hoặc đại siêu thị bán lẻ trên địa bàn thành phố để hướng đến số đông người tiêu dùng và phương thức ưu tiên có thể là mua lại hệ thống siêu thị hiện hữu để tránh các rào cản kỹ thuật về thành lập thêm các điểm bán lẻ hoặc sẽ xây dựng mới ở khu vực vùng ven, ngoại thành. Bên cạnh đó, họ sẽ thiết lập các trung tâm bán buôn vì có tiềm lực về vốn, kinh nghiệm và không bị hạn chế bởi việc kiểm tra nhu cầu kinh tế (EN T) như thành lập các điểm bán lẻ.

2.Các nhà phân phối nước ngoài với tiềm lực tài chính hùng mạnh và giàu kinh nghiệm điều hành sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh hệ thống phân phối hiện đại (trong đó có hệ thống siêu thị), dẫn đến sự phá sản của hàng loạt doanh nghiệp phân phối trong nước có quy mô nhỏ và vừa. Chỉ những doanh nghiệp phân phối có chiến lược kinh doanh vững chắc và phân khúc thị trường khác biệt mới có thể tồn tại bên cạnh các tập đoàn phân phối quốc tế. Tuy nhiên các tập đoàn siêu thị lớn của nước ngoài như Wal-Mart chẳng hạn vẫn chưa đổ bộ vào thị trường Việt N am khi doanh số của thị trường này còn nhỏ bé so với yêu cầu của họ.

3. Sẽ có các đại siêu thị rộng từ vài ngàn m2 tới cả hecta. Các siêu thị này sẽ kinh doanh vài chục nghìn mặt hàng. Song song tồn tại là mạng lưới các siêu thị cỡ 1000 - 2000m2 với 8000 - 10.000 mặt hàng. Các siêu thị nhỏ sẽ dần biến mất, quay trở lại và đúng nghĩa cửa hàng tự chọn. Các đại siêu thị được xây dựng ở trung tâm hay các khu công nghiệp, dân cư mới ngoại vi thành phố, trong khi đó mạng lưới các siêu thị loại vừa phân bố ở các khu dân cư thuộc trung tâm thành phố.

4. Hình thành và củng cố mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp phân phối trong nước với nhau và giữa nhà phân phối với nhà sản xuát, để đối phó với sức ép từ các nhà phân phối nước ngoài.

5. Phương thức phân phối truyền thống như chợ, tiệm tạp hóa… vẫn tồn tại song song với các hình thức phân phối hiện đại nhưng sẽ thu hẹp dần.

Tổng quan, hệ thống phân phối hàng hoá của thành phố sẽ tiếp tục phát triển theo hướng văn minh, hiện đại.

2.2.4. Các hình thức phân phối hiện đại tại TPHCM :

2.2.4.1 Về bán buôn : mô hình phổ biến là thiết lập trung tâm bán buôn quy mô lớn ở vùng ven, ngoại thành dưới dạng “kho hàng tự chọn” như chuỗi Cash & Carry của tập đoàn Metro. Tuy nhiên, mô hình này có một số hạn chế bởi khách hàng tiềm năng của họ, các cửa hàng bách hóa và chuyên doanh Việt N am vẫn mua hàng từ nhà sản xuất hoặc đại lý cấp 1, cấp 2… theo phương thức “trả chậm - gối đầu” và được giao hàng tận nơi với giá cạnh tranh, không cao hơn so với giá bán trong siêu thị bán buôn, khác hẳn phương thức “thanh toán ngay bằng tiền mặt và tự vận chuyển hàng hóa (cash & carry)”.

2.2.4.2 Về bán lẻ : Hiện có 5 loại hình phân phối hiện đại:

1. Đại siêu thị (hyper market): hiện chỉ có Big C Đồng N ai nhưng quy mô còn nhỏ hơn nhiều so với các đại siêu thị trên thế giới.

2. Siêu thị ( Supermarket ): dù nhiều chuyên gia cho rằng siêu thị của ta hiện na ná như cửa hàng bách hóa ở các nước nhưng thị trường Việt N am vốn dĩ đã quen với khái niệm này, nên vẫn có thể xem Co.opmart, Maximart hay Big C (trừ Big C Đồng N ai) là siêu thị.

3. Trung tâm thương mại (department store): chủ yếu là cho thuê mặt bằng để lập các cửa hàng bán lẻ chuyên doanh một số sản phNm phục vụ tầng lớp dân cư có thu nhập cao như: quần áo thời trang, mỹ phNm, nữ trang,… Chủng loại hàng hóa trong các trung tâm này không đa dạng, phong phú như ở siêu thị. Ở TPHCM, các department store nổi tiếng như Diamond Plaza, Parkson…

Đối với thị trường TP.HCM, do tầng lớp dân cư có thu nhập cao ngày càng tăng và có xu hướng chuyển về các khu đô thị mới ở ngoại thành như quận 2, 7, huyện N hà Bè… nên có khả năng doanh nghiệp sẽ đầu tư thành lập các điểm bán lẻ theo mô hình này tại những địa bàn trên nhưng với quy mô nhỏ.

4. Trung tâm mua sắm (shopping mall): ở TPHCM hiện nay mới chỉ có Lotte Mart được xem là na ná như shopping mall. Đặc điểm của loại hình này là rộng lớn hơn cả đại siêu thị, thậm chí ở Singapore, loại hình này bên trong nó chứa cả đại siêu thị, siêu thị, trung tâm thương mại, rạp chiếu phim, siêu thị chuyên doanh… với nhiều dãy nhà mà người tiêu dùng, nếu đi hết các khu vực bán hàng, phải mất cả ngày.

5. Cửa hàng tiện lợi: phục vụ hàng ngày cho người tiêu dùng, đặt dọc các tuyến đường đông người hoặc khu đông dân cư và có thể mở cửa suốt 24 giờ/ngày tùy nhu cầu người mua, ví dụ như G7 Mart, Shop & Go …

Điểm khác biệt giữa cửa hàng tiện lợi và siêu thị không hoàn toàn là diện tích, quy mô kinh doanh bởi có nhiều cửa hàng tiện lợi có diện tích tương đương diện tích của một siêu thị thông thường, hai điểm khác biệt cốt lõi bao gồm:

- Hàng hóa kinh doanh trong siêu thị luôn phong phú, đa dạng hơn so với cửa hàng tiện lợi, ví dụ: cùng loại sản phNm nhưng trong siêu thị có nhiều nhãn hiệu khác nhau, còn trong cửa hàng tiện lợi họ chỉ 01 hoặc 02 nhãn hiệu.

- Giá bán hàng hóa trong cửa hàng tiện lợi thường cao hơn so với siêu thị vì người mua phải trả thêm tiền cho những “tiện lợi” có được như có thể mua bất cứ lúc nào và không cần đi xa.

2.3. THỰC TRẠG HOẠT ĐỘG KIH DOAH CỦA CÁC SIÊU THN TRÊ ĐNA

Một phần của tài liệu Hoạt động các siêu thị bán lẻ tại Tp.HCM- Thực trạng & giải pháp phát triển (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)