Môi trường công nghệ

Một phần của tài liệu Hoạt động các siêu thị bán lẻ tại Tp.HCM- Thực trạng & giải pháp phát triển (Trang 30)

Theo số liệu của N ielsen Vietnam Omnibus 2002-2009, mức độ phổ cập Internet cao hơn ở Việt N am so với các nước đang phát triển láng giềng: 23% trong tổng số người Việt N am truy

cập Internet so với con số 22% ở Trung Quốc và 7% ở Ấn Độ. Và Việt N am rất sẵn lòng chi tiền để theo kịp các xu hướng, trào lưu mới nhất.

Sản phNm dịch vụ thẻ thanh tóan được hầu hết được các N HTM quan tâm phát triển, các ngân hàng tập trung đầu tư hiện đại hóa công nghệ, đến nay tất cả các N HTM đều đã tham gia vào hệ thống thanh tóan điện tử liên ngân hàng. Một số ngân hàng đã tỏ rõ sự vượt trội về công nghệ qua việc triển khai dịch vụ thanh tóan thẻ với hàng chục sản phNm tiện ích.

Bảng 2.1: Tình hình phát triển các sản phŠm dịch vụ ngân hàng trên địa bàn TPHCM

Đơn vị tính: tỷ đồng

N ội dung Trước khi gia nhập WTO Từ khi gia nhập WTO

2004 2005 2006 2007 2008

1. Dịch vụ huy động vốn 131.629 166.692 254.736 390.943 461.038 2. Dịch vụ đầu tư cho vay 123.624 154.032 201.800 331.690 409.735 3.Dịch vụ kinh doanh

ngọai tệ

424.512 635.556 1 379.289 2 557.695 3 283.500

4. Dịch vụ thẻ thanh tóan 11.430 25.745 35.736 67.466 111.163 5. Dịch vụ đầu tư tài chính 4.691 11.978 11.025 60.221 72.253 (N guồn: [ 15, 85 ])

Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp bán lẻ, hệ thống CSVC, trang thiết phục vụ cho kinh doanh siêu thị đuợc đầu tư nâng cấp hiện đại, tạo nhiều tiện ích cho DN và người tiêu dùng: kết quả khảo sát năm 2008 cho thấy những hạng mục phục vụ người tiêu dùng như hệ thống điều hòa nhiệt độ, quầy giữ hành lý, giỏ xe đNy hàng đều được trang bị 96% tại các siêu thị tổng hợp, riêng siêu thị chuyên doanh do đặc thù của từng ngành hàng nên tỷ lệ trên là 60%. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động hậu cần (logostics) như bãi bốc dỡ hàng hóa, xe vận chuyển, nâng hàng chuyên dụng cũng được 60% – 80% siêu thị, trung tâm thương mại quan tâm đầu tư ( N guồn: [ 15, 48 ] )

2.2. THỰC TRẠG PHÁT TRIỂ SIÊU THN Ở TPHCM:

2.2.1 Sự phát triển của siêu thị ở TPHCM qua các giai đoạn:

Sự phát triển hệ thống siêu thị trên địa bàn TPHCM nói riêng và cả nước nói chung gắn liền với chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và N hà nước.Ta có thể chia sự phát triển của siêu thị thành 4 giai đoạn : giai đoạn thử nghiệm, giai đoạn hình thành, giai đoạn cạnh tranh đào thải và phát triển chuyên nghiệp, giai đoạn hội nhập.

2.2.1.1Giai đoạn thử nghiệm :

Thời kỳ 1993 - 1994: N hững siêu thị đầu tiên ra đời tại TPHCM. Siêu thị đầu tiên xuất hiện trên địa bàn TPHCM là Minimart, thuộc công ty Vũng Tàu Sihanco, khai trương ngày 20/10/1993, nằm ngay trong Intershop nhưng có quy mô khá nhỏ và chủ yếu phục vụ khách nước ngoài. Theo sau Minimart là sự xuất hiện của các siêu thị Unimart, Saigonmart, Vinamart, Tonamart, Seven Eleven, Donamart, Megwsamart, Vạn Khách Đến, Mr Bill’s Minimart… xuất hiện ở khu vực trung tâm quận Một, quận Ba và quận N ăm, về sau lan ra các vùng ven như Gò Vấp, Tân Bình...

Các siêu thị ra đời trong giai đoạn này hầu hết là quy mô nhỏ, hàng hóa đơn điệu, tuy không ảnh hưởng lớn đến hoạt động mua sắm trên địa bàn TPHCM nhưng lại có giá trị về mặt tinh thần rất lớn, tạo cơ hội để người tiêu dùng làm quen với loại hình bán lẻ mới so với loại hình phân phối truyền thống là chợ và các cửa hàng bán lẻ.

2.2.1.2 Giai đoạn hình thành : ( 1996 – 1998 )

Trong thời gian từ 1996 đến 1998 đã có 11 siêu thị ra đời trên địa bàn TPHCM, với sự xuất hiện các siêu thị có quy mô lớn như Citimart, Co-op Mart, Maximark... Các siêu thị này không chỉ có khu vực tự chọn mà các có các khu bán hàng hóa cho tư nhân thuê, cửa hàng ăn uống, giải trí... Hàng hóa cũng bắt đầu đa dạng hơn, một số siêu thị đã có 5000 - 6000 mặt hàng, diện

tích kinh doanh lớn tới 3000 - 4000 m2 như Maximart, Vinamart . Vào thời điểm này, doanh số một số siêu thị đã lên đến 100 – 200 triệu đồng mỗi ngày.

BẢN G 2.2 : SIÊU THN CÒN HỌAT ĐỘN G TRON G GIAI ĐỌAN 1996 - 1998 TẠI TPHCM

STT N ăm hoạt động Tên siêu thị Trực thuộc doanh nghiệp

1 05/10/1996 Maximark C.ty TN HH TM-DV An

Phong

2 12/01/1996 Citimart N TMK C.ty TN HH TM-DV Đông

Hưng

3 09/02/1996 Coopmart Cống

Quỳnh

Liên hiệp HTX TM Saigon Coop

4 21/07/1996 Super Bowl C.ty XN K.N S.TTCN BRVT

5 30/07/1996 Coopmart Trần

Hưng Đạo

Liên hiệp HTX TM Saigon Coop

6 07/12/1996 Siêu thị Miền Đông C.ty đầu tư Miền Đông

7 05/01/1998 Coopmart Hậu

Giang

Liên hiệp HTX TM Saigon Coop

8 17/08/1998 Siêu thị Hà N ội DN TN Hùng Dũng

9 16/12/1998 Coopmart Đầm Sen Liên hiệp HTX TM Saigon

Coop

10 20/12/1998 Siêu thị Foodcomart XN .LTTP Safoco

11 24/12/1998 Siêu thị Pacifimart C.ty Daedong Miền Đông

( N guồn [ 9, 24 ] )

Chuỗi siêu thị cũng bắt đầu hình thành với các siêu thị thuộc hệ thống Co-op Mart. Đến 1998 Co-op Mart có 4 siêu thị hoạt động.Sự xuất hiện của chuỗi siêu thị tạo ra giai đoạn phát triển mới trong lĩnh vực bán lẻ. Đó là sự xuất hiện hình thức « mua chung, bán riêng » nhằm tiết kiệm chi phí đồng thời đánh dấu thời kỳ cạnh tranh đào thải và tiến tới chuyên nghiệp.

2.2.1.3 Giai đoạn cạnh tranh đào thải và phát triển chuyên nghiệp : ( 1998-2006)

Cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh ở các siêu thị ngày càng gay gắt khi số lượng siêu thị mọc lên ngày càng nhiều và đặc biệt là có sự xuất hiện của các tập đoàn kinh doanh bán lẻ nước ngoài. N hiều siêu thị hình thành trong những năm trước không vượt qua được những đào thải khắc nghiệt của thị trường phải ngưng hoạt động như : Megamart Tân Bình, Vạn Khách Đến, Mr Bill’s Minimart,...

1998 có sự xuất hiện của đại siêu thị đầu tiên ở Việt N am. Big C Đồng N ai là điểm đầu tiên có quy mô lớn chứa đến hơn 50.000 mặt hàng. Các siêu thị đã từng bước tiếp cận các chuNn mực của các loại hình siêu thị trên thế giới. Chuỗi siêu thị hoạt động đan xen với những siêu thị độc lập. Các siêu thị có vốn đầu tư trong nước đã chú trọng nhiều hơn đến việc xây dựng thương hiệu. Một số nhà kinh doanh bán buôn và bán lẻ hàng đầu thế giới đã có mặt tại TP như Metro Cash & Carry ( Đức), Big C của Bourbon (Pháp),...Tính đến cuối 2005 Metro Cash & Carry đã đầu tư 2 siêu thị bán buôn trên địa bàn TPHCM (Metro Bình Phú 28/03/2002 và Metro An Phú 05/12/2003), 1 siêu thị tại Cần Thơ, 1 tại Hà N ội. Tập đoàn Bourbon cũng đầu tư 2 siêu thị trên địa bàn TPHCM và 1 ở Đồng N ai.

2.2.1.4 Giai đoạn hội nhập WTO (2006 – nay)

Số lượng siêu thị tăng từ 73 siêu thị năm 2006 lên 81 siêu thị năm 2008 (92% siêu thị trên địa bàn thuộc các doanh nghiệp trong nước). Tỷ lệ siêu thị hạng 1 tăng từ 48% lên 50,6%, siêu thị hạng 2 tăng từ 22% lên 25,9% và siêu thị hạng 3 giảm từ 30% xuống còn 23,5%. Doanh thu của siêu thị liên tục tăng. Co.opmart có doanh thu tăng từ 35% đến gần 50% mỗi năm. Hầu hết các siêu thị đang kinh doanh trên địa bàn TP.HCM như Vinatexmart, Citimart, Maximark,… cũng đều đạt tốc độ tăng trưởng bình quân từ 30% trở lên ( N guồn [15, 47 ] )

7/11/2006, Việt N am đã chính thức gia nhập WTO và theo cam kết, kể từ 1/1/2009 cánh cửa vào thị trường bán lẻ của Việt N am đã được mở hoàn toàn. N hư vậy đồng nghĩa với việc cùng lúc cả DN trong nước lẫn các đại gia có tên tuổi trên thế giới cùng đồng loạt nhảy vào khai thác thị trường bán lẻ đầy tiềm năng tại Việt N am. Bên cạnh những nhà phân phối lớn trong nước như: Phú Thái, Sài Gòn Coop Mart, Hapro… thì sự hiện diện của những tên tuổi lớn trên thế

giới như: Metro Cash & Carry (Đức), Bourbon (Pháp), Parkson (Malaysia)… cũng sẽ hứa hẹn tạo ra một cuộc cạnh tranh gay gắt.

Tuy nhiên, thị trường bán lẻ Việt N am vẫn chưa “bùng nổ” trong các tháng đầu năm 2009 như dự báo trước đó. Mặc dù cuối năm ngoái và đầu năm nay, nhiều đoàn khảo sát của các nhà phân phối lớn, các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới đã đến nước ta để tìm hiểu thị trường. Song việc tiếp cận phần lớn tập trung vào khảo sát, nghiên cứu thị trường, tìm cơ hội liên kết với các nhà phân phối trong nước. Chưa có DN phân phối nước ngoài nào tham gia hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại thành phố theo cam kết WTO về mở cửa dịch vụ phân phối .Dến thời điểm này mới chỉ có thêm tập đoàn Lotte Mart (Hàn Quốc) chính thức tham gia vào thị trường bán lẻ của Việt N am bằng việc liên doanh với đối tác trong nước mở siêu thị Lotte Mart N am Sài Gòn tại quận 7, TPHCM.

2.2.2 Vị trí của siêu thị :

2.2.2.1 Siêu thị và chợ truyền thống

Mạng lưới chợ tiếp tục phát triển sau khi Việt N am gia nhập WTO vì vẫn còn phù hợp với tập quán, nhu cầu tiêu dùng của người dân. Xu huớng người tiêu dùng mua sắm ở các siêu thị đã tăng lên nhưng hiện nay nhưng thị phần của chơ vẫn rất cao trong hệ thống phân phối hàng hóa của TPHCM, nhất là những khu vực vùng ven.

Biểu đồ 2.2: Thị phần các lọai hình bán lẻ hiện đại trong hệ thống phân phối hàng hóa TPHCM

( N guồn: khảo sát người viết )

So với chợ, siêu thị có hai ưu điểm lớn nhất: Đó là sự phong phú của hàng hóa và chất lượng sản phNm. Cho dù một số người nói rằng hoa quả, rau và thịt bán ở siêu thị không tươi và ngon

6 5% 2 5% 5% 5% Chợ Siêu t hị Cửa hàng b ách hó a

như ở chợ ngoài, nhưng hầu hết họ đều nhấn mạnh tới độ an tòan vệ sinh của chúng. Họ tin rằng siêu thị có các quy định tốt và kiểm soát chặt chẽ nguồn cung cấp, qua đó hạn chế được hàng hóa kém phNm chất, và vì lẽ đó mội người đều cảm thấy giá cao là hợp lý. N hưng việc mua sắm ở siêu thị vẫn chiếm thị phần khá nhỏ so với chợ vì một số lý do:

- Việc đi “chợ” ở siêu thị cũng chiếm mất nhiều thời gian (đi lại, gửi xe, gửi và lấy túi đồ, xếp hàng thanh toán). Trong khi đó, mua đồ ở chợ truyền thống rất nhanh chóng và không cần phải xuống xe mà vẫn có thể mua hàng. Hóa đơn mối lần mua hàng ở siêu thị tuy đã tăng lên nhưng người tiêu dùng vẫn không thể mua tất cả mọi thứ ở siêu thị để dùng trong một tuần vì với điều kiện giao thông ở Viêt N am và đa số phuơng tiện đi lại là xe máy,siêu thị cũng không có bãi ô tô ( theo kháo sát của nguời viết, hiện nay chỉ có LotteMart và Metro là có diện tích bãi ô tô) , do đó vận chuyển một khối luợng hàng hóa lớn về nhà là điều rất khó. Giả sử rằng một người mua tất cả hàng hóa cho nhu cầu tiêu dùng ăn ở của mình từ siêu thị, thì ít nhất một tuần cũng phải đi siêu thị 2-3 lần. Và khi đến siêu thị, họ lại phài lặp lại quy trình như trên (đi lại, gửi xe, gửi và lấy túi đồ, xếp hàng thanh toán ) rất mất thời gian.

N gười tiêu dùng hiện nay quan tâm nhiều đến yếu tố chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phNm, thái độ phục vụ, khuyến mãi, chủng loại hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phNm, môi trường mua sắm an toàn thoải mái...Về phương diên này, siêu thị có ưu thế hơn hẳn so với chợ truyền thống, các cửa hàng bán lẻ nhỏ.

Biểu đồ 2.3 Lý do khách hàng đến siêu thị 72% 65% 40% 33% 26% 9% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% Chất lượng Vệ sinh Phục vụ tốt Hàng hóa mới Giá cả phù hợp Tiện lợi Lý do khách hàng đến với siêu thị

( N guồn: khảo sát của người viết )

Biều đồ 2.4 Lý do khách hàng đến chợ 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% Giá rẻ Gần nhà Thói quen Thích không khí mua sắm ở chợ Series1

2.2.2.2 Siêu thị và mạng lưới cửa hàng bách hóa :

Một số doanh nghiệp đã đầu tư nâng cấp, cải tạo các cửa hàng bán lẻ cũ thành các chuỗi cửa hàng tiện lợi. Đa phần các cửa hàng bách hóa quy mô vẫn còn rất nhỏ, khá nhiều của hàng có diện tích 2-3 m2; đa số khách hàng (45,2%) là các bà nội trợ sống ở khu vực xung quanh; lượng khách vãng lai chỉ đạt 9,2%; về doanh thu chỉ có 26% cửa hàng tăng doanh thu trong giai đoạn 2005-2008 ( N guồn [ 15, 49] )

N hận xét chung, mạng lưới chợ và cửa hàng bách hóa trên địa bàn thành phố trong những năm qua ngày càng sụt giảm hiệu quả kinh doanh, kém thu hút người tiêu dùng so với các loại hình phân phối hiện đại như siêu thị và trung tâm thương mại

2.2.2.3 Siêu thị và nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa :

Hiện nay chưa có nhiều nhà phân phối chuyên nghiệp đứng ra tiêu thụ hàng hóa của các nhà sản xuất. N hiều siêu thị hiện nay phải làm việc với rất nhiều nhà cung cấp khác nhau, từ 2000 – 3000 nhà cung cấp. N hững vấn đề trên gây mất nhiều thời gian và tốn kém chi phí.

Mối quan hệ giữa siêu thị và nhà cung cấp hiện nay chưa thật sự gắn kết. Các nhà sản xuất phải tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Thực tế hiện nay cho thấy hầu hết các nhà sản xuất đều muốn hàng hóa của mình chen chân vào siêu thị vì siêu thị là nơi hấp dẫn người tiêu dùng hơn các chợ, cửa hàng bán lẻ.Tuy nhiên mối quan hệ giữa nhà cung cấp và siêu thị hiện nay diễn ra theo chiều hướng nhà cung cấp cần đến siêu thị nhiều hơn là siêu thị cần nhà cung cấp. Siêu thị có thể dùng vị thế vượt trội để tác động đến các nhà cung ứng hàng hóa theo bốn phương thức sau:

1. Ép buộc phải mua: mặc dù nhà cung cấp không muốn mua nhưng DN phân phối có thể trừ vào số tiền trả cho nhà cung cấp, xảy ra khi DN bán lẻ lớn muốn bán hàng tồn kho cho các nhà cung cấp.

2. Ép buộc để hưởng lợi: DN bán lẻ có thể ép nhà cung cấp phải chịu một số chi phí bằng tiền, bằng hàng hoá hoặc dịch vụ. Ví dụ: trả chi phí quảng cáo hoặc chi phí vận chuyển tới người tiêu dùng mà lẽ ra doanh nghiệp bán lẻ phải trả, đòi suất chiết khấu cao…

3. Đưa ra những điều kiện bất lợi: doanh nghiệp bán lẻ có thể đưa ra những điều kiện mua bán bất lợi hoặc đùn đNy những việc bất lợi cho nhà cung cấp trong quá trình thực hiện giao dịch. Ví dụ: thanh toán chậm hoặc trả lại sản phNm mà không cần bất kỳ lý do nào.

4. Can thiệp vào việc quản lý: Họ có thể gây sức ép lên hoạt động quản lý của doanh nghiệp cung cấp bằng cách hạn chế khối lượng sản phNm, đặt ra những yêu cầu về sử dụng lao động, môi trường làm việc…

2.2.3 Dự báo xu hướng phát triển của hệ thống siêu thị : ( xem thêm phụ lục 4)

1. Thị trường bán lẻ Việt N am nói chung và TPHCM nói riêng sẽ cạnh tranh khốc liệt hơn với sự xuất hiện của nhiều nhà phân phối hàng đầu thế như Wal-Mart (Mỹ), Carrefour (Pháp), Tesco (Anh), Circle K (Canada)... với hình thức phân phối ngày càng đa dạng . Theo kinh nghiệm của các nước đi trước như Thái Lan, Trung Quốc, các nhà phân phối lớn nước ngoài thường vào một thị trường với nhiều loại hình siêu thị (format) khác nhau. N hư Tesco của Anh vào Thái Lan một lúc tới 5 loại hình, vào Malaysia tới 6 loại hình, còn tại Việt N am, hiện tại các nhà phân phối nước ngoài như Metro chẳng hạn, mới vào chỉ có 1 loại hình. N hiều khả năng là các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tham gia thiết lập hệ thống siêu thị hoặc đại siêu thị bán lẻ trên địa bàn thành phố để hướng đến số đông người tiêu dùng và phương thức ưu tiên có thể là mua lại hệ thống siêu thị hiện hữu để tránh các rào cản kỹ thuật về thành lập thêm các điểm bán

Một phần của tài liệu Hoạt động các siêu thị bán lẻ tại Tp.HCM- Thực trạng & giải pháp phát triển (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)