Hoàn thiện văn bản quản lý nhà nước đối với lĩnh vực phân phối hàng hóa

Một phần của tài liệu Hoạt động các siêu thị bán lẻ tại Tp.HCM- Thực trạng & giải pháp phát triển (Trang 56)

- Giải quyết được những tồn tại và phát huy đuợc những thế mạnh của hệ thống siêu thị Việt N am đã nêu ở chuơng 2.

- N âng cao khả năng cạnh tranh cho các siêu thị nội địa, xây dưng thương hiệu siêu thị Việt để chuNn bị đối đầu một cách hiệu quả nhất với các siêu thị nước ngòai đang chuNn bị vào thị trường bán lẻ Việt N am. Phát triển siêu thị mang thương hiệu của các DN Việt N am là một việc hết sức ý nghĩa trong việc nêu cao ý thức xây dựng thương hiệu quốc gia.

3.3. GIẢI PHÁP:

3.3.1 hững giải pháp về phía cơ quan hữu trách :

3.3.1.1 Hoàn thiện văn bản quản lý nhà nước đối với lĩnh vực phân phối hàng hóa: hàng hóa:

- Bên cạnh Quy chế siêu thị, TTTM đã ban hành từ thời điểm 2004, Chính phủ cần sớm biên sọan một Bộ luật riêng về bán lẻ để điều tiết thị truờng. Chúng ta vừa gia nhập WTO, việc soạn thảo, sửa đổi các bộ luật cho phù hợp với cam kết là điều cần phải được tính sớm và phải tính một cách khôn ngoan nhất để giảm thiểu thiệt hại cho nền kinh tế. Tránh tình trạng, luật thì cho phép nhưng cam kết thì lại không sẽ rất khó cho cả DN trong nước và DN nước ngoài.

- Hướng dẫn áp dụng cụ thể tiêu chí EN T trong việc xét mở điểm phân phối thứ hai của DN phân phối nước ngòai nhằm đảm bảo thực thi nghiêm túc cam kết gia nhập WTO, như một công cụ hữu hiệu để hạn chế tốc độ phát triển quá ồ ạt của siêu thị nuớc ngòai.

3.3.1.2 Hỗ trợ từ phía hà nuớc về mặt bằng kinh doanh cho siêu thị:

Đối với những chợ không hoạt động hiệu quả và bị xuống cấp, N hà nước chuyển đổi công năng để giải quyết được vấn đề mặt bằng cho phát triển siêu thị,đồng thời tạo mỹ quan cho bộ

mặt thành phố theo hướng văn minh hiện đại. Chỉ có Chính quyền TP mới có khả năng giải quyết vấn đề nan giải là thay thế các chợ không hiệu quả bằng siêu thị. N hà nuớc đã quy họach 3 chợ là: Văn Thánh, Bà Chiểu, Tân Bình nhưng thực tế con số chợ không họat động hiệu quả có thể chuyển đổi công năng còn lớn hơn nhiều.Chuyển hóa các chợ thành siêu thị phải giải quyết khó khăn cơ bản là quyền lợi cho các hộ tiểu thương kinh doanh chợ. Có thể giải quyết vấn đề nay bằng những cách sau :

- Minh bạch về các thông tin để tiểu thương còn tính toán chuyện buôn bán của họ.

- Chính quyền TPHCM bồi thường thiệt hại cho các tiểu thương tùy theo những trường hợp cụ thể .

- Cung cấp thông tin thật cụ thể và chi tiết cho tiểu thương trong các chợ sẽ giải tỏa về : tình trạng chợ nào hiện còn diên tích sạp trống cho thuê, vị trí, giá cả ; để cho các tiểu thương biết tính toán chuyện kinh doanh của họ.

- Có chính sách ưu tiên về giá thuê sạp ở vị trí mới, giảm lãi suất vay vốn ngân hàng.

- Các hộ tiểu thương sau khi được đền bù thiệt hại nếu muốn

kinh doanh ở siêu thị sẽ được ưu tiên thuê lại mặt bằng trong phần diện tích siêu thị dùng để cho thuê, trên cơ sở siêu thị xem xét những tiêu chuNn phù hợp theo quy định của siêu thị. - Thực hiện chính sách ưu tiên đào tạo và sử dụng lao động thuộc gia đình các hộ tiểu thương đang kinh doanh trong các chợ chuyển hóa thành siêu thị.Cụ thể : bố trí họ làm việc trong bộ phận sắp xếp hàng hóa trên kệ , đứng quầy bán thực phNm tươi sống vì đây là những công việc gần gũi với việc làm kinh doanh trước đây của họ và cũng là một cách đưa văn hóa chợ vào siêu thị phù hợp với văn hóa mua sắm của người tiêu dùng Việt N am.

Bảng 3.1 Một số chợ xuống cấp và họat động kém hiệu quả trên địa bàn TPHCM

TP.HCM có 20 chợ được thiết kế theo dạng “đóng”, tức chợ có từ 1 đến 4 tầng lầu, xây dựng trong những năm 1985-1995. Trong đó, có tới 12 ngôi chợ đang bị bỏ trống hoàn toàn, từng phần hoặc sử dụng không đúng mục đích, gây lãng phí rất lớn. Điều đáng lưu ý, hầu hết các ngôi chợ này đều tọa lạc ở những vị trí đẹp nhất, nhì của TP. có thể kể đến như chợ Tân Bình (quận Tân Bình) diện tích 2.440m², Văn Thánh (quận Bình Thạnh) 2.084m², Bình Chánh (huyện Bình Chánh) 1.300m², chợ Thiếc (quận 11) 1.200m²; Phú Lâm (quận 6) 6.000m²...( xem thêm phụ lục 8 ).

Đối với những mặt bằng, nhà xưởng do các cơ quan, đơn vị nhà nước quản lý, kinh doanh không hiệu quả, không đúng công năng và có thể xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại: N hà nước có thNm quyền cần tiến hành thu hồi và tổ chức đấu giá công khai.

3.3.1.3 Làm cầu nối giữa nhà cung ứng và siêu thị khi trình độ hậu cần (logistic) của D chưa đáp ứng đủ yêu cầu:

Trong khi các hệ thống siêu thị có nhu cầu rất lớn về các mặt hàng rau, củ, quả tươi sống thì nguồn rau quả của nông dân sản xuất rất phong phú và tươi ngon nhưng chưa vào được siêu thị do nhiều nguyên nhân :

+ thiếu thông tin thị trường và kinh nghiệm tiếp thị sản phNm

+ do các yêu cầu về chất lượng và điều kiện giao hàng ( xem thêm phu lục 9 )

Giải pháp cho vần đề này là Sở N ông nghiệp TPHCM và các tỉnh lân cận đứng ra tập hợp các nông dân, nhà vuờn nhỏ lẻ thành hợp tác xã sản xuất rộng lớn, tuyên truyền, vận động và hướng dẫn kỹ thuật sử dụng các loại hóa chất đối với nhà sản xuất các loại thực phNm tươi sống, trái cây rau quả hỗ trợ để sản xuất đảm bảo tiêu chuNn an tòan vệ sinh thực phNm. N gân hàng N ông nghiêp và phát triển nông thôn phối hợp củng Sở nông nghiệp hỗ trợ tín dụng cho HTX Giới thiệu họ với các DN kinh doanh siêu thị, đảm bảo cho nguồn « cung » giữa nhà sản xuất và « cầu » từ phía siêu thị gặp nhau , ký kết hợp đồng dài hạn giữa HTX đó với siêu thị để đảm bảo đầu ra cho sản xuất và đầu vào ổn định, chất lượng cho siêu thị.

3.3.1.4 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động siêu thị :

Kiểm tra việc thực thi các quy định pháp luật về kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại, trong đó quan trọng nhất là Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24/9/2004 của Bộ Thương mại về Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại.

- Giám sát, phát hiện và xử lý những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hoặc những hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, độc quyền của các doanh nghiệp bán lẻ có quy mô lớn nhằm ngăn cản, “hủy diệt” đối thủ cạnh tranh.

3.3.2 hững giải pháp về phía D kinh doanh siêu thị VIệT AM:

3.3.2.1 D phân phối Việt am thành lập công ty con hỗ trợ cho việc phát triển siêu thị:

Cụ thể: DN bán lẻ sẽ thành lập công ty con hoạt động như một công ty bất động sản với hình thức công ty cổ phần ( DN bán lẻ Việt N am nắm cổ phần chính), nhưng ưu tiên hàng đầu của nó sẽ là tìm kiếm mặt bằng kinh doanh mới để mở rộng mạng lưới siêu thị. Sau đây là những lợi ích mà giải pháp này mang lại:

Thứ nhất, chuyên môn hóa 2 lĩnh vực kinh doanh hạ tầng kỹ thuật thương mại và tổ chức bán lẻ => giúp các DN phân phối tập trung nguồn lực vào việc chăm lo cho họat động của siêu thị, còn công ty cổ phần con thì tập trung được nguồn lực tìm địa điểm xây dựng siêu thị mới trong cuộc chạy đua mở rộng hệ thống siêu thị để giành thị phần.

Thứ hai, thực hiện chức năng huy động vốn xã hội và nếu làm ăn hiệu quả sẽ sinh lời , giúp cải thiện tiền lực tài chính cho các DN Việt N am so với các DN bán lẻ nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh.

3.3.2.2 Giải pháp về nguồn nhân lực :

Các DN siêu thị Việt N am cần:

- Tổ chức cho cán bộ đi tham khảo , học tập mô hình kinh doanh siêu thị ở nước ngoài.

- Thường xuyên mở lớp về kỹ năng bán hàng, giao tiếp, nghiệp vụ trưng bày hàng hóa...để nâng cao kỹ năng và nghiêp vụ cho nhân viên, cập nhật thông tin về nghệ thuật trưng bày hàng hóa trong siêu thị giúp phát huy tối đa tác dụng thu hút khách hàng.

- Liên hệ với các trường đại học như: ĐH Kinh Tế TPHCM, ĐH N gọai thuơng,....tìm kiếm những sinh viên giỏi để bổ sung chuNn bị nguồn nhân lực cho DN trong hội nhập.

3.3.2.3 Giải pháp nâng cao thương hiệu :

Bây giờ là thời điểm các siêu thị Việt N am xây dựng thương hiệu và tạo dựng lòng trung thành của người tiêu dùng.

- Thứ nhất, sử dụng hình thức marketing trên Internet

Cơ sở đề xuất giải pháp:

+ Internet hiện nay là kênh thông tin vô cùng phổ biến và nhanh chóng. Email và mạng xã hội đang rất phổ biến.

+ Đối tượng tác động là nguời tiêu dùng trẻ tuổi, giới công chức văn phòng am hiểu - là đối tuợng khách hàng tiềm năng của siêu thị.

Cụ thể: siêu thị đặt logo và khNu hiệu siêu thị trên những góc dễ nhận thấy của màn hình. Ví dụ : hình ảnh hoặc logo siêu thị CoopMart với dòng chữ « CoopMart-nơi mua sắm tin cậy bạn của mọi nhà » thiết kế thật ấn tượng ở góc phải bên trên màn hình máy tính của mạng xã hội Facebook. Mỗi ngày đều đập vào mắt người dùng sẽ đi vào đầu óc của họ về thương hiệu của DN một các tự nhiên tiềm thức.

- Thứ hai, thiết kế những sản phŠm tiện dụng in logo và thuơng hiệu siêu thị phát cho người tiêu dùng có thói quen mua sắm ở chợ để tăng mức độ nhận biết thương hiệu và thu hút những nguời này mua sắm ở siêu thị.

Cơ sở đề xuất giải pháp:

+ chi phí quảng cáo nhỏ. Tần số phát tán và đuợc nhìn thấy cao.

+ Đối tượng tác động: những bà nội trợ có thói quen mua sắm ở chợ truyền thống.

Cụ thể: siêu thị sẽ thiết kế túi xách đơn giản có thể dùng để xách đi chợ hoặc đi chơi có in logo và thuơng hiệu siêu thị.

- Thứ ba, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, hoàn thiện thêm các dịch vụ tiện ích như: bố trí đường giao thông trong siêu thị tương xứng với diện tích trưng bày hàng hóa; mở rộng bãi giữ xe; thiết lập khu vui chơi, giải trí và các dịch vụ ngoài mua sắm để thu hút khách hàng

+ Cơ sở đề xuất giải pháp: Tạo tâm lý thỏai mái cho khách hàng đi đến siêu thị .Đi siêu thị thì khách hàng thường có người đi cùng và không phải ai đến siêu thị cũng có nhu cầu mua sắm. Vì thế, phải phục vụ tốt cả với những đối tượng là người không mua sắm mục đích là tạo sự thoải mài cho khách hàng và giữ chân khách hàng lâu hơn, cũng như tạo ấn tượng đẹp để khách hàng trở lại mua sắm trong tương lai.

Cụ thể: lập khu vui chơi trẻ em, quầy đọc sách báo nhỏ với vài chiếc bàn ghế xinh xắn lịch sự cho những người chờ người thân mua sắm.... Trưng bày hàng hóa bắt mắt, đủ ánh sáng, bảng chỉ dẫn hàng hóa rõ ràng, những dòng chữ « Khuyến mãi » phải đập vào mắt.

Tiếp tục tận dụng những ưu thế sẵn có tạo không khí mua sắm chuyên nghiệp, vui vẻ, thân thiện, phù hợp với tâm lý đa số người dân Việt N am chứ không lạnh lùng cứng nhắc.Đây là điều mà các DN nước ngoài khó lòng nắm bắt được trong một sớm một chiều.

3.3.2.4 Giải pháp cho vấn đề hàng hóa và giá cả siêu thị:

- Thứ nhất, các siêu thị Việt N am cần nhanh chóng tập trung sức mạnh, nhất là qua các hình thức liên doanh, liên kết. 16/10/2007, 130 doanh nghiệp đã đồng lòng ký vào cam kết thành lập Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt N am (AVR). Đây được xem là cơ quan tự vệ và đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các thành viên. Do đó, cần nhanh chóng thành lập Chi hội bán lẻ tại TPHCM trực thuộc hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt N am, nhiệm vụ :

+ Là cầu nối liên kết giữa các doanh nghiệp hội viên, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau, ví dụ : trao đổi thông tin thị trường, hợp tác trong việc tìm nguồn hàng, tiết kiệm chi phí, củng cố hệ thống logistic.

+ Là người đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các thành viên trong việc chống lại những hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

+ Là cầu nối liên kết với các hội sản xuất khác như Hội Dệt May Thêu Đan, Hội Lương Thực – Thực phNm… để xúc tiến, thiết lập mối quan hệ hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp thành viên của các hội.

- Thứ hai, xây dựng chính sách giá thống nhất nhưng không đồng nhất. Ví dụ cụ thể: hệ thống chuỗi siêu thị CoopMart sẽ có chính sách giá riêng cho những CoopMart có địa bàn cạnh chợ, TTTM...

3.3.2.5 Giải pháp khắc phục sự bất tiện gây trở ngại cho thói quen mua sắm ở siêu thị và thu hút khách hàng:

Phạm vi áp dụng: cho mỗi siêu thị riêng cụ thể của D kinh doanh siêu thị.

A. Check-out line tự động :

Lợi ích : giảm chí phí thuê nhân viên đứng quầy, giảm tình trạng xếp hàng chen lấn chờ tính tiền lúc cao điểm.

Ứng dụng : kết hợp cả hình thức tính tiền tự động và check-out line tự động cho khách hàng lựa chọn.

N hững tồn tại khi áp dụng hình thức check-out line tự động : ý thức mua sắm của người dân ; không phải bất kỳ món hàng nào trong siêu thị cũng đều gắn mã số vạch , những món hàng nhỏ như gói mỳ, túi kẹo không có gắn mã số vạch.Truớc mắt có thể áp dụng hình thức này với khách hàng mua dưới 10 món và có nhân viên bảo vệ siêu thị đứng kiểm soát ( nhân viên bảo vệ phải có thái độ khéo léo để không làm khách hàng khó chịu) Tuy nhiên trong tương lai không xa sẽ áp dụng được khi ý thức người dân được nâng cao.

B. Siêu thị lập quầy giao hàng tiên lợi phía ngòai siêu thị, có đường cho xe máy, khách hàng chỉ cần lại lấy hàng đã đặt mà không cầngửi xe, gửi và lấy túi đồ, xếp hàng thanh toán => rất tiện lợi, nhanh chóng.

Lý do để áp dụng giải pháp này :

- Khắc phục đuợc tính bất tiện khi đi siêu thị làm khách hàng không muốn đi siêu thị : gửi xe, gửi và lấy túi đồ, xếp hàng thanh toán làm mất thời gian.

- Giảm bớt được lượng khách phải chờ đợi tính tiền tại các line tính tiền vào giờ đông khách. - Chỉ cần 2-3 phút cho một lần mua hàng trong siêu thị, khách hàng có thể mua ở siêu thị mỗi ngày như một cách đi « chợ » hàng ngày cho bữa cơm gia đình => tăng khối lương bán cho siêu thị.

Cụ thể : Có 2 cách:

Thứ nhất, Khách hàng gọi điện thoại đặt hàng trước ít nhất 30 phút với siêu thị những món cần mua, với đầy đủ thông tin khách hàng. Sau đó, khách hàng chỉ cần đến quầy giao hàng nói đúng thông tin khách hàng, để mua hàng đã được chuận bị sẵn theo yêu cầu.Tổng thời gian mua hàng chỉ từ 2– 5 phút rồi lái xe ra ngay. Chi phí mang lại khi áp dụng hình thức này rât lớn.

Thứ hai: siêu thị sẽ có 1 website riêng của chính mình.Trên website đó sẽ có đầy đủ thông tin về toàn bộ những mặt hàng của siêu thị cùng với giá cả và các chuơng trình khuyến mãi để cho người tiêu dùng có thể tiện lợi so sánh. Khách hàng có thể truy cập Internet vào website của siêu thị để đặt hàng ở bất cứ nơi đâu, mọi lúc mọi nơi 24/24. Sau đó, khách hàng chỉ cần đến quầy giao hàng để lấy hàng giống các buớc nêu trên.

Qua khảo sát thực tế của nguời viết bằng cách phỏng vấn người tiêu dùng, hơn 70% rất thích ý

Một phần của tài liệu Hoạt động các siêu thị bán lẻ tại Tp.HCM- Thực trạng & giải pháp phát triển (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)