Hiệu quả kinhdoanh của các siêu thị

Một phần của tài liệu Hoạt động các siêu thị bán lẻ tại Tp.HCM- Thực trạng & giải pháp phát triển (Trang 43)

Từ 2003 đến 2006, kết quả kinh doanh siêu thị đạt được rất khả quan: doanh thu hệ thống siêu thị tăng bình quân 19%/năm và nộp ngân sách tăng bình quân 28%/năm. Từ 2007 -2008 mức tăng doanh thu tăng gần 02 lần, từ 19%/năm giai đoạn 2003-2006 lên 36%/năm giai đoạn 2007- 2008 do phù hợp với xu hướng mua sắm của người tiêu dùng (N guồn [ 22, 7 ] )

Đa số siêu thị thường rất đông người mua hàng vào giờ cao điểm, vào các ngày nghỉ, ngày lễ bình quân mỗi ngày 01 siêu thị phục vụ 2.496 khách mua hàng và trong các dịp lễ, tết, lượng khách đạt 3.651 người (tăng 46%). Vì thế, doanh thu trung bình của hệ thống siêu thị tăng bình quân 36%/năm.

Các siêu thị tư nhân họat động đơn lẻ có quy mô nhỏ và rất nhỏ, có khi tận dụng diện tích chỉ vài chục mét vuông, kinh doanh vài ba ngàn mặt hàng, áp dụng hình thức bán hàng tự chọn có Hàng hóa bày bán chủ yếu lấy từ các chợ bán buôn hoặc từ nguồn nhập khầu nên thiều sự liên kết giữa nhà sản xuất và siêu thị, nguồn hàng khai thác không được ổn định và còn ở mức cao. Thực ra đây là hình thức bán buôn nhỏ của các chủ sỡ hữu độc lập, áp dụng hình thức bán hàng tự chọn hơn là siêu thị. Một vài siêu thị không đủ năng lực cạnh tranh dẫn đến thua lỗ, ngừng hoạt động: siêu thị Mỹ N ga (Q.6)...

Các chuỗi siêu thị của các tập đoàn phân phối lớn của Việt N am đang hoạt động rất hiệu quả, hàng hóa phong phú, giá cả phải chăng, tranh thủ nhiều chương trình khuyến mãi và hỗ trợ từ nhà sản xuất. Tiêu biểu nhất là chuỗi siêu thị CoopMart thuộc SaigonCoop ( 35 siêu thị), kế đến là Maximark ( 4 siêu thị), Citimart ( 19 siêu thị)... Đa số siêu thị đều có website của siêu thị nhưng nội dung và hình thức nhìn chung khá sơ sài và DN cũng chưa quan tâm nhiều đến việc bán hàng trực tuyến. Chỉ có Fivimart và Citimart có bán hàng trực tuyến, website của CoopMart và Maximart thiết kế đẹp, cập nhật thông tin sản phNm và các chương trình khuyến mãi, website một số siêu thị khác như siêu thị Saigon,siêu thị Hà N ội...thì rất sơ sài.

Chuỗi siêu thị Citimart tập trung ở khu dân cư, có diện tích nhỏ ( dưới 200 m2) như Citimart B&B Skygarden, Citimart B&B N am Long...hình thức gần giống như cửa hàng tiện lợi phục vụ nhu cầu của người dân tại khu vực đó. Maximark có hàng hóa đa dạng hơn CoopMart với nhiều chủng lọai nhưng CoopMart lại được đánh giá là vuợt trội về dịch vụ khách hàng và tiệc ích mua sắm. N gược lại không gian mua sắm trong siêu thị Maximark không chuyên nghiệp bằng CoopMart, các quấy kệ của Maximark Công Hòa bụi, hàng hóa trưng bày không bắt mắt, thíếu ánh sáng và chưa tạo sức hút đối với người tiêu dùng.

Về phía các siêu thị nước ngòai, các cam kết trong bán lẻ đã và đang bị phá vỡ. N hững mặt hàng mà các siêu thị có vốn đầu tư nước ngoài không được phân phối và thuộc danh mục loại trừ có thời hạn đến 11/1/2010 như: gạo, đường, rượu... vẫn được bán tràn lan

2.3.1.3 So sánh về mức độ cạnh tranh giữa siêu thị VIệT AM và siêu thị nước ngoài:

A.Về thị phần :

Hiện nay các siêu thị có vốn đầu tư nuớc ngoài như Metro và Big C mới thiết lập được vài cơ sở phân phối trên địa bàn thành phố, trong khi đó các doanh nghiệp phân phối Việt N am nắm giữ 76 siêu thị còn lại ( tương đương 92%) nên các doanh nghiệp phân phối vốn đầu tư nước ngoài tạm thời chưa đủ sức khống chế thị trường. Tuy nhiên, doanh thu bình quân của 01 siêu thị trong nước chỉ bằng 35% doanh thu của 01 siêu thị có vốn đầu tư nước ngoài

Tuy nhiên điều mà các doanh nghiệp phân phối, bán lẻ trong nước cần quan tâm là việc các nhà phân phối nước ngoài sẽ đNy mạnh việc nhượng quyền thương hiệu vào Việt N am để gia tăng thị phần. Đây là hình thức gia nhập thị trường nhanh nhất mà những doanh nghiệp nhiều kinh nghiệm này có thể gây áp lực cho doanh nghiệp Việt N am

B. Về danh tiếng :

Hầu hết thương hiệu siêu thị Việt N am được nhiều N TD biết đến (dẫn đầu là CoopMart với 100% số người khảo sát biết đến - biểu đồ) . Một số thương hiệu trong đó đã gắn bó và ăn sâu vào lòng người đã ăn sâu vào tiềm thức của người mua hàng TPHCM, điển hình là CoopMart, Maximark.

Biểu đồ 2.5 Mức độ nhận biết của người tiêu dùng đối với các thương hiệu siêu thị

Mức độ nhận biết các siêu thị 35.29% 80.39% 54.90% 100.00% 9.80% 76.47% 47.06% 43.14% 35.29% 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% 120.00% Lotte Mart Big C Metro Coop Mart Fivimart Maximark Citimart Siêu thị Sài Gòn Siêu thị Hà Nội

( N guồn: khảo sát của nguời viết )

C. Về mặt bằng kinh doanh :

Để tạo lợi thế cạnh tranh trong thị trường bán lẻ khi hoạt động thương mại phát triển, mặt bằng kinh doanh sẽ là một trong những tiêu chí quan trọng.Một trong những cơ hội của các doanh nghiệp trong nước hiện nay là do điều kiện lịch sử, nhiều doanh nghiệp phân phối trong nước, nhất là các doanh nghiệp nhà nước, các hợp tác xã đang có lợi thế về mặt bằng để đầu tư kinh

doanh tại những vị trí đẹp, giao thông thuận lợi , ví dụ như : CoopMart N guyễn Đình Chiểu, Maximark 3/2,… nhưng lại bị hạn chế về diện tích => thiếu mặt bằng trưng bày hàng, lối đi giữa các kệ không thông thóang để tạo thoải mái khi đi mua sắm, bãi giữ xe quá tải...N guợc lại, các siêu thị nước ngòai đang họat đông tuy không nằm ở những quận trung tâm nhưng lại có diện tích mặt bằng khá rộng.

Đang có một cuộc chạy đua nước rút giữa các siêu thị Việt N am và nuớc ngòai trong việc tìm mặt bằng xây dựng thêm siêu thị để mở rộng mạng lưới bán lẻ, giành thị phần. Chỉ từ đầu năm 2009 đến nay, CoopMart đã khai trương thêm 4 siêu thị mới và dự kiến đến 2015 sẽ có 100 siêu thị tại TPHCM, đồng bằng Sông Cửu Long và miền Trung ( N guồn [ 13,33 ] ), Citimart đang tiếp tục đàm phán thêm 10 điểm mặt bằng mới để chuNn bị cho kế hoạch mở thêm các siêu thị trong hệ thống.Trong khi đó Lotte Mart, ngoài siêu thị vừa đưa vào hoạt động tháng 12-2008 tại quận 7, dự kiến chuNn bị đầu tư siêu thị thứ hai tại TP.HCM, hệ thống siêu thị Big C xác nhận sẽ đưa vào hoạt động siêu thị thứ chín của mình tại Huế vào tháng 7 tới với tổng vốn đầu tư khoảng 17 triệu USD ( N guồn [ 24, 19/05/2009 ] )

D. Về vốn :

Thực tiễn cho thấy nếu so sánh với các DN phân phối nước ngoài, nguồn vốn tự có của các DN phân phối Việt N am hết sức nhỏ bé. Ví dụ: số liệu khảo sát năm 2008, cùng đầu tư cho 01 siêu thị nhưng mức vốn đầu tư của các DN Việt N am bình quân là 9,5 tỷ đồng, trong khi DN 100% vốn đầu tư nước ngoài đầu tư 130 tỷ đồng, gấp 14 lần DN Việt N am (N guồn [22, 16] ). Vì vậy, vốn là một trong những điểm yếu của doanh nghiệp phân phối Việt N am khi cạnh tranh với doanh nghiệp phân phối nước ngoài, nhất là các tập đoàn đa quốc gia.

E. Giá cả :

Đối với các mặt hàng tiêu dùng phổ biến, được quảng cáo mạnh như : sữa tươi, mì ăn liền, bột giặt...giá bán giữa các siêu thị gần như nhau.Các hàng hóa ít thông dụng, nhất là các sản phNm ngoại nhập...mức giá bán tại siêu thị thường cao hơn so với giá của các loại cửa hàng khác và tùy theo mỗi siêu thị. Giá bán tại các chuỗi siêu thị CoopMart khá cạnh tranh phù hợp với túi tiền người tiêu dùng. Giá bán Hệ thống Metro Cash&Carry có mức giá bán rẻ hơn so với các siêu thị khác từ 10 – 20%.

F. Hàng hóa :

Hầu hết hàng hóa trong siêu thị có nguồn gốc rõ ràng, đầy đủ nhãn mác vả được kiểm tra chất lượng một cách nghiêm ngặt. Tỷ lệ hàng Việt N am trong các siêu thị Việt N am khá cao : CoopMart khoảng 80-90%,Maximark khoảng 70%. N hìn chung, hàng hóa kinh doanh trong siêu thị nước ngòai phong phú, đa dạng hơn so với siêu thị Viêt N am, cùng loại sản phNm nhưng trong siêu thị nước ngòai có nhiều nhãn hiệu hơn, chủ yếu là sản phNm ngoại nhập. như bánh kẹo, chocolate, các lọai thực phNm sống như : thị bò Mỹ ở LotteMart, thịt cừu ở Metro... do lợi thế có mạng lưới phân phối xuyên quốc gia và mối quan hệ lớn với nhiều đối tác .Theo đánh giá thì hàng hóa CoopMart không đa dạng bằng Maximark và không tốt, rẻ bằng Metro.

Hiện nay ,siêu thị Việt N am cũng đã áp dụng chính sách phân phối nhãn hiệu của riêng mình để củng cố thêm hình ảnh siêu thị và có giá bán cạnh tranh, cụ thể là Coopmart với mặt hàng thực phNm,bánh kẹo mang nhãn hiệu CoopMart ...Siêu thị nước ngoài ở Việt N am hiện nay thì có Big C với sản phNm mang thương hiệu riêng Wow, Metro với nhãn hiệu riêng Tarrington House, Authentic...

G. Phương thức mua hàng

66,8% lượng hàng mua từ doanh nghiệp sản xuất và phân phối trên địa bàn thành phố, 20,4% mua từ các tỉnh, DN tự sản xuất và liên kết sản xuất được 4,9% lượng hàng; nguồn hàng nhập khNu ước đạt 7,9%. N hư vậy, siêu thị không đơn thuần “mua đi bán lại” mà còn tham gia vào khâu sản xuất nên chủ động hơn về nguồn hàng và có ảnh hưởng nhất định đối với các nhà cung ứng ( N guồn [ 22, 7 ] )

Tuy nhiên, phương thức kinh doanh hiện nay của các doanh nghiệp phân phối trong nước cũng có một số hạn chế vì chưa đầu tư nhiều cho các dịch vụ hậu cần (logistics), phần lớn vẫn dựa vào khả năng giao hàng của các nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa. Trong khi đó, các siêu thị nuớc ngòai với công nghệ hiện đại đã khắc phục được điểm yếu này và những siêu thị như Metro còn đứng ra hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân và ký hợp đồng dài hạn=> đảm bảo nguồn cung chất lượng và ổn định.

H. Phương thức bán hàng:

Phương thức kinh doanh có thể là một ưu thế của doanh nghiệp phân phối trong nước vì có cùng nguồn gốc với phương thức kinh doanh của các doanh nghiệp phân phối nước ngoài và qua quá trình áp dụng tại nước ta, phương thức kinh doanh đã được điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.

Dịch vụ khách hàng : công ty trong nước lại rất linh động, sáng tạo trong việc đưa hàng đến tận tay người tiêu dùng, chẳng hạn

hệ thống phân phối hàng hóa bằng xe máy, các đại lý bán lẻ đã đưa đến tận vùng xa xôi hẻo lánh, điều mà các công ty nước ngoài chưa thể làm được.

Bên cạnh đó, tận dụng ưu thế của nền tảng văn hóa kinh doanh truyền thống tạo ra môi trường mua sắm thân thiện gần gũi với tâm lý người tiêu dùng Việt N am, vừa văn minh hiện đại vừa mang phong cách chợ truyền thống. N hững điều này rất khó tìm được ở siêu thị của nhà phân phối nước ngoài.

I. hân lực :

N guồn nhân lực quản lý của các DN phân phối Việt N am có thế mạnh là thấu hiểu văn hóa mua sắm của người dân thành phố, một số người từng làm việc cho các DN phân phối nước ngoài. Tuy nhiên trình độ cán bộ đại học ở các siêu thị trong nước chỉ có 19,3%, trong khi siêu thị nước ngoài thì cán bộ có trình độ đại học trở lên chiếm tới 71% ; ít kinh nghiệm phần lớn tự học qua thực tiễn nên khả năng xây dựng, triển khai các chương trình dài hạn có phần hạn chế ( N guồn: [ 22, 9 ] ).

Đội ngũ nhân viên kinh doanh của các doanh nghiệp phân phối Việt N am chưa được đào tạo thường xuyên về nghiệp vụ mua hàng, trưng bày và bán hàng nên chưa giúp cho hoạt động kinh doanh của siêu thị, trung tâm thương mại đạt hiệu quả cao nhất.

2.3.2 hững cơ hội và khó khăn đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước :

Saigon Co.op tổ chức đưa hàng về bán tại nông thôn, các khu công nghiệp để tăng thị phần bán lẻ.

2.3.2.1 Cơ hội :

Các doanh nghiệp trong nước có lợi thế rất lớn về "sân nhà" với sự thông thuộc, am hiểu một cách sâu sắc văn hóa, thói quen tiêu dùng của người Việt N am. Thương hiệu siêu thị của Việt N am đã gắn bó và ăn sâu vào tiềm thức của người mua hàng TPHCM. Trong khi "nhập gia tùy tục" không phải là việc đơn giản mà những vị khách nước ngoài có thể làm tốt trong ngày một

ngày hai.

Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu tác động đến tăng trưởng kinh tế, xuất khNu của nước ta, việc mở rộng thị trường, kích thích tiêu dùng phát triển và tăng nhanh sức tiêu thụ hàng hóa trong nước được coi là nhiệm vụ cốt lõi để ngăn chặn đà suy giảm kinh tế. Do đó, các giải pháp kích cầu, phát triển thị trường nội địa sẽ tạo ra những cơ hội cho các nhà phân phối trong nước.

Tài chính giảm sút cũng có thể hướng người tiêu dùng hàng xa xỉ (chủ yếu là hàng nhập khNu và phần lớn được tiêu thụ qua hệ thống phân phối nước ngoài) chuyển sang sử dụng hàng “bình dân” hơn do các nhà phân phối trong nước cung ứng.

Giá bất động sản, mặt bằng, vật liệu xây dựng đang chững lại cũng là cơ hội để các nhà phân phối trong nước củng cố, phát triển hệ thống dịch vụ phân phối từ hàng hóa, mạng lưới, phương thức hoạt động, cơ cấu tổ chức, nâng cao chất lượng các dịch vụ phân phối, nhất là phân phối bán lẻ

Tình hình kinh tế trên quy mô toàn cầu hiện nay đã làm giảm tốc độ đầu tư và mở rộng thị trường của các nhà đầu tư nước ngoài. Đây là khoảng thời gian các DN trong nuớc cần tận dụng để củng cố và phát triển hệ thống phân phối của mình

2.3.2.2 Thách thức:

Theo tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống phân phối của các DN Việt N am đứng trước một thách thức rất lớn là phải cạnh tranh quyết liệt không cân sức với các tập đòan bán lẻ hàng đầu thế giới có quá trình xây dựng và tích lũy hàng mấy chục năm, hoạt động trên nhiều thị

trường , giàu kinh nghiệm kinh doanh và quản lý, làm chủ nhiều công nghệ tiên tiến và hiện đại, có tiềm lực tài chính sẵn sàng đầu tư mạnh và có thể chấp nhận lỗ thời gian dài để xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường.

Hệ thống phân phối hiện đại cần một hệ thống hậu cần chuyên nghiệp mà các doanh nghiệp Việt N am còn đang thiếu, từ hệ thống kho, phương tiện vận chuyển chuyên dùng đến phương pháp làm việc trong hệ thống.

Hầu hết các DN phân phối Việt N am thiếu vốn và ít kinh nghiệm.

Mối liên kết giữa các DN phân phối trong nước với nhau còn lỏng lẻo, mờ nhạt . Tuy cũng đã có sự liên kết giữa các nhà bán lẻ , ví dụ như Saigon Coopmart, Hapro, Satra, và Phú Thái cũng lập ra công ty VDA, 16/10/2007 thành lập Hiệp hội bán lẻ Việt N am nhưng mối liên kết còn khá mờ nhạt và chưa thật sự đem lại hiệu quả.

2.3.3. ghiên cứu trường hợp của Coop-mart và những nhận xét rút ra 2.3.3.1 Giới thiệu chung về Co.opMart :

Hệ thống siêu thị Co.opMart thuộc Liên hiệp HTX Thương mại TPHCM – Saigon Co.op. Từ siêu thị đầu tiên là Co.opMart Cống Quỳnh khai trương 09/02/1996 đến nay CoopMart đã trở thành chuỗi siêu thị lớn mạnh tại Việt N am với mạng lưới 35 siêu thị, trong đó tại TPHCM có 20 siêu thị, còn lại 15 ở các tỉnh thành.Mỗi ngày thu hút trên 120000 luợt khách đến mua sắm, doanh thu tăng bình quân 30-40%/năm.( N guồn: Saigon Coop)

Thương hiệu Co.opMart với phương châm « nơi mua sắm đáng tin cậy và bạn của mọi nhà » đã đạt nhiều giải thưởng của các tổ chức trong và ngòai nước như : N hà bán lẻ hàng đầu Việt N am 5 năm liền (2004-2008) - nằm trong Top 500 N hà bán lẻ hàng đầu Khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Top 200 doanh nghiệp hàng đầu Việt N am được Tổ chức UN DP bình chọn, thương hiệu Việt yêu thích nhất 4 năm liền từ năm 2005 – 2008, Thương hiệu mạnh Việt N am 2008...

Một phần của tài liệu Hoạt động các siêu thị bán lẻ tại Tp.HCM- Thực trạng & giải pháp phát triển (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)