Thí nghiệm của C.B Bridges

Một phần của tài liệu Di truyền tế bào (Trang 54)

Học trò của Morgan là Bridges, ông đã tiến hành nhiều thí nghiệm với ruồi quả mắt đỏ và mắt trắng đã phát hiện ra hiện tượng không phân ly của thể nhiễm sắc X qua giảm phân. Trường hợp bình thường khi giảm phân 2 thể nhiễm sắc X sẽ phân ly vào tế bào trứng đơn bội nghĩa là mỗi tế bào trứng chứa một thể nhiễm sắc X, còn các thể nhiễm sắc XY sẽ phân ly vào tinh trùng (chứa X) và tinh trùng (chứa Y) và khi thụ tinh sẽ cho ra ruồi cái XX và ruồi đực XY. Nhưng khi giảm phân bất bình thường thì cả 2 thể nhiễm sắc XX sẽ không phân ly và sẽ cho ra một loại tế bào trứng có 2 thể nhiễm sắc XX và 1 loại tế bào trứng không có thể nhiễm sắc

X và như vậy khi thụ tinh sẽ cho ra loại hợp tử có kiểu gen XXY và loại hợp tử có kiểu gen XO

Bridges đã quan sát thấy ruồi cái XXX mà trong đó có 1 Xw+ sẽ là ruồi cái mắt đỏ, ruồi cái với XwXw+Y hoặc Xw+Xw+Y sẽ là ruồi cái mắt đỏ. Ruồi với kiểu gen Xw+O sẽ là ruồi đực mắt đỏ

và hữu thụ. Còn các ruồi có kiểu gen YO tuy là ruồi đực nhưng không có sức sống và chết sớm.

Bridges gọi hiện tượng không phân ly của thể nhiễm sắc qua giảm phân là có liên quan

đến các tính trạng do các gen định khu trong thể nhiễm sắc tương ứng, tuy ông chưa nghiên cứu được nguyên nhân của hiện tượng.

Về sau các nhà nghiên cứu di truyền tế bào người đã chứng minh rằng ở người cũng xảy ra hiện tượng không phân ly thể nhiễm sắc qua giảm phân và do đó tạo ra các dạng lệch bội (aneuploide) không chỉ đối với các thể thể nhiễm sắc giới tính (XOXXY) mà còn đối với các thể nhiễm sắc thường (ví dụ thể ba nhiễm sắc 21- gây hội chứng Down xem phần sau) và một trong nhưng nguyên nhân là tuổi đời người mẹ qúa cao (trên 35 tuổi).

Một phần của tài liệu Di truyền tế bào (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)