Sự tạo thành ngẫu nhiên tế bào lai soma invitro

Một phần của tài liệu Di truyền tế bào (Trang 140)

Như ta đã biết in vivo sự tạo thành tế bào lai soma là vô cùng hiếm. Bằng phương pháp nuôi cấy tế bào invitro người ta có thể nuôi cấy các loại tế bào của cùng một mô hoặc của các mô khác nhau của cùng một cơ thể hoặc các cơ thể khác nhau của cùng một loài hoặc thuộc các loài khác nhau thậm chí rất xa nhaụ

Lần đầu tiên năm 1960 các tác giả Barski, Sorieul, Cornefert thông báo là đã tạo được tế

bào lai soma invitro khi họ nuôi cấy trộn lẫn các tế bào sarcoma của chuột thuộc hai dòng khác nhaụ Các dòng tế bào được nuôi cấy khác biệt nhau ở các đặc điểm: (1) khả năng tạo thành u khi tiêm chúng vào chuột mang tính tương hợp mô và (2) số lượng và hình thái thể

nhiễm sắc.

Khi phân tích bộ thể nhiễm sắc của các tế bào lai thấy rõ sự tổ hợp của hai bộ thể nhiễm sắc của cả hai dòng tế bào khởi nguồn (xem bảng 7.1).

Bảng 7.1 Bộ thể nhiễm sắc của dòng tế bào khởi nguồn N1 và N2 và của tế bào lai M

N1 N2 M

Số lượng thể nhiễm sắc 55 62 115-116

Số lượng thể nhiễm sắc cân tâm 0 9-19 9 -15

Khi nuôi cấy trộn lẫn các tế bào dòng L (từ chuột C3H) với các tế bào dòng MT1 (từ

chuột SWR) ngươì ta thu nhận được các tế bào laị Sử dụng đặc tính về khả năng gây ung thư

khi tiêm tế bào vào chuột mang tính tương hợp mô người ta thấy khi tiêm tế bào lai cho chuột C3H hoặc SWR đều không gây được ung thư, nhưng khi tiêm tế bào lai cho chuột lai (giữa C3H và SWR) thì gây được ung thư.

Điều đó chứng tỏ tế bào lai chứa cả hai loại kháng nguyên bề mặt của cả hai dòng tế bào khởi nguồn do đó chúng đã bị thải loại khi tiêm cho mỗi một dòng chuột khởi nguồn, (xem bảng 7.2).

Bảng 7.2 Khả năng tạo ung thư của tế bào lai (1)

Tạo ung thư

Tế bào Nguồn tế bào Chuột C3H Chuột SWR Chuột lai C3H x SWR

L Chuột C3H có không đôi khi có

MT1 Chuột SWR không Có có

Lai Tế bào L x MT1 không không có Dẫn theo Ringert và Savage (1979)

Bằng phương pháp chọn lọc dòng tế bào khởi nguồn mang đặc tính đặc trưng nào đấy để đánh dấu tế bào, ví dụ thiếu một loại enzym đặc thù nào đấy và nuôi cấy chúng với các tế bào bình thường (có enzym đó) trong môi trường chọn lọc (có hoặc không sản phẩm tác động bởi enzym nào đó), người ta dễ dàng tạo dòng tế bào lai invitro.

Khi tế bào lai được hình thành từ các tế bào cùng một khởi nguồn, thì tế bào lai được gọi là tế bào đồng nhân (homocaryon), còn khi các tế bào được nuôi cấy thuộc các cơ thể khác nhau về bậc phân loại, tức các loài, giống hoặc họ, bộ v.v. khác nhau ta thu được tế bào lai dị

Trong nuôi cấy invitro, khi nuôi cấy trộn lẫn các tế bào thuộc hai loài khác nhau, ví dụ tế

bào chuột + tế bào người, vẫn thu được tế bào lai một cách ngẫu nhiên, tuy xảy ra với tần số

rất thấp. Khi sử dụng các nhân tố kích thích ví dụ hóa chất, virut v.v. thì lai tế bào xảy ra dễ

dàng hơn và với tần số lai cao hơn

Một phần của tài liệu Di truyền tế bào (Trang 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)