Để nghiên cứu tính chất ung thư của các tế bào u hoặc các tế bào bị chuyển hóa ung thư
(kể cả các tế bào lai) người ta thường tiêm hoặc cấy các tế bào đó vào cơ thểđộng vật. Động vật thí nghiệm chuẩn thường là chuột nhắt thuộc dòng đồng gen, tức là các cá thểđều có típ di truyền tương tự và khi cấy ghép các tế bào và mô giữa chúng sẽ không bị thải loại, còn khi cấy ghép tế bào và mô giữa các cá thể khác nhau về di truyền (dị gen) sẽ xảy ra thải loại và như ta đã biết đó là do các kháng nguyên tương hợp mô qui định nên. Nếu cá thể cho và nhận có kháng nguyên khác nhau thì tế bào cấy ghép sẽ bị thải loạị Đa số tế bào ung thưđều chứa kháng nguyên đặc thù riêng của mình và kháng nguyên này đã gây ảnh hưởng đến sự “sống còn” của tế bào ung thư khi cấy ghép chúng cho các chuột đồng gen. Các tế bào ung thư do virut gây ung thư chuyển hóa thường chứa các kháng nguyên nhân hoặc bề mặt đặc trưng cho virut, do đó chúng thường bị thải loại khi cấy ghép chúng cho chuột đồng gen. Những tế bào ung thư do tác động của hóa chất thường chứa các kháng nguyên rất khác nhau và nhiều dòng ung thư có thể tồn tại khi cấy ghép chúng cho chuột đồng gen.
Nói chung, các tế bào bị chuyển hóa ung thư khi cấy ghép cho động vật thí nghiệm thường gây nên ung thưin vivo và kết quảđộng vật nhận sẽ chết. Tuy nhiên tính gây ung thư
in vivo còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như: dòng động vật nhận, đặc tính miễn dịch của động vật thí nghiệm cũng nhưđặc tính của tế bào bị chuyển hóa ung thư (do virut hoặc hóa chất v.v.)
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh là in vivo các tế bào ung thư có thể dung hợp với các tế