Cách tìm ước và bội:

Một phần của tài liệu SỐ HỌC 6 - CHUONG I (Trang 40)

Muốn tìm ước của a ta có thể lần lượt chia a cho các số tự nhiên từ 1 đến a để xét xem a chia hết cho những số nào, khi đó các số ấy là ước của a.

Ví dụ : Ư(15) = {1 ; 3 ; 5 ; 15}

Hoạt động 5 : Củng cố

- Số nào luôn xuất hiện trong tập hợp bội, ước của một số ? - Nhận xét số bội số và số ước số của một số ?

- Điền cụm từ thích hợp vào các câu sau đây :

- Sĩ số học sinh lớp 6/1 là ... vì khi sắp 3 hàng thì số học sinh mỗi hàng đều bằng nhau.

- Tổ 4 có 8 học sinh được chia đều thành các nhóm . Số nhóm là ... .

Hoạt động 6 : Dặn dò

- HS học bài theo SGK.

- HS làm các bài tập 111 đến 114 SGK .

- Thử tổ chức trò chơi “Đua ngựa về đích” như SGK và tìm ra quy luật để luôn luôn thắng nếu mình đi trước hoặc bạn đi trước.

- Tiết sau : “Số nguyên tố - Hợp số - Bảng số nguyên tố”

*Rút kinh nghiệm

……….... .

***************************

Tuần: 9

Tiết: 26 § 14 - SỐ NGUYÊN TỐ - HỢP SỐ - BẢNG SỐ NGUYÊN TỐ Soạn : Giảng:

I/MỤC TIÊU : Qua bài này học sinh cần :

- Nắm được định nghĩa số nguyên tố, hợp số.

- Biết nhận ra một số nguyên tố hay hợp số trong trường hợp đơn giản, thuộc lòng 10 số nguyên tố đầu tiên, hiểu được cách lập bảng số nguyên tố ( Sàng Ơ-ra-to-xlen)

- Biết vận dụng các dấu hiệu chia hết để nhận biết hợp số.

II/PHƯƠNG PHÁP : Đặt và giải quyết vấn đề.

III/CHUẨN BỊ : Sgk , bảng phụ ( ghi bài tập ) bảng nhóm.

- GV chuẩn bị bảng số tự nhiên trong phạm vi 100 và phấn màu để sàng lấy các số nguyên tố không vượt quá 100.

Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh . Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi 1 : Trong các câu sau đây, câu nào đúng câu nào sai ?

- Nếu a là bội của b thì a chia hết cho b. - Nếu a chia hết cho b thì b là ước của a. - Nếu b là ước của a thì a là bội của b.

Câu hỏi 2 : Nêu cách tìm ước và bội của một số a . Tìm Ư(2) ; Ư(3) ; Ư(4) ; Ư(5) ; Ư(6)

PHẦN HƯỚNG DẪN CỦA THẦY GIÁO

VÀ HOẠT ĐỘNG HỌC SINH PHẦN NỘI DUNGCẦN GHI NHỚ

Hoạt động 3 : Số nguyên tố - Hợp số

- Nhận xét số ước số của 2, 3, 5. GV giới thiệu định nghĩa số nguyên tố.

- Một số tự nhiên a là số nguyên tố thì phải thoả mãn những điều kiện nào ?

- Số 4, 6 có mấy ước số. So với số ước số của số nguyên tố để GV giới thiệu hợp số.

- Muốn chứng tỏ một số là số nguyên tố, ta phải làm gì ?

- HS làm bài tập ? SGK.

- Số 0 (số 1) có phải là số nguyên tố không ? có phải là hợp số không ?

- Trong 10 số tự nhiên đầu tiên, số nào là số nguyên tố, số nào là hợp số ?

- Tìm số nguyên tố , hợp số trong các số sau : 102, 513, 145, 11, 13 ?

- Mọi số chẵn là hợp số. Đúng hay sai ? Vì sao ?

Một phần của tài liệu SỐ HỌC 6 - CHUONG I (Trang 40)