a/ Ví dụ 1: Tìm ƯC của (24; 18) ƯCLN (24;18) = 2.3 = 6
Nên ƯC(24;18) ∈ Ư(6) = {1;2;3;6} b/ Ví dụ 2: Tìm ƯC(12;30) 12 = 22.3 30 = 2.3.5 ƯCLN(12;30) = 2.3 = 6 ƯC(12;30)∈ Ư(6) = {1;2;3;6} *Quy tắc: SGK
Hoạt động 5 : Luyện tập tìm ƯC thông qua ƯCLN
* Mục tiêu: HS nắm vững kiến thức tìm ƯC thông qua ƯCLN
- GV cho HS thực hiện hoạt động nhóm BT 142b/56 sgk
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, lớp nhận xét sửa sai. BT: Tìm ƯC(180;234) 180 = 22.32.5 234 = 2.32.13 ƯCLN(180;234) = 2.32 = 18 ƯC(180;234)∈ Ư(18) = {1;2;3;6;9;18} Hoạt động 6 : Củng cố & Dặn dò: - Về học bài, làm bài 142->146/56;57 SGK. - Hướng dẫn bài 143/ 56 SGK. *Rút kinh nghiệm ………... ………... . ***************************
Tuần: 11 Tiết: 33
LUYỆN TẬP Soạn :
Giảng:
I/MỤC TIÊU : Qua bài này học sinh cần :
- Rèn kỹ năng tìm ƯCLN, ƯC thông qua tìm ƯCLN của hai hay nhiều số . - Rèn tính linh động sáng tạo trong khi làm bài tập .
II/PHƯƠNG PHÁP : Đặt và giải quyết vấn đề.
III/CHUẨN BỊ : Sgk , bảng phụ ( ghi bài tập ) bảng nhóm . IV/NỘI DUNG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh . Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi 1 : Thế nào là ƯCLN của hai hay nhiều số. Nêu cách tìm ƯCLN bằng cách phân tích các
số ra thừa số nguyên tố. Tìm ƯCLN(16;24)
Câu hỏi 2 : Tìm ƯC (64;72) .
PHẦN HƯỚNG DẪN CỦA THẦY GIÁO VÀ HOẠT ĐỘNG HỌC SINH VÀ HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
PHẦN NỘI DUNGCẦN GHI NHỚ CẦN GHI NHỚ
Hoạt động 3 : Tìm ƯCLN, ƯC thông qua tìm ƯCLN
Bài tập 142/56 sgk:
- GV cho học sinh thực hiện các bài toán tìm ƯCLN BT142/sgk.
Bài tập 143/56 sgk:
- GV treo bảng phụ đề bài 143/sgk - H: Theo đề ta có nhận xét gì về giá trị
của a?
- GV cho một HS lên bảng thực hiện. - Bài tập 142/56 sgk: a) ƯCLN(16;24) = 8 ƯC(16;24)=Ư(8)={1 ; 2 ; 4 ; 8} c) ƯCLN(60;90;135) = 15 ƯC(60;90;135)=Ư(15)={1;3;5;15} Bài tập 143/56 sgk: Theo đề ta có: Số a = ƯCLN(420;700) ƯCLN(420;700) = 140 Vậy a = 140.
Hoạt động 4 : Tìm ƯC có điều kiện của hai hay nhiều số .
* Mục tiêu: HS biết lí luận để đưa một bài toán về dạng tìm ƯCLN , ƯC
Bài tập 146/57 sgk :
- GV treo bảng phụ đề bài 146/sgk
- Số tự nhiên x phải thoả mãn điều kiện gì ? - H: Nhận xét gì về giá trị của x?
- Cách tìm ƯC thông qua ƯCLN như thế nào ?
Bài tập 146/57 sgk :
x là ước chung của 112 và 140. ƯCLN(112;140) = 28
ƯC(112;140)=Ư(28)= {1;2;4;7;14;28} Vì 10<x<20 nên x = 14.
Hoạt động 5 : Giải bài toán ƯCLN
* Mục tiêu: HS biết lí luận để đưa một bài toán về dạng tìm ƯCLN, ƯC.
Bài tập 145/56 sgk:
- GV treo bảng phụ đề bài 145/sgk
- H: Để cắt được hình vuông thì cạnh của hình vuông cần thõa mãn điều gì?
- GV hướng dẫn HS lí luận trình bày bài toán.
Bài tập 145/ 56 sgk:
Gọi a là cạnh của hình vuông được cắt. Theo đề ta có 75 a ; 105 a và a lớn nhất nên ƯCLN(75;105).
ƯCLN(75;105) = 15
Cạnh hình vuông lớn nhất cần tìm là: a =15cm
Hoạt động 6 : Củng cố & Dặn dò
- Nêu quy tắc tìm ƯCLN, ƯC
- BTVN: 147, 148/ sgk. Chuẩn bị bài : “BCNN”
*Rút kinh nghiệm
………...
*************************** Tuần: 12
Tiết: 34 § 18 - BỘI CHUNG NHỎ NHẤT Soạn : Giảng:
I/MỤC TIÊU : Qua bài này học sinh cần :
- Hiểu được thế nào là BCNN của hai hay nhiều số.
- Biết cách tìm BCNN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố. - Phân biệt được hai quy tắc tìm ƯCLN và BCNN.
- Tiếp tục rèn kỹ năng phân tích các số ra thừa số nguyên tố.
- Rèn tính cẩn thận khi phân tích các số ra thừa số nguyên tố và lập tích.
II/PHƯƠNG PHÁP : Đặt và giải quyết vấn đề.
III/CHUẨN BỊ : Sgk , bảng phụ ( ghi bài tập ) bảng nhóm . IV/NỘI DUNG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh . Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi 1 : Thế nào là ƯCLN của hai hay nhiều số ? Vận dụng quy tắc tìm ƯCLN bằng cách
phân tích các số ra thừa số nguyên tố để tìm ƯCLN(12;18).
Câu hỏi 2: Viết các bội của 4; bội của 6?
VÀ HOẠT ĐỘNG HỌC SINH CẦN GHI NHỚ
Hoạt động 3 : Bội chung nhỏ nhất
* Mục tiêu: Học sinh nhận biết được bội chung của hai hay nhiều số.
- Tìm BC(4;6). Cho biết số nhỏ nhất khác 0 trong các bội chung của 4 và 6.
- GV giới thiệu BCNN của hai hay nhiều số. So sánh khái niệm BCNN và ƯCLN của hai hay nhiều số. - GV nêu ký hiệu BCNN. - Tìm B(12). So sánh BC(4;6) với B(12). Nhận xét . - GV nêu chú ý trong SGK. - Vậy ta còn có cách nào tìm BCNN mà không cần liệt kê như trên không?