- Ban quản trị:
2.2.5. Tình hình quản lý chi phí của công ty.
Tình hình quản lý chi phí của công ty được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 10: Tình hình quản lý các loại chi phí kinh doanh của công ty qua hai năm 2010 và 2011.
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 % tăng
(giảm)
Giá vốn hàng bán Đồng 87.934.567.650 113.299.245.483 28,84 Chi phí bán hàng Đồng 782.564.176 1.243.786.760 58,94 Chi phí quản lý doanh nghiệp Đồng 2.224.279.780 2.589.191.174 16,40 Doanh thu bán hàng Đồng 95.549.678.596 121.239.196.676 26,89 Tỷ lệ giá vốn hàng bán/
doanh thu bán hàng. % 92,03 93,45
Tỷ lệ chi phí bán hàng/
doanh thu bán hàng. % 0,82 1,03
Tỷ lệ chi phí quản lý doanh
nghiệp/ doanh thu bán hàng. % 2,33 2,13
•Đánh giá về Giá vốn hàng bán/ doanh thu bán hàng.
Năm 2011, giá vốn hàng bán của doanh nghiệp tăng hơn so với năm 2010. Giá vốn năm 2011 là 113.299.245.483 đồng và năm 2010 là 87.934.567.650 đồng, tăng 28,84%. Sở dĩ giá vốn hàng bán của doanh nghiệp tăng là do có sự biến động của tỷ giá hối đoái, cụ thể là tỷ giá USD/VND, tỷ giá chéo JPY và VND. Sự thay đổi này ảnh hưởng đến giá mua hàng tính theo ngoại tệ để trả nhà
cung cấp, thuế nhập khẩu phải nộp cho từng lô hàng, chi phí vận chuyển, bảo hiểm hàng hóa từ cảng về kho của công ty.
Tỷ lệ Giá vốn hàng bán/ doanh thu bán hàng năm 2010 là 92,03%, năm 2011 là 93,45%. Điều này cho thấy trong 100 đồng doanh thu thì giá vốn hàng bán chiếm 92,03 đồng năm 2010 và 93,45 đồng năm 2011. Giá vốn hàng bán qua các năm vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp. Sự biến động của tỷ giá ngoại tệ là nguyên nhân khách quan của nền kinh tế, do đó để giảm giá vốn hàng bán doanh nghiệp có thể giảm chi phí vận chuyển, bảo quản hàng hóa bằng cách đa dạng hóa các hình thức vận chuyện, có thể vừa thông qua các nhà vận chuyển khác nhau với các đơn hàng khác nhau hoặc có thể vận chuyển trực tiếp bằng đội ngũ lái xe của công ty.
•Đánh giá về Chi phí bán hàng/ doanh thu bán hàng.
Để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thì mỗi công ty đều phải quan tâm chú trọng công tác bán hàng. Từ đó chi phí bán hàng tồn tại như một tất yếu.
Chi phí bán hàng được hiểu là toàn bộ những chi phí phát sinh trong công tác bán hàng của doanh nghiệp.
Việc sử dụng chí phí bán hàng một cách hợp lý sẽ vừa tiết kiệm chi phí nhưng lại đạt được những chỉ tiêu cần thiêt cho bán hàng.
Từ bảng số liệu trên ta thấy chi phí bán hàng năm 2011 đã tăng so với năm 2010. Năm 2010, chí phí bán hàng là 782.564.176 đồng thì đến năm 2011, chi phí này là 943.786.760 đồng, với tỷ lệ tăng tương ứng 58,94%. Chi phí này tăng lên là một điều tất yếu bởi trong năm 2011 doanh nghiệp tiêu thụ được nhiều hàng hóa hơn. Chi phí bán hàng này bao gồm các chi phí vận chuyển, chi phí đóng gói, chi phí nhân viên giao hàng, chi phí công tác cho nhân viên bán hàng, chi phí thuê kho bãi,…Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu cho biết để 100 đồng doanh thu, doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí. Năm 2010, để có 100 đồng doanh thu bán hàng doanh nghiệp phải bỏ ra 0,82 đồng chi phí bán
hàng.Năm 2011, phải mất 1,03 đồng chi phí bán hàng để có được 100 đồng doanh thu bán hàng.
Tuy nhiên,tỷ lệ tăng của chi phí bán hàng là 58,94% lớn hơn tỷ lệ tăng của doanh thu là 26,89%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã quản lý chi phí bán hàng không tốt. Theo dõi chi tiết ta thấy rằng, sở dĩ chi phí này tăng lên chủ yếu là do sự tăng của chi phí vận chuyển. Nguyên nhân là do trong năm thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp mở rộng thêm ở các tỉnh miền Nam, những tỉnh xa so với hai kho hàng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Để tạo điều kiện cho việc tiêu thụ hàng hóa được nhanh chóng và dễ dàng, công ty cũng có một đội ngũ lái xe riêng. Cùng với nguyên nhân chủ quan do sự biến động của dầu mỏ thế giới làm tăng chi phí xăng xe, chi phí bảo dưỡng,..thì các khoản chi phí này cũng do các lái xe tự khai. Điều này khiến cho doanh nghiệp khó khăn trong việc quản lý. Do đó, để giảm chi phí bán hàng này, doanh nghiệp cần có những biện pháp cải thiện tình hình như việc khoán xe từng nhân viên giao hàng, mua thẻ xăng cho nhân viên,…
•Đánh giá về Chi phí quản lý doanh nghiệp/ doanh thu bán hàng.
Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2010 là 2.224.279.780 đồng, năm 2011 là 2.589.191.174 đồng, tăng 16,4%. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm các khoản tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm y tế cho bộ phận quản lý doanh nghiệp, chi phí điện nước, các khoản chi tiếp khách, hội nghị,… Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp/doanh thu bán hàng năm 2009 là 2,33% và năm 2010 là 2,13%. Tỷ lệ này giảm mặc dù chi phí này vẫn tăng cho thấy rằng tốc độ tăng của doanh thu lơn hơn tốc độ tăng của chi phí quản lý doanh nghiệp.
Như vậy, có thể thấy giá vốn hàng bán, chi phi bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ. Các loại chi phí này sẽ tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Để tăng lợi nhuận thì không phải chỉ đơn thuần là giảm các loại chi phí
trên mà nên theo xu hướng các loại chi phí đều tăng nhưng tốc độ tăng của chi phí nhỏ hơn tốc độ tốc độ tăng của doanh thu. Có như vậy, việc kinh doanh của công ty mới thể hiện có hiệu quả và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.