Tình hình quản lý thu hồi tiền bán hàng của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chiến lược Giải pháp kinh tế, tài chính góp phần đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH Cung ứng Vật tư Y tế DTH. (Trang 63)

- Ban quản trị:

2.2.4 Tình hình quản lý thu hồi tiền bán hàng của doanh nghiệp.

Tình hình quản lý công nợ của Công ty được thể hiện qua Bảng 9.

Cùng với sự tăng lên của doanh thu bán hàng thì nợ phải thu bình quân của công ty cũng tăng lên. Năm 2010, nợ phải thu bình quân là 17.621.163.537 đồng lên đến 23.217.220.022 đồng năm 2011, với tỷ lệ tăng 31,76% ứng với 5.596.056.490 đồng. Tỷ lệ tăng của nợ phải thu bình quân là 31,76% lớn hơn tỷ lệ tăng của doanh thu bán hàng là 26,89%. Điều này có thể thấy là do trong năm khoản trả trước cho người bán bình quân tăng lên một cách nhanh chóng. Trong nợ phải thu bình quân thì phải thu của khách hàng bình quân chiếm một tỷ trọng lớn. Phải thu của khách hàng bình quân tăng thêm 3.231.343.170 đồng với tỷ lệ tăng là 18,98% từ 17.027.994.018 đồng năm 2009 lên 20.259.337.183 đồng năm 2011. Trả trước cho người bán bình quân tăng từ 586.503.142 đồng năm 2010 lên 2.949.464.763 đồng năm 2011, tương ứng với số tuyệt đối là 2.362.961.621 đồng, ứng với tỷ lệ tăng 402,89%. Sự tăng lên đột biến của khoản trả trước cho người bán là do trong năm công ty có nhiều đơn đặt hàng của khách hàng và nhu cầu dự trữ hàng tồn kho của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp thương mại, nợ phải thu bình quân lớn như thế này sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động của

doanh nghiệp, vì nó là một loại vốn bị chiếm dụng, không sinh lời nhưng doanh nghiệp vẫn phải trả chi phí. Tuy nhiên đối với Công ty TNHH Cung ứng Vật tư Y tế DTH, doanh nghiệp chuyên cung cấp các loại thiết bị tế. Khách hàng chủ yếu là các công ty thương mại, các bệnh viện, các phòng khám, viện nghiên cứu. Đây là loại khách hàng mà khả năng trả nợ luôn được đảm bảo. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân do đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty. Khi có đơn đặt hàng của khách hàng, công ty phải đặt hàng bên hãng sản xuất. Sau khi có hàng hóa đầy đủ cần cung cấp, khi đó mới trao cho khách hàng. Khi các thiết bị được lắp đặt, khách hàng kiểm nghiệm và chứng nhận đủ tiêu chuẩn thì khách hàng mới trả tiền cho doanh nghiệp. Điều này làm cho những khoản phải thu của khách hàng trong tổng nợ phải thu chiếm tỷ trọng lớn và có số lượng lớn.

Công tác tổ chức thu hồi tiền được công ty bố trí cho nhân viên kinh doanh. Bên cạnh việc bán hàng, các nhân viên kinh doanh sẽ có trách nhiệm phối hợp với phòng kế toán đáp ứng hoặc giao hàng tới tận khách hàng của mình, đồng thời họ cũng là người đôn đốc thu tiền hàng. Giám sát bộ phận này gồm có một phó giám đốc một cán bộ kế toán chuyên kiểm tra liên hệ và cập nhập thường xuyên công nợ của từng khách hàng. Năm 2011 so với năm 2010, doanh thu bán hàng tăng lên đồng thời nợ phải thu bình quân cũng tăng và tăng với tốc độ nhanh hơn. Theo các thông tin chi tiết đã được trình bày như trên thì có thể thấy công tác thu hồi tiền trong năm vẫn được duy trì ổn định và không có chiều hướng xấu đi.

Vòng quay các khoản phải thu năm 2010 đã giảm 0,2 vòng so với năm 2010, đã làm cho kỳ thu tiền bình quân tăng lên 2 ngày. Sự thay đổi này là không đáng kể và không phải là một dấu hiệu xấu. Vòng quay hàng tồn kho năm 2011 là 4,25 vòng, giảm 0,46 vòng so với năm 2009 là 4,71 vòng. Điều này cho thấy trong năm các thiết bị liên tục được bán ra và hàng hóa cũng luôn được nhập về.

Như vậy, công tác quản lý thu hồi tiền bán hàng của doanh nghiệp trong năm 2011 vẫn được duy trì và mang lại kết quả tốt cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chiến lược Giải pháp kinh tế, tài chính góp phần đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH Cung ứng Vật tư Y tế DTH. (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w