Phương pháp nghiên cứu trí tuệ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số kích thước hình thái và trí tuệ của học sinh trường Trung học phổ thông Yên Lạc 1, Huyện Yên Lạc, Tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 43)

6. Những đóng góp mới của đề tài

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu trí tuệ

Năng lực trí tuệ được xác định bằng phương pháp trắc nghiệm, sử dụng

test “Khuôn hình tiếp diễn” của Raven, bộ A, B, C, D, E (loại dùng cho người

bình thường từ 6 tuổi trở lên). Test Raven gồm 60 khuôn hình, chia thành 5 bộ A, B, C, D, E. Mỗi bộ gồm 12 khuôn hình có cấu trúc theo nguyên tắc độ khó tăng dần từ câu 1 đến câu 12 trong mỗi bộ. Từng bộ A, B, C, D, E có nội

dung riêng.

Trong đó:

- Bộ A thể hiện tính toàn vẹn và liên tục của cấu trúc.

- Bộ B thể hiện sự tương đồng giữa các cặp hình.

- Bộ C thể hiện tính tiếp diễn, lôgích của sự biến đổi cấu trúc.

- Bộ D thể hiện sự thay đổi vị trí của các hình.

- Bộ E thể hiện sự phân tích cấu trúc các bộ phận cấu thành.

Sau khi hướng dẫn cách thực hiện, mỗi đối tượng thực nghiệm được

phát một quyển test Raven và một phiếu trả lời trắc nghiệm để làm bài hoàn

hạn chế thời gian. Cứ mỗi bài tập trả lời đúng được 1 điểm. Thu kết quả và

tính điểm thô dựa theo khóa điểm của Raven [27]. Chỉ có bài tập nào có độ kỳ

vọng cho phép thì mới được tính, nếu không đáp ứng yêu cầu sẽ bị loại và phải làm lại. Sau khi có điểm test Raven, chỉ số IQ được tính theo công thức:

100 15   x SD X X IQ (1) Trong đó: IQ - chỉ số thông minh

X - điểm trắc nghiệm cá nhân

X - điểm trắc nghiệm trung bình của nhóm người cùng độ tuổi

SD - độ lệch chuẩn.

Mức trí tuệ được xác định dựa vào chỉ số IQ, được đối chiếu với thang

phân loại trí tuệ của D.Wechsler [29] theo bảng 2.4.

Bảng 2.4. Mức trí tuệ theo chỉ số IQ.

STT Chỉ số thông minh (IQ) Mức trí tuệ Phân loại

1 ≥ 130 I Rất xuất sắc

2 120 – 129 II Xuất sắc

3 110 – 119 III Thông minh

4 90 – 109 IV Trung bình

5 80 – 89 V Tầm thường

6 70 – 79 VI Kém

7 ≤ 70 VII Ngu độn

2.2.3. Phương pháp nghiên cứu trạng thái cảm xúc

Trạng thái cảm xúc được xác định bằng phương pháp tự đánh giá C.A.H (CAMOЧYBCTBO, AKTИHBHOCTb, HACTPOEHИE). Phiếu trắc

nghiệm gồm 30 câu hỏi đánh giá trạng thái cảm xúc về sức khoẻ, tính tích cực

và tâm trạng, mối liên hệ giữa chúng.

Mỗi đối tượng thực nghiệm được phát một phiếu trắc nghiệm tự đánh

giá về cảm xúc và trạng thái cảm xúc. Đối tượng thực nghiệm sẽ khoanh tròn vào mức độ trạng thái tương ứng (từ 1 đến 9). Sau đó tính tổng điểm của từng

chỉ tiêu về cảm xúc và đánh giá trạng thái cảm xúc theo bảng 2.5.

Bng 2.5. Tiêu chuẩn đánh giá về cảm xúc.

Mức điểm Tổng điểm Đánh giá

Tối đa 270 Rất tốt

Trung bình 150 Bình thường

Tối thiểu 30 Rất xấu

Nhóm C (cảm xúc về sức khỏe), gồm các câu hỏi 1, 2, 7, 8, 13, 14, 19, 20,

25, 26.

Nhóm A (cảm xúc về tính tích cực), gồm các câu hỏi 3, 4, 9, l0, 15, 16, 21,

22, 27, 28.

Nhóm H (cảm xúc về tâm trạng), gồm các câu hỏi 5, 6, 11, 12, 17, 18, 23,

24, 29, 30.

2.2.4. Phương pháp nghiên cứu kiểu hình thần kinh

- Kiểu hình thần kinh được xác định bằng phương pháp test Eysent.

Test Eysent gồm 57 câu bài tập được xây dựng dựa trên hai yêu cầu là phản ứng hành vi và đời sống cảm xúc. Trong đó:

+ Câu 1, 3, 5, 8, 13, 17, 20, 22, 25, 27, 29, 30, 32, 34, 37, 39, 41, 44, 46, 49, 51, 53, 56 thể hiện tính hướng ngoại của đối tượng nghiên cứu. Người

có kiểu hình thần kinh hướng ngoại luôn muốn tham gia các hoạt động bề nổi,

+ Câu 2, 4, 7, 9, 11, 14, 16, 19, 21, 23, 26, 28, 31, 33, 35, 38, 40, 43, 45, 47, 50, 52, 55, 57 thể hiện tính hướng nội của đối tượng nghiên cứu. Người có kiểu hình thần kinh hướng nội luôn lấy mình làm trung tâm, hay tự

dày vò, dằn vặt bản thân, có suy nghĩ băn khoăn đắn đo trước những hoàn cảnh éo le, hay nhút nhát, thẹn thùng, rụt rè, e lệ.

+ Câu 6, 10, 12, 15, 18, 24, 36, 42, 48, 54 thể hiện kiểu trung tính. Các bước tiến hành như sau:

Nghiệm viên phát cho mỗi mỗi nghiệm thể một phiếu trắc nghiệm, yêu cầu nghiệm thể ghi đầy đủ các thông tin vào phiếu. Sau đó, nghiệm viên

hướng dẫn nghiệm thể cách thực hiện test. Nếu đồng ý với nội dung câu hỏi

thì đánh dấu (+) và đánh dấu (-) nếu không đồng ý với nội dung câu hỏi.

Phiếu trắc nghiệm của học sinh được chấm điểm và phân loại theo tiêu chuẩn của H.J.Eysenok. Mỗi một dấu (+) cho 1 điểm, mỗi dấu (-) cho 0 điểm.

Điểm lí thuyết có thể xáy ra như sau:

- Kiểu hướng ngoại có 24 câu, điểm tối đa là 24 điểm.

- Kiểu hướng nội có 24 câu, điểm tối đa là 24 điểm.

- Kiểu trung tính có 9 câu, điểm tối đa là 9.

Phiếu có tổng số điểm hướng ngoại lớn hơn hướng nội thì đối tượng

nghiên cứu thuộc kiểu hình thần kinh hướng ngoại. Phiếu có tổng số điểm hướng nội lớn hơn hướng ngoại thì đối tượng nghiên cứu thuộc kiểu hình thần kinh hướng nội. Nếu số điểm hướng nội và hướng ngoại không chênh lệch

quá 12 ± 2 thì xếp vào kiểu trung tính.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số kích thước hình thái và trí tuệ của học sinh trường Trung học phổ thông Yên Lạc 1, Huyện Yên Lạc, Tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)