6. Những đóng góp mới của đề tài
3.4.1. Kiểu hình thần kinh hướng ngoại
Kết quả nghiên cứu kiểu hình thần kinh hướng ngoại của học sinh theo
lớp tuổi và theo giới tính được thể hiện trong bảng 3.10 và hình 3.10.
Kết quả nghiên cứu kiểu hình thần kinh hướng ngoạiở học sinh từ 16 - 18 tuổi cho thấy, tỷ lệ học sinh có kiểu hình thần kinh hướng ngoại chiếm
56,48%. Trong đó ở học sinh nam có kiểu hướng ngoại chiếm tỷ lệ 29,07% còn ở học sinh nữ là 27,41%.
Bảng 3.10. Điểm hướng ngoại của học sinh theo lớp tuổi và theo giới tính.
Điểm hướng ngoại
Nam Nữ Tuổi n X1 ± SD Tăng n X2 ± SD Tăng X 1 -X 2 p 16 90 13,76 ± 3,46 - 90 13,81 ± 3,27 - - 0,05 > 0,05 17 90 13,94 ± 3,46 0,18 90 13,93 ± 3,40 0,12 0,01 > 0,05 18 90 14,79 ± 3,15 0,85 90 14,51 ± 3,11 0,58 0,28 > 0,05 Chung 270 14,16 ± 3,37 270 14,09 ± 3,26 0,07 > 0,05 Tăng trung bình/năm 0,52 0,35
Các kết quả nghiên cứu trong bảng 3.10 cho thấy, điểm hướng ngoại
của học sinh tăng dần theo tuổi đối với học sinh nam điểm này thấp nhất lúc
16 tuổi (13,76 điểm) và cao nhất lúc 18 tuổi (14,79 điểm). Còn ở nữ thấp nhất
độ tăng điểm hướng ngoại không đồng đều ở nam và nữ. Ở nam chỉ số này
tăng nhiều nhất vào giai đoạn 17 - 18 tuổi (0,85 điểm), còn ở nữ là giai đoạn
17 - 18 tuổi (0,58 điểm).
Hình 3.10. Biểu đồ kiểu hình thần kinh hướng ngoại của học sinh theo lớp tuổi và theo giới tính.
Trong cùng độ tuổi 16, 17, 18 sự khác nhau về điểm hướng ngoại của học
sinh nam và học sinh nữ không đáng kể, không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Nhìn chung , điểm hướng ngoại của học sinh nam và nữ không khác nhau.