Sự phân bố học sinh theo mức trí tuệ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số kích thước hình thái và trí tuệ của học sinh trường Trung học phổ thông Yên Lạc 1, Huyện Yên Lạc, Tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 59)

6. Những đóng góp mới của đề tài

3.2.2. Sự phân bố học sinh theo mức trí tuệ

Để đánh giá năng lực trí tuệ của học sinh chúng tôi tiếp tục nghiên cứu

mức trí tuệ theo lớp tuổi và theo giới tính.

Kết quả nghiên cứu sự phân bố học sinh theo mức trí tuệ, theo tuổi và theo giới tính được trình bày trong bảng 3.7.

Bảng 3.7. Sự phân bố học sinh theo mức trí tuệ và theo giới tính.

Phân bố học sinh theo các mức trí tuệ (%) Tuổi Giới tính n I II III IV V VI VII Nam 90 1,11 6,66 24,45 56,67 10,00 1,11 0,00 Nữ 90 0,00 6,66 28,89 46,67 15,56 2,22 0,00 16 Chung 180 0,55 6,67 26,67 51,67 12,78 1,66 0,00 Nam 90 2,22 7,77 26,67 45,56 16,67 1,11 0,00 Nữ 90 0,00 3,33 36,67 48,89 11,11 0,00 0,00 17 Chung 180 1,11 5,56 31,67 47,22 13,89 0,55 0,00 Nam 90 3,33 10,00 25,56 48,89 12,22 0,00 0,00 Nữ 90 1,11 4,45 30,00 53,33 11,11 0,00 0,00 18 Chung 180 2,22 7,22 27,78 51,11 11,67 0,00 0,00 Nam 270 2,22 8,15 25,56 50,37 12,96 0,74 0,00 Nữ 270 0,37 4,82 31,85 49,63 12,59 0,74 0,00 Tổng Chung 540 1,30 6,48 28,70 50,00 12,78 0,74 0,00

Sự phân bố học sinh theo mức trí tuệ, theo lớp tuổi và theo giới tính được minh họa trên hình 3.7(a), 3.7(b), 3.7(c).

0 10 20 30 40 50 60

I II III IV V VI VII Mức trí tuệ

T lệ % Tuổi 16 Tuổi 17 Tuổi 18

Hình 3.7(a). Đồ thị biểu diễn sự phân bố học sinh nam theo mức trí tuệ

và theo lớp tuổi. 0 10 20 30 40 50 60

I II III IV V VI VII Mức trí tuệ

T lệ % Tuổi 16 Tuổi 17 Tuổi 18

Hình 3.7(b). Đồ thị biểu diễn sự phân bố học sinh nữ theo mức trí tuệ

0 10 20 30 40 50 60

I II III IV V VI VII Mức trí tuệ

T lệ % Nam Nữ

Hình 3.7(c). Đồ thị biểu diễn sự phân bố học sinh theo mức trí tuệ

và theo giới tính.

Kết quả ở bảng 3.7 và hình 3.7 cho thấy, tỉ lệ học sinh có mức trí tuệ I cao nhất ở lớp tuổi 18 (2,22 %), kế đến là lớp tuổi 17 (1,11%) và thấp nhất ở

lớp tuổi 16 (0,55 %). Tỉ lệ học sinh có mức trí tuệ II cao nhất ở lớp tuổi 18 (7,22 %), kế đến là lớp tuổi 16 (6,67 %) và thấp nhất ở lớp tuổi 17 (5,56 %).

Đối với mức trí tuệ III, học sinh lớp tuổi 17 chiếm tỉ lệ cao nhất (31,67%), kế đến là lớp tuổi 18 (27,78%) và 16 (26,67%). Đối với mức trí tuệ IV, học sinh lớp tuổi 16 chiếm tỉ lệ cao nhất (51,67 %), kế đến là lớp tuổi 18 (51,11%) và thấp nhất ở lớp tuổi 17 (47,22%). Ở mức trí tuệ V, học sinh lớp tuổi 17 chiếm tỉ lệ cao nhất (13,89%), kế đến là lớp tuổi 16 (12,78%) và thấp nhất ở lớp tuổi

18 (11,67%). Ở mức trí tuệ VI, học sinh lớp tuổi 16 chiếm tỉ lệ cao nhất (1,66%), kế đến là lớp tuổi 17 (0,55%) và thấp nhất ở lớp tuổi 18 (0%). Không có học sinh nào thuộc mức trí tuệ VII. Trong sáu mức trí tuệ, tỉ lệ học

sinh có mức trí tuệ IV cao nhất (47,22% - 51,67%), kế đến là mức trí tuệ III (26,67% - 31,67%), mức trí tuệ V (11,67% - 13,89%), mức trí tuệ II (5,56% - 7,22%), mức trí tuệ VI (0,55% - 1,66%), mức trí tuệ I (0,55% – 2,22%).

Qua bảng 3.7 và hình 3.7 có thể thấy, đối với ba lớp tuổi tỉ lệ học sinh có các mức trí tuệ I, II, III luôn cao hơn tỉ lệ học sinh có các mức trí tuệ V, VI. Tỉ lệ học sinh có mức trí tuệ trung bình luôn cao nhất. Ở lớp tuổi 16, tỉ lệ

học sinh có các mức trí tuệ I, II, III tương ứng là 0,55%, 6,67%, 26,67%. Tỉ lệ

học sinh có mức trí tuệ V, VI tương ứng là 12,78, 1,66%. Mức trí tuệ IV có tỉ

lệ học sinh cao nhất (51,67%). Ở lớp tuổi 17, tỉ lệ học sinh có các mức trí tuệ

I,II, III tương ứng là 1,11%, 5,56%, 31,67%. Tỉ lệ học sinh có mức trí tuệ V,

VI tương ứng là 13,89%, 0,55%. Mức trí tuệ IV có tỉ lệ học sinh cao nhất

(47,22%). Ở lớp tuổi 18, tỉ lệ học sinh có các mức trí tuệ I, II, III tương ứng là 2,22%, 7,22%, 27,78%. Tỉ lệ học sinh có mức trí tuệ V tương ứng là 11,67%. Mức trí tuệ IV có tỉ lệ học sinh cao nhất (51,11%).

Các số liệu ở bảng 3.7 cho thấy, sự phân bố học sinh theo mức trí tuệ

và theo giới tính có khác biệt. Học sinh có mức trí tuệ IV chiếm tỉ lệ cao nhất

(50,00%). Trong đó, tỉ lệ học sinh nam là 50,37%, học sinh nữ là 49,63%. Học sinh có mức trí tuệ cao (mức I, II) và mức trí tuệ thấp (mức V, VI) chiếm

tỉ lệ thấp hơn.

Tỉ lệ học sinh đạt mức trí tuệ I là 1,30%. Trong đó, tỉ lệ học sinh nam đạt mức trí tuệ I (2,22%) cao hơn học sinh nữ (0,37%). Tỉ lệ học sinh có mức

trí tuệ II là 6,48%. Trong đó, tỉ lệ học sinh nam có mức trí tuệ II (8,15%) cao

hơn học sinh nữ (4,82%). Tỉ lệ học sinh có mức trí tuệ III là 28,70%. Trong

đó, tỉ lệ học sinh nam có mức trí tuệ III (25,56%) thấp hơn học sinh nữ

(31,85%). Tỉ lệ học sinh có mức trí tuệ IV là 50,00%. Trong đó, tỉ lệ học sinh

nam có mức trí tuệ IV (50,37%) cao hơn học sinh nữ (49,63%). Đối với mức

trí tuệ V, tỉ lệ học sinh nam có mức trí tuệ V (12,96%) cao hơn học sinh nữ

(12,59%). Còn đối với mức trí tuệ VI, tỉ lệ học sinh nam có mức trí tuệ

VI (0,74%) bằng học sinh nữ (0,74%). Không có học sinh nào có mức

Nhìn chung, ở cả ba lớp tuổi đa số học sinh được nghiên cứu đều có

mức trí tuệ trung bình và thông minh. Năng lực trí tuệ không thay đổi nhiều

qua các lớp tuổi.

Theo kết quả nghiên cứu, sự phân bố học sinh theo các mức trí tuệ có

dạng phân phối chuẩn. Điều này khẳng định, sự phát triển trí tuệ của đối tượng nghiên cứu không năm ngoài quy luật phát triển chung. Trong đó, số

học sinh có chỉ số IQ ở mức trung bình chiếm tỉ lệ cao nhất 50,00%.

Tỷ lệ học sinh theo các mức trí tuệ theo trình tự từ cao đến thấp là: Mức

IV > mức III > mức V > mức II > mức I > mức VI > mức VII. Tỷ lệ học sinh

có mức trí tuệ trên trung bình tăng dần theo tuổi, còn tỷ lệ học sinh có mức trí

tuệ dưới trung bình giảm dần theo tuổi. Điều này chứng tỏ, sự phát triển trí

tuệ của học sinh phụ thuộc vào sự tích luỹ kiến thức và phương pháp lao động

trí não. Vốn thông tin đã lưu trong bộ nhớ của não có tác động làm tăng khả năng hoạt động trí tuệ. Tuy nhiên, sự phát triển trí tuệ của học sinh không chỉ

phụ thuộc vào sự phát triển và hoàn thiện của hệ thần kinh, mà còn chịu ảnh hưởng của sự phát triển chung của cơ thể và sự tác động của các yếu tố xã hội

cũng như gia đình [48]. Sự phát triển trí tuệ cũng không đơn thuần là sự biến đổi về số lượng tri thức nhiều hay ít, cũng không phải chỉ ở chỗ nắm được phương thức phản ánh chung, mà là sự biến đổi về chất trong hoạt động của

học sinh [70]. Do đó, nếu thiên về mặt này hay mặt kia sẽ dẫn đến khuynh hướng nhồi nhét tri thức. Vì vậy, trong quá trình dạy học phải chú ý đến cả

hai yếu tố, nâng cao tri thức và phát triển tư duy cho học sinh [70].

So sánh sự phân bố học sinh theo mức trí tuệ và theo giới tính cho thấy,

tỉ lệ học sinh ở từng mức trí tuệ có khác nhau. Điều này chứng tỏ, năng lực trí

tuệ của học sinh có sự khác biệt theo giới tính.

Tóm lại, năng lực trí tuệ có sự thay đổi theo lớp tuổi. Ở cùng độ tuổi,

Năng lực trí tuệ liên quan đến nhiều hiện tượng tâm lí nên việc nghiên cứu trí tuệ được coi là công việc của các khoa học liên ngành, phải có sự tham

gia của các nhà sinh lí học, tâm lí học, y học, toán học... Trong những năm

gần đây đã có nhiều tác giả nghiên cứu năng lực trí tuệ của học sinh bằng test Raven và thu được nhiều kết quả có ý nghĩa, [48], [64], [66]...

Để xét một cách toàn diện về hoạt động thần kinh chúng tôi đã nghiên cứu các yếu tố chi phối hoạt động tư duy của học sinh. Trước hết là trạng thái

cảm xúc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số kích thước hình thái và trí tuệ của học sinh trường Trung học phổ thông Yên Lạc 1, Huyện Yên Lạc, Tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 59)