Chiều cao đứng của học sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số kích thước hình thái và trí tuệ của học sinh trường Trung học phổ thông Yên Lạc 1, Huyện Yên Lạc, Tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 50)

6. Những đóng góp mới của đề tài

3.1.1. Chiều cao đứng của học sinh

Kết quả nghiên cứu chiều cao đứng của học sinh theo lớp tuổi và theo giới tính được thể hiện trong bảng 3.1 và hình 3.1.

Bảng 3.1. Chiều cao đứng của học sinh theo lớp tuổi và theo giới tính.

Chiều cao (cm)

Nam Nữ X 1-X2 p Tuổi n X1 ± SD Tăng n X2 ± SD Tăng 16 90 163,63 ± 5,76 - 90 158,58 ± 5,10 - 5,05 < 0,05 17 90 165,13 ± 5,59 1,5 90 159,46 ± 6,35 0,88 5,67 < 0,05 18 90 166,63 ± 6,73 1,5 90 160,39 ± 6,10 0,93 6,24 < 0,05 Chung 270 165,13 ± 6,15 270 159,47 ± 5,90 5,66 < 0,05 Tăng trung bình/năm 1,5 0,91

Số liệu trong bảng 3.1 cho thấy: Chiều cao đứng của học sinh nam và học sinh nữ liên tục tăng. Chiều cao đứng của học sinh nam tăng từ 163,63

cm lên 166,63 cm, mỗi năm tăng 1,5 cm. Chiều cao đứng của học sinh nữ tăng từ 158,58 cm lên 160,39 cm, mỗi năm tăng 0,91 cm. Tốc độ tăng trung

bình của học sinh nam cao hơn học sinh nữ.

Trong cùng một lứa tuổi chiều cao của học sinh nam luôn cao hơn học

sinh nữ. Cụ thể, ở học sinh 16 tuổi chiều cao trung bình của nam là 163,63 cm, của nữ là 158,58 cm, hơn nhau 5,05 cm. Lúc 17 tuổi sự khác nhau về

chiều cao đứng của học sinh nam và học sinh nữ ở cả 3 độ tuổi đều có ý nghĩa

thống kê (p<0,05) và được thể hiện qua biểu đồ hình 3.1.

Hình 3.1. Biểu đồ về chiều cao của học sinh theo lớp tuổi và theo giới tính.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số kích thước hình thái và trí tuệ của học sinh trường Trung học phổ thông Yên Lạc 1, Huyện Yên Lạc, Tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)