Chính xác chú ý của học sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số kích thước hình thái và trí tuệ của học sinh trường Trung học phổ thông Yên Lạc 1, Huyện Yên Lạc, Tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 77)

6. Những đóng góp mới của đề tài

3.6.2. chính xác chú ý của học sinh

Kết quả nghiên cứu độ chính xác chú ý của học sinh theo tuổi và theo giới tính được trình bày trong bảng 3.16 và hình 3.16.

Bảng 3.16. Độ chính xác chú ý của học sinh theo lớp tuổi và theo giới tính.

Độ chính xác chú ý (%) Nam Nữ Tuổi n X1 ± SD Tăng n X2 ± SD Tăng X 1 -X 2 p 16 90 0,971 ± 0,028 - 90 0,976 ± 0,026 - - 0,005 > 0,05 17 90 0,978 ± 0,039 0,007 90 0,973 ± 0,031 -0,003 0,005 > 0,05 18 90 0,987 ± 0,023 0,009 90 0,981 ± 0,025 0,008 0,006 > 0,05 Chung 270 0,979 ± 0,031 270 0,977 ± 0,027 0,002 > 0,05 Tăng trung bình/năm 0,008 0,003

Kết quả ở bảng 3.16 và hình 3.16 cho thấy, độ chính xác chú ý của học

sinh nam và học sinh nữ có khác nhau. Khi so sánh độ chính xác chú ý của

học sinh trong từng độ tuổi chúng tôi thấy, học sinh nữ có độ chính xác chú ý cao hơn học sinh nam ở lớp tuổi 16 là 0,005%, ở nhóm tuổi 17, 18 học sinh nam có độ chính xác chú ý cao hơn học sinh nữ tương ứng là 0,005%, 0,006%. Tuy nhiên, mức độ khác nhau về độ chính xác chú ý giữa học sinh

Hình 3.16. Biểu đồ độ chính xác chú ý của học sinh theo lớp tuổi và theo giới tính.

Sự tập trung chú ý là khả năng tạo ra các ổ hưng phấn cực đại tồn tại

trong từng thời điểm để đảm bảo phản ứng có thể xảy ra một cách có hiệu quả

nhất theo đúng quy luật hoạt động của não bộ [37]. Sự tập trung chú ý phụ

thuộc vào mức độ phát triển hoàn chỉnh của hệ thần kinh. Vì vậy, ở các lớp

tuổi từ 16 đến 18 không có sự thay đổi lớn về khả năng chú ý. Điểm khác cần lưu ý là ngoài yếu tố thần kinh ra, khả năng chú ý còn phụ thuộc vào đặc tính

riêng của từng cá thể. Chính vì vậy, học sinh có trí tuệ và năng khiếu khác

nhau sẽ có khả năng chú ý không giống nhau.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, độ tập trung chú ý và độ

chính xác chú ý của học sinh tăng dần theo tuổi không đáng kể. Hiện tượng

thay đổi khả năng chú ý có liên quan đến quá trình phát triển của hệ thần kinh,

cụ thể là với sự hoàn chỉnh hóa hệ dẫn truyền li tâm. Ngoài ra, còn có ảnh

hưởng của điều kiện rèn luyện trong học tập và cuộc sống. Có lẽ, chính việc

rèn luyện qua các kỳ thi cũng làm cho khả năng tập trung chú ý của học

Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, không có sự khác biệt về khả năng chú ý giữa học sinh nam và nữ. Chúng tôi nghĩ điều này có liên quan với mức độ hoạt động ổn định của hệ thần kinh sau dậy thì. Vì vậy, không

có sự khác biệt về khả năng chú ý theo giới tính. Nhận xét này phù hợp

với nhận xét của Trần Thị Loan [48].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số kích thước hình thái và trí tuệ của học sinh trường Trung học phổ thông Yên Lạc 1, Huyện Yên Lạc, Tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)