Cách thức tổ chức tiết Sinh hoạt lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học

Một phần của tài liệu Tổ chức tiết sinh hoạt lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 (Trang 66)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.Cách thức tổ chức tiết Sinh hoạt lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học

học sinh lớp 3

Tiết Sinh hoạt lớp được tổ chức nhằm GD KNS cho HS cũng là một dạng tiết học trong nhà trường tiểu học, cấu trúc tiết học của Sinh hoạt lớp về cơ bản cũng gồm các phần tương ứng với các mục sau sau: I) Mục tiêu; II) Chuẩn bị; III) Các hoạt động dạy - học chủ yếu. Dưới đây, người nghiên cứu tiến hành mô tả chi tiết từng phần trong kế hoạch tổ chức tiết SHL nhằm GD KNS cho HS lớp 3.

Kế hoạch sinh hoạt lớp Chủ đề:

Lớp:

I. Mục tiêu

- Mục tiêu chung (kiến thức, kĩ năng, thái độ).

- Mục tiêu giáo dục KNS ( phù hợp với chủ điểm GD).

II. Chuẩn bị

- Chuẩn bị của GV - Chuẩn bị của HS

III. Tiến hành

Tiến trình hoạt động Gợi ý

nội dung hoạt động

PP/hình thức tiến hành

1.Ổn định, gây hứng thú (5-7 phút)

- Thu hút sự chú ý của HS vào nội dung tiết học. - Tạo hứng thú cho HS tham gia vào các hoạt động.

- GV tổ chức trò chơi, kể chuyện theo tranh hoặc bắt nhịp cả lớp cùng hát một bài hát. - Giới thiệu chủ đề của

tiết học.

- Trò chơi - Bài hát - Kể chuyện

- 60 -

2. Hoạt động có chủ đích (10-15 phút)

- HS tự nhìn nhận, đánh giá ưu, khuyết điểm của bản thân trong một tuần. - GD KNS cho HS thông qua các hoạt động

- GV tổ chức HS chơi trò chơi hướng vào chủ đề.

- Tổ chức HS ngồi vòng tròn đàm thoại về chủ đề của tiết học.

- GV đưa ra hệ thống câu hỏi liên hệ với các hoạt động trong tuần của HS. - HS tự nhìn nhận những ưu, khuyết điểm của bản thân trong một tuần - GV đưa ra các tình huống để HS xử lí và tìm cách giải quyết. - Đóng vai xử lí tình huống - Thảo luận nhóm - Kể chuyện

3. Hoạt động tiếp nối (7-10 phút) - Củng cố, khắc sâu những kiến thức, kĩ năng ở hoạt động có chủ đích. - HS rèn luyện và củng cố các kĩ năng, đặc biệt là các KNS thông qua các hoạt động thực hành tiếp nối khác. - Giải quyết vấn đề - Thảo luận - Luyện tập, thực hành - Đóng vai xử lí tình huống - Đàm thoại 4. Nhận xét, dặn dò (3-5 phút) - Nhận xét thái độ học tập và biểu hiện của HS.

- Phương pháp dùng lời. - Trò chuyện

- 61 - - Nhận xét, đánh giá thái

độ biểu hiện của HS qua tiết học. - Tuyên dương HS có thành tích tốt, nhắc nhở, khích lệ các HS khác cố gắng. - Đề ra phương hướng phấn đấu hoạt động tuần tiếp theo.

- Đưa ra phương hướng phấn đấu trong tuần tới. - Dặn HS chuẩn bị tốt

cho tuần học tiếp theo.

- Nêu gương, bắt chước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Hoạt động 1: Ổn định gây hứng thú GV sẽ tổ chức trò chơi, văn nghệ để thu hút sự chú ý của HS vào nội dung tiết học. Tạo cho các em sự hứng thú, tâm lí thoải mái để bắt đầu tiết học.

* Hoạt động 2: hoạt động có chủ đích → Ở hoạt động có chủ đích, người

nghiên cứu vẫn đảm bảo mục tiêu đánh giá kết quả học tập, nề nếp, vệ sinh của HS trong tuần nhưng được tổ chức dưới hình thức khác. Thay vì HS chỉ ra ưu, khuyết điểm của nhau thì thông qua các trò chơi học tập… GV đưa ra những nội dung đàm thoại liên quan đến chủ đề tiết học, sau đó liên hệ với kết quả của HS trong một tuần. Các em tự nhìn nhận lại bản thân những việc tốt và chưa tốt của bản thân. Thông qua đó GD HS KNS phù hợp. Việc nhận xét, đánh giá được diễn ra nhẹ nhàng, không tạo áp lực tâm lí nặng nề, lo sợ cho HS. Các em được tự do bày tỏ ý kiến của bản thân, giúp các em thể hiện được sự tự tin trong giao tiếp.

* Hoạt động 3: Hoạt động tiếp nối → Ở hoạt động tiếp nối, người nghiên cứu xây dựng các nội dung liên quan đến chủ đề nhằm giúp các em khắc sâu hơn kiến thức mà GV muốn truyền đạt. Thông qua hoạt động, HS trở nên thân thiết, gần gũi, lớp học trở nên thân thiện tạo bầu không khí học tập hứng thú.

- 62 -

Qua đó các em hình thành những kĩ năng và phát triển những kĩ năng đó hỗ trợ tốt cho các môn học khác.

*Hoạt động 4: Nhận xét, dặn dò.

3.4. Thử nghiệm sƣ phạm

3.4.1. Mục đích thử nghiệm

- Thử nghiệm được tiến hành nhằm xem xét tính khả thi và giá trị thực tiễn của tiến trình tổ chức tiết Sinh hoạt lớp đã xây dựng.

- Thông qua phân tích, đánh giá kết quả thử nghiệm để bổ sung, điều chỉnh các vấn đề lí luận khi xây dựng tiến trình tổ chức, làm cho tiến trình tổ chức hợp lí và hiệu quả hơn.

3.4.2. Nhiệm vụ thử nghiệm

Thử nghiệm gồm những công việc chủ yếu sau:

- Xác định mục tiêu thử nghiệm (đánh giá hiệu quả của tiết SHL theo tiến trình đã xây dựng nhằm GD KNS cho HS).

- Xác định đối tượng, nội dung thử nghiệm.

- Thiết kế và tiến hành tiết dạy thử nghiệm theo tiến trình đã xây dựng. - Xác định thời gian, địa điểm tiến hành thử nghiệm.

- Tổng hợp kết quả và nhận xét, đánh giá.

3.4.3. Thiết kế thử nghiệm

3.4.3.1. Đối tượng và nội dung thử nghiệm

Mục đích thử nghiệm nhằm xem xét kết quả việc vận dụng tiến trình dạy học đổi mới với những thay đổi về cách thức tổ chức các hoạt động trong tiết SHL nhằm GD KNS cho HS. Hướng tới mục đích đó, đề tài lựa chọn một tiết SHL để minh họa cho tiến trình thử nghiệm.

Tiết thử nghiệm: Tuần 4 (Thứ 6, ngày 28/9/2013): SHL theo chủ đề: “Vòng tay bạn bè”.

Lớp thử nghiệm: lớp 3E, trường Tiểu học Thạch Khôi, sĩ số: 32 HS. Người nghiên cứu tiến hành dạy thử nghiệm.

- 63 -

3.4.3.2. Nội dung thử nghiệm

Nội dung thử nghiệm gồm thiết kế tiết học thử nghiệm, tiến trình bài lên lớp, nội dung và cách thức tổ chức các hoạt động trong tiết SHL tuần 4, chủ đề: “Vòng tay bạn bè”.

3.4.4. Thời gian thử nghiệm

Đặc điểm lớp thử nghiệm là HS bán trú (HS học cả sáng lẫn chiều) tạo điều kiện cho người nghiên cứu chủ động về mặt thời gian trong quá trình tổ chức thử nghiệm. Với sự giúp đỡ, tạo điều kiện của BGH và sự hợp tác nhiệt tình của GVCN, đề tài đã đảm bảo tiến độ thử nghiệm phù hợp với trình tự các bài học theo qui định của chương trình. Toàn bộ quá trình thử nghiệm được tiến hành trong thời gian 3 tuần (từ 15/9/2013 đến 04/10/2013).

3.4.5. Tiến hành thử nghiệm

a. Chuẩn bị thử nghiệm

- Xây dựng tiến trình tiết sinh hoạt ở lớp 3, thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học theo định hướng của đề tài (tổ chức tiết SHL nhằm GD KNS cho HS). Việc xây dựng tiến trình dạy học thử nghiệm rồi minh họa tiến trình đó qua tiết SHL tuần 4 ở lớp 3, trong quá trình thử nghiệm luôn có sự hợp tác của GVCN. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Dạy thử nghiệm được tiến hành trong điều kiện bình thường. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, phương tiện dạy học.

b. Tiến trình tiết dạy thử nghiệm

Lớp 3, Tuần 4, Sinh hoạt theo chủ đề: “Vòng tay bạn bè”. Thông qua phân tích những đổi mới về cách thức hoạt động của GV và HS trong tiết học. Tiến trình tiết học dưới đây mô tả tóm tắt trình tự tiến hành và cách thức tổ chức các hoạt động trong tiết học. (Chi tiết tiến trình tiết học xem phụ lục 3).

- 64 -

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Thời

gian

1.Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú.

* Trò chơi: Đoán xem tôi là ai.

- GV giới thiệu, hướng dẫn cách chơi. - GV gọi 5 HS lên bảng hóa trang. - GV yêu cầu HS dưới lớp đoán xem 5 bạn được hóa trang là 5 bạn nào.

*Giới thiệu chủ đề tiết sinh hoạt: “Vòng tay bạn bè”.

2. Hoạt động 2: Hoạt động có chủ đích

* Trò chơi: Đường hầm yêu thương - GV giới thiệu, hướng dẫn cách chơi. - GV tổ chức cho HS chơi thử.

* Trò chuyện theo chủ đề

- GV tổ chức cho HS ngồi xếp vòng tròn, trò chuyện theo chủ đề: “Vòng tay bạn bè”

- GV đưa ra câu hỏi với HS vừa được chơi:

+ Em thích nhất lời khen nào?

+ Được nghe bạn khen ngợi, em có thích không?

Liên hệ

+ Trong tuần qua các em đã làm được những việc gì đáng khen, việc gì chưa đáng khen? - Lắng nghe - 5 HS lên bảng chơi trò chơi. - Lắng nghe - 1 HS chơi thử - HS ngồi xếp vòng tròn. - HS trả lời. - Rất thích.

- Đạt nhiều điểm 10, đi học đúng giờ,…

- Chưa làm đủ bài tập, nói chuyện trong giờ,…

7 - 10’

- 65 -

+ Những việc chưa đáng khen, các em sẽ sửa chữa như thể nào?...

→ HS tự nhìn nhận ưu, khuyết điểm của bản thân. Rèn HS kĩ năng lắng nghe; chia sẻ; kĩ năng thể hiện sự tự tin khi giao tiếp; kĩ năng tư duy, phê phán. - GV: khen ngợi những việc tốt HS đã làm được, nhắc nhở tìm giải pháp sửa chữa những việc HS làm chưa tốt.

* Trò chơi: “Kết bạn”

- GV giới thiệu, hướng dẫn HS cách chơi.

3. Hoạt động 3: Hoạt động tiếp nối

* Đàm thoại theo chủ đề: “Vòng tay bạn bè”.

- GV tổ chức cho HS xếp vòng tròn. - GV: Bạn tốt là bạn như thế nào? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- GV tổ chức HS tự do phát biểu ý kiến của mình.

→ Rèn kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin: tìm từ ngữ xung quanh chủ đề.

* “Cây tình bạn”

- GV giới thiệu và hướng dẫn HS cách thực hiện.

- GV yêu cầu mỗi HS viết một từ vừa tìm được về chủ đề: “Vòng tay bạn bè” vào tờ giấy hình chiếc lá.

- Cả lớp chơi.

- HS xếp vòng tròn. - Yêu thương, giúp đỡ, chia sẻ, quan tâm,…

- Lắng nghe

- HS viết từ mình tìm được lên tờ giấy hình lá.

- HS lần lượt dán lá lên Cây tình bạn.

- 66 -

3.5. Mô tả kết quả thử nghiệm và đánh giá

3.5.1. Phương pháp đo nghiệm

- Tiến hành dạy thử nghiệm

- Kết thúc tiết học có phỏng vấn ngắn với HS/ nhóm HS. - Trao đổi với GVCN về tiến trình và kết quả tiết dạy.

3.5.2. Tiêu chí đánh giá

Hiệu quả của tiết dạy thử nghiệm trước hết thể hiện ở những mục tiêu cơ bản HS cần đạt được sau bài học. Ngoài ra, trong dạy học tích cực, cần lưu ý những biểu hiện của HS: (1) HS có thể nâng cao mức độ nhận thức của bản thân, (2) HS hứng thú hơn trong học tập và có động cơ học tập cao hơn, (3) HS có KNS và học tập trong tập thể lớp. Kết hợp mục đích nghiên cứu, cải - GV hướng dẫn HS lần lượt lên bảng

dán lá lên Cây tình bạn.

→ Xác định những giá trị của tình bạn. HS biết được những việc làm để trở thành bạn tốt.

4. Nhận xét, dặn dò.

- GV nhận xét thái độ học tập của HS, nhấn mạnh những ưu điểm của lớp trong tuần, nêu một số mặt còn tồn tại và phương hướng phấn đấu cho tuần sau.

- Dặn HS tiếp tục phát huy những ưu điểm, phát động phong trào thi đua nghìn việc tốt.

- 67 -

tiến của đề tài, người nghiên cứu xác định mục tiêu để đối chiếu, đánh giá kết quả dạy học thử nghiệm gồm:

- HS hiểu tình bạn là như thế nào? GD cho HS một số KNS: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng hợp tác,…

- Thái độ tự nhìn nhận, đánh giá bản thân của HS. - Những biểu hiện hứng thú của HS.

3.5.3. Đánh giá kết quả thử nghiệm

* Nhận xét và đánh giá thông qua quan sát tiết học

- Hoạt động 1, khi tổ chức cho HS tham gia trò chơi: “Đoán xem tôi là ai”, người nghiên cứu chia lớp thành ba đội tương ứng với ba tổ. Sau lần đoán đầu tiên, cả ba đội đều nhanh chóng chỉ ra được tên bạn hóa trang. Sang lần đoán tiếp theo, các đội rất háo hức chờ đến lượt của đội mình chơi. Người nghiên cứu quan sát thấy, khi đội một đoán đúng kết quả thì hai đội còn lại tỏ ra tiếc nuối vì không đến lượt đội mình đoán. Điều này cho thấy các đội rất tập trung khi tham gia trò chơi, các em thể hiện thái độ hào hứng trong suốt quá trình chơi. Mục tiêu của hoạt động 1 là gây hứng thú cho HS, tạo cho các em sự thoải mái để bắt đầu vào tiết học. Biểu hiện của các em cho thấy việc tổ chức hoạt động 1 như vậy là hợp lí và có kết quả.

- Hoạt động 2, hoạt động có chủ đích. Người nghiên cứu tổ chức cho HS tham gia trò chơi: “Đường hầm yêu thương”. Sau khi nghe GV hướng dẫn cách chơi, các em tỏ ra hào hứng và xung phong tham gia. Người nghiên cứu quan sát, nét mặt HS thể hiện sự chăm chú, tò mò, lắng nghe xem bạn đi qua đường hầm được nghe những gì. HS đứng hẳn dậy, sát gần phía bục giảng để theo dõi. Điều này cho thấy GV đã thu hút được HS vào hoạt động của mình, tạo cho các em một không gian thoải mái, không gò bó. Kết thúc trò chơi, GV cùng HS ngồi xếp vòng tròn. Ở vị trí này, HS có thể theo dõi và quan sát được hết bạn bè của mình. GV cùng HS trò chuyện theo chủ đề của tiết học. Thay (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- 68 -

vì GV là chủ thể hoạt động như bình thường thì ở hoạt động này, HS là chủ thể, GV chỉ đóng vai trò định hướng. Người nghiên cứu quan sát thấy đa số HS tỏ ra rất tự nhiên, các em bày tỏ ý kiến một cách sôi nổi. Thậm chí một số em còn tranh nhau phát biểu, không khí hoàn toàn vui vẻ không áp lực. Tuy nhiên, bên cạnh những HS tích cực thì có 3 HS không phát biểu, người nghiên cứu quan sát thấy 3 HS này có thái độ rụt rè nhưng các em vẫn chú ý đến diễn biến cuộc trò chuyện. Điều này thể hiện ở nét mặt và cử chỉ của các em. Thông qua nội dung trò chuyện, GV khéo léo lồng ghép các câu hỏi liên hệ đến nội dung học tập và nề nếp của HS trong một tuần, qua đó các em tự nhìn nhận những điểm tốt, chưa tốt của bản thân và đưa ra những phướng án khắc phục những khuyết điểm đó. Việc đánh giá, nhận xét diễn ra nhẹ nhàng, không gây tâm lí lo sợ và nặng nề. Điều đáng ghi nhận là các em hào hứng kể ra những khuyết điểm của bản thân, không giấu diếm. Có nghĩa là, hoạt động chủ đích mà GV tổ chức đã mang lại những thành công nhất định.

- Hoạt động 3, hoạt động tiếp nối. Ở hoạt động này, GV tổ chức cho HS tìm những từ ngữ thể hiện giá trị của tình bạn. Học sinh tham gia phát biểu rất tích cực. Một số HS khác trong lớp tìm từ rất nhanh. Giáo viên yêu cầu HS cắt hình hoa, quả, lá cây và ghi từ mình tìm được lên các hình đó. Giáo viên quan sát thấy HS rất hứng thú khi được phát giấy màu để làm sản phẩm. Có những em làm đến hai, ba sản phẩm. Một điều thú vị là khi làm xong các em cầm giơ lên và nói rất to như khoe với cô và cả lớp là mình hoàn thành xong sản phẩm. Đây là một biểu hiện rất tự nhiên của trẻ con. Giáo viên quan sát, 100% HS trên lớp đều có sản phẩm của riêng mình. Giáo viên yêu cầu HS sẽ

Một phần của tài liệu Tổ chức tiết sinh hoạt lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 (Trang 66)