Thực trạng tổ chức tiết sinh hoạt lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống

Một phần của tài liệu Tổ chức tiết sinh hoạt lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 (Trang 56)

8. Cấu trúc luận văn

2.5.3.Thực trạng tổ chức tiết sinh hoạt lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống

cho học sinh trong nhà trường tiểu học hiện nay

2.5.3.1. Mục đích việc tổ chức tiết sinh hoạt lớp nhằm GD KNS cho HSTH Khảo sát qua phiếu điều tra:

Bảng 2.4. Mục đích của việc tổ chức tiết SHL nhằm GD KNS cho HSTH

STT Mục đích Ý kiến

SL (%)

1 HS biết quan tâm, chia sẻ với bạn học xung

quanh. 15 12,5

2 Tạo cơ sở cho HS tự tin, hòa nhập với tập

thể lớp. 30 25,0

3 Xây dựng môi trường lớp học thân thiện. 5 4,1 4 GD HS tình đoàn kết, yêu thương nhau trong

một tập thể. 68 56,7

5 Giúp HS thấy cuộc sống có ý nghĩa. 2 1,7

Nhận xét:

Theo kết quả thống kê ở bảng 2.4 có 56,7% GV cho rằng thông qua việc tổ chức tiết SHL sẽ GD HS tình đoàn kết, yêu thương nhau trong một tập thể. Cũng theo bảng 2.4 một số bộ phận GV cho rằng thông qua việc tổ chức tiết SHL sẽ tạo cơ sở cho HS tự tin, hòa nhập với tập thể lớp. Khi đó, các em không còn rụt rè, nhút nhát mà mạnh dạn bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của

- 50 -

mình trước tập thể. Đây là một trong số những kĩ năng cần thiết với HS. Các ý kiến còn lại GV cho rằng HS học được cách chia sẻ quan tâm với những người xung quanh, tạo mối quan hệ tốt với mọi người. Những kĩ năng các em có được thông qua việc rèn luyện KNS giúp các em tự tin bước vào cuộc sống và làm chủ cuộc sống.

2.5.3.2. Tổ chức tiết sinh hoạt lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học hiện nay

Nhận thức của GV về vai trò của việc GD KNS cho HS

- Đánh giá của GV về sự cần thiết GD KNS cho HSTH

Khảo sát qua phiếu điều tra:

Bảng 2.5. Sự cần thiết phải GD KNS cho HSTH

Mức độ Ý kiến

SL (%)

Rất cần thiết 89 74,16

Cần thiết 31 25, 84

Nhận xét:

Hầu hết GV được hỏi ý kiến đều nhận định rằng GD KNS ở tiểu học là quan trọng, cần thiết. Lứa tuổi HS là lứa tuổi đang được hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động... Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tiêu cực và tích cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu không được GD KNS, nếu thiếu KNS các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách.

- 51 -

Vì vậy, việc GD KNS cho thế hệ trẻ hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội; giúp các em tự tin, bản lĩnh ứng phó trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủđộng, an toàn, hài hòa và lành mạnh.

Tổ chức tiết sinh hoạt lớp nhằm GD KNS cho HSTH hiện nay

Tiết sinh hoạt lớp là một loại hình giáo dục tập thể, với những đặc trưng của mình, sinh hoạt lớp có ưu thế lớn trong việc giáo dục KNS cho HS. Tiết SHL được qui định trong thời khóa biểu chính khóa, có nghĩa là nó được diễn ra thường xuyên, liên tục vào mỗi tuần. Thực trạng tổ chức tiết SHL đã được nghiên cứu trình bày rất rõ ở mục 2.5.2. Người nghiên cứu tiến hành tìm hiểu thực trạng tổ chức tiết SHL nhằm GD KNS cho HSTH. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nghiên cứu giáo án kết hợp với dự giờ quan sát của GV người nghiên cứu nhận thấy ở phần mục tiêu của tiết SHL, GV đã đề cập đến đến nội dung GD KNS cho HS, cụ thể: tuần 28 với chủ đề: “Bác Hồ kính yêu” mục tiêu còn chỉ ra phải GD tinh thần làm chủ tập thể, rèn luyện lối sống có trách nhiệm đối với

tập thể. Điều này cho thấy GV đã ý thức được việc đưa KNS vào tiết SHL thông qua các hoạt động tập thể để GD học sinh. Khi dự giờ tiết dạy này, người nghiên cứu nhận thấy GV vẫn bị sa đà vào việc nhận xét, chỉ ra những khuyết điểm của HS trong tuần. Thống kê những em hay đi học muộn, hay nói chuyện trong lớp, về nhà làm bài tập không đầy đủ... GV tổng kết và đưa ra nhận xét kết quả chung của lớp. GV có nhắc nhở HS thực hiện tốt nề nếp của lớp, giữ gìn vệ sinh chung. Học sinh trong lớp phải đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập. Đây là hoạt động để giáo dục tinh thần sống có ý thức, trách nhiệm trong tập thể cho HS, GV chỉ nhắc nhở chứ không tổ chức các hoạt động để HS trải nghiệm. Với việc truyền đạt như vậy, HS ghi nhớ lời cô dặn một cách thụ động, máy móc. Như vậy GD KNS cho HS trong tiết SHL được GV đề cập đến nhưng chưa làm triệt để và hiệu quả GD. Giáo viên chưa thiết kế được các

- 52 -

hoạt động có nội dung GD KNS kết hợp với nội dung của tiết SHL. Giáo viên chưa tận dụng tối đa lợi thế của tiết SHL để GD KNS cho HS.

Khi được hỏi về vấn đề này, qua phỏng vấn GV: Trao đổi sau dự giờ, các GV cũng đồng ý rằng tiết SHL có tiềm năng cho việc GD KNS. Tuy nhiên, các GV không khỏi tỏ ra băn khoăn, họ chia sẻ rằng: Hàng ngày HS phải tiếp nhận một khối lượng kiến thức với số lượng bài tập tương đối nhiều. Thời gian 1 tiết trên lớp không đủ để GV truyền tải hết mục tiêu kiến thức bài học một cách sâu sắc đến HS, đặc biệt là hai môn Toán và Tiếng Việt. Vì vậy, để đảm bảo chất lượng môn Toán và Tiếng Việt nên phần lớn tiết SHL được GV sử dụng để HS luyện tập thực hành các dạng bài tập hoặc để chữa bài tập. Giáo viên không có thời gian để thiết kế nội dung các hoạt động nhằm GD KNS cho HS trong tiết SHL. Chủ yếu thời gian được GV dành để thiết kế đề, các dạng bài tập Toán, Tiếng Việt để HS ôn luyện. Việc tổ chức tiết SHL với mục tiêu GD KNS cho HS chỉ được tổ chức qua loa, không khắc sâu và GD kĩ năng nhiều cho các em.

2.6. Kết luận chƣơng 2

i) Vấn đề đổi mới dạy học nhằm nâng cao chất lượng GD nói chung và GDTH nói riêng đã được qui định thành văn bản. Chương trình tiểu học mới đặt ra yêu cầu cao đối với việc học tập tích cực của HS và sự cân bằng khả năng của các em về mặt nhận thức, tình cảm và kĩ năng. Chương trình mới nhấn mạnh đến vai trò chủ thể của HS trong quá trình học tập.

ii) Điều tra, khảo sát cho thấy đa số GV nhận thức được sự cần thiết phải đổi mới dạy học nên việc tổ chức các hoạt động GD tập thể đã có những điều chỉnh nhất định. Tuy nhiên, trên thực tế, việc tổ chức tiết SHL vẫn còn nhiều hạn chế, về cơ bản là chưa được quan tâm, chưa được đổi mới, nhất là đổi mới theo hướng GD KNS cho HS. Có thể khái quát những hạn chế chủ yếu ảnh hưởng tới hiệu quả tổ chức tiết SHL như:

- 53 -

- Tiết học chưa có nội dung, chương trình qui định một cách chi tiết, cụ thể như các môn học khác.

- Trong quá trình tổ chức hoạt động ít quan tân đến hứng thú của HS. - Thiết kế và tổ chức dạy học tiết học chưa quan tâm đúng mức tới mục tiêu GD KNS cho HS.

- Nhận xét, đánh giá chưa tạo thành động lực thúc đấy hoạt động học của HS.

Với các tiết SHL hiện nay, GV hầu hết sử dụng phần lớn thời gian vào mục đích khác. Nếu không cho các em làm bài tập Toán, Tiếng Việt thì GV cũng cho HS luyện đề, ôn tập các dạng bài.GV chỉ dành một ít phút cuối giờ để nhận xét tình hình kết quả của lớp trong một tuần vừa qua.Việc nhận xét này cũng tiến hành qua loa, chủ yếu là chỉ ra những khuyết điểm và phê bình những HS mắc nhiều khuyết điểm trong tuần, thống kê và trừ thi thua HS đó.

Thực tế trên đặt ra yêu cầu là cần tổ chức tiết SHL sao cho GV và HS tích cực tham gia vào quá trình dạy học, trong đó HS giữ vai trò chủ thể của hoạt động học. Gắn với đặc điểm tổ chức tiết SHL ở tiểu học, đề tài xác định cách thức tổ chức các hoạt động tiết SHL theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học, trong đó quan tâm đến việc GD KNS cho HS.

- 54 -

CHƢƠNG 3: NỘI DUNG, CÁCH THỨC TỔ CHỨC

TIẾT SINH HOẠT LỚP NHẰM GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 3

3.1. Nguyên tắc tổ chức tiết Sinh hoạt lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 cho học sinh lớp 3

3.1.1. Đảm bảo thực hiện mục tiêu tiết Sinh hoạt lớp và mục tiêu giáo dục kĩ năng sống kĩ năng sống

Mục tiêu GD tiểu học là nhằm giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng dắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho HS tiếp tục học trung học cơ sở [8]. Tổ chức tiết SHL nhằm GD KNS cho HS đòi hỏi người GV phải xây dựng nội dung và tiến trình tổ chức tiết sinh hoạt đảm bảo được mục tiêu chung của tiết SHL và mục tiêu GD KNS. Thông qua các hoạt động GD trang bị cho HS những kiến thức, kĩ năng, giá trị, thái độ phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày, qua đó góp phần thực hiện tốt mục tiêu phát triển toàn diện cho HSTH.

3.1.2. Đảm bảo giáo dục kĩ năng sống thông qua thực hành trải nghiệm

Giáo dục KNS muốn mang lại hiệu quả, GV cần phải chú ý đến việc tổ chức cho HS thực hành, rèn luyện các kĩ năng một cách thường xuyên, liên tục. Thông qua các hoạt động học tập có nội dung GD KNS, GV tổ chức để HS trải nghiệm. Qua việc thực hành, các em sẽ hình thành các kĩ năng cơ bản liên quan đến nội dung bài học. Ở lứa tuổi đầu tiểu học, mọi hoạt động trong quá trình học tập, HS phải được thực hành luyện tập thường xuyên cho đến

- 55 -

khi thành thạo và trở thành kĩ năng. Việc tổ chức các hoạt động mang tính thực hành giúp HS được củng cố và rèn luyện các kĩ năng một cách vững chắc.

3.1.3. Đảm bảo giáo dục kĩ năng sống phù hợp với lứa tuổi

Hiệu quả việc GD KNS phụ thuộc khá nhiều vào việc nhà GD hiểu biết đầy đủ hay không đầy đủ các đặc điểm lứa tuổi, và đặc điểm riêng của từng HS với tư cách là chủ thể của hoạt động GD. Dù với tư cách là chủ thể nhưng các em cũng chỉ thực hiện tốt những hoạt động vừa sức với mình. Tính phù hợp với lứa tuổi tiểu học thể hiện khi HS được hành động trong các tình huống đa dạng, HS được vận động liên tục, thường xuyên. Do đó, các nhà GD cần nghiên cứu và nắm vững các đặc điểm; lựa chọn và vận dụng nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức sao cho phù hợp; đưa ra các mức độ, yêu cầu rèn luyện cơ bản, hợp lí với lứa tuổi của các em.

3.1.4. Đảm bảo giáo dục kĩ năng sống trên nền tảng giá trị sống

Bên cạnh việc học cách để làm nhằm chuẩn bị mưu sinh cho cuộc sống, con người cũng cần biết nên sống ra sao. Nghĩa là làm thế nào để ứng phó trước tình huống, quản lý cảm xúc, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh, làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ, làm thế nào để thể hiện bản thân một cách tích cực, lành mạnh.

Đặc biệt, trong một xã hội cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, nếu không được trang bị sẵn vốn sống, chúng ta khó có thể ứng phó sao cho tích cực nhất khi phải đối mặt trước những tình huống thử thách, hoặc sẽ dễ dàng bị sa ngã bị ảnh hưởng tiêu cực bởi môi trường sống.

Mặt khác, nếu con người không có nền tảng giá trị sống rõ ràng và vững chắc, dù cho được học nhiều kĩ năng đến đâu, chúng ta sẽ không biết sử dụng nguồn tri thức sao cho hợp lý, mang lại lợi cho bản thân và cho xã hội. Không có nền tảng giá trị, chúng ta sẽ không biết cách tôn trọng bản thân và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- 56 -

những người khác, không biết cách hợp tác, không biết cách xây dựng và duy trì tình đoàn kết trong mối quan hệ, không biết cách thích ứng trước những đổi thay, có khi còn tỏ rất tham lam, cao ngạo về kĩ năng mình có.

Thiếu nền tảng giá trị sống vững chắc, con người rất dễ bị ảnh hưởng bởi những giá trị vật chất, rồi mau chóng định hình chúng thành mục đích sống, đôi khi đưa đến kiểu hành vi thiếu trung thực, bất hợp tác, vị kỷ cá nhân. Giá trị sống giúp chúng ta cân bằng lại những mục tiêu vật chất. Những giá trị sống tích cực là chiếc neo giúp chúng ta ổn định, vững chắc giữa những biến đổi của cuộc đời, có thể sẽ không dễ dàng gì nhưng ta vẫn vượt qua được mà không cảm thấy bị thua thiệt, mất mát.

Các KNS trọng yếu là các kĩ năng cá nhân hay xã hội giúp trẻ em truyền đạt những điều trẻ em biết, những gì trẻ suy nghĩ hay cảm nhận và những gì trẻ tin trở thành khả năng thực tiễn về những gì cần làm và làm như thế nào.

3.2. Nội dung tiết Sinh hoạt lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3

- Tạo ra nội dung GD mang tính trọn vẹn, thống nhất giữa nội dung GD KNS và nội dung của SHL.

- GV nắm được nội dung của các KNS cơ bản cần GD cho HS.

Dưới đây, người nghiên cứu đưa ra minh họa nội dung tổ chức tiết SHL gắn với các chủ đề của tuần nhằm GD KNS cho HS:

Bảng 3.1. Nội dung tiết Sinh hoạt lớp ở lớp 3

Thời gian

Chủ điểm

Gợi ý nội dung và hình thức

hoạt động Kĩ năng sống Tháng 9 Truyền thống nhà trường

- Nghe nói chuyện về ý nghĩa tên trường.

- Phát động phong trào quyên góp SGK, vở tặng các bạn có

- Kĩ năng lắng nghe tích cực

- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông

- 57 -

hoàn cảnh khó khăn.

- Tổ chức cuộc thi “An toàn giao thông”. - Kĩ năng làm chủ bản thân - Kĩ năng thể hiện sự tự tin Tháng 10 Chăm ngoan học giỏi - Vòng tay bạn bè - Tổ chức câu lạc bộ: “Học mà vui, vui mà học”. - Tổ chức câu lạc bộ “Đôi bạn cùng tiến”.

- Phát động phong trào hoa điểm 10.

- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm

- Kĩ năng hoạt động đội, nhóm - Kĩ năng hợp tác... Tháng 11 Tôn sư trọng đạo

- Phát động phong trào Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam - Làm báo chủ đề về thầy cô, mái trường.

- Sinh hoạt tập thể kỉ niệm ngày 20/11.

- Tổ chức hội thi văn nghệ: Tiếng hát mừng thầy cô.

- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm

- Kĩ năng hoạt động đội, nhóm

Một phần của tài liệu Tổ chức tiết sinh hoạt lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 (Trang 56)