Đánh giá kết quả thử nghiệm

Một phần của tài liệu Tổ chức tiết sinh hoạt lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 (Trang 74)

8. Cấu trúc luận văn

3.5.3.Đánh giá kết quả thử nghiệm

* Nhận xét và đánh giá thông qua quan sát tiết học

- Hoạt động 1, khi tổ chức cho HS tham gia trò chơi: “Đoán xem tôi là ai”, người nghiên cứu chia lớp thành ba đội tương ứng với ba tổ. Sau lần đoán đầu tiên, cả ba đội đều nhanh chóng chỉ ra được tên bạn hóa trang. Sang lần đoán tiếp theo, các đội rất háo hức chờ đến lượt của đội mình chơi. Người nghiên cứu quan sát thấy, khi đội một đoán đúng kết quả thì hai đội còn lại tỏ ra tiếc nuối vì không đến lượt đội mình đoán. Điều này cho thấy các đội rất tập trung khi tham gia trò chơi, các em thể hiện thái độ hào hứng trong suốt quá trình chơi. Mục tiêu của hoạt động 1 là gây hứng thú cho HS, tạo cho các em sự thoải mái để bắt đầu vào tiết học. Biểu hiện của các em cho thấy việc tổ chức hoạt động 1 như vậy là hợp lí và có kết quả.

- Hoạt động 2, hoạt động có chủ đích. Người nghiên cứu tổ chức cho HS tham gia trò chơi: “Đường hầm yêu thương”. Sau khi nghe GV hướng dẫn cách chơi, các em tỏ ra hào hứng và xung phong tham gia. Người nghiên cứu quan sát, nét mặt HS thể hiện sự chăm chú, tò mò, lắng nghe xem bạn đi qua đường hầm được nghe những gì. HS đứng hẳn dậy, sát gần phía bục giảng để theo dõi. Điều này cho thấy GV đã thu hút được HS vào hoạt động của mình, tạo cho các em một không gian thoải mái, không gò bó. Kết thúc trò chơi, GV cùng HS ngồi xếp vòng tròn. Ở vị trí này, HS có thể theo dõi và quan sát được hết bạn bè của mình. GV cùng HS trò chuyện theo chủ đề của tiết học. Thay

- 68 -

vì GV là chủ thể hoạt động như bình thường thì ở hoạt động này, HS là chủ thể, GV chỉ đóng vai trò định hướng. Người nghiên cứu quan sát thấy đa số HS tỏ ra rất tự nhiên, các em bày tỏ ý kiến một cách sôi nổi. Thậm chí một số em còn tranh nhau phát biểu, không khí hoàn toàn vui vẻ không áp lực. Tuy nhiên, bên cạnh những HS tích cực thì có 3 HS không phát biểu, người nghiên cứu quan sát thấy 3 HS này có thái độ rụt rè nhưng các em vẫn chú ý đến diễn biến cuộc trò chuyện. Điều này thể hiện ở nét mặt và cử chỉ của các em. Thông qua nội dung trò chuyện, GV khéo léo lồng ghép các câu hỏi liên hệ đến nội dung học tập và nề nếp của HS trong một tuần, qua đó các em tự nhìn nhận những điểm tốt, chưa tốt của bản thân và đưa ra những phướng án khắc phục những khuyết điểm đó. Việc đánh giá, nhận xét diễn ra nhẹ nhàng, không gây tâm lí lo sợ và nặng nề. Điều đáng ghi nhận là các em hào hứng kể ra những khuyết điểm của bản thân, không giấu diếm. Có nghĩa là, hoạt động chủ đích mà GV tổ chức đã mang lại những thành công nhất định.

- Hoạt động 3, hoạt động tiếp nối. Ở hoạt động này, GV tổ chức cho HS tìm những từ ngữ thể hiện giá trị của tình bạn. Học sinh tham gia phát biểu rất tích cực. Một số HS khác trong lớp tìm từ rất nhanh. Giáo viên yêu cầu HS cắt hình hoa, quả, lá cây và ghi từ mình tìm được lên các hình đó. Giáo viên quan sát thấy HS rất hứng thú khi được phát giấy màu để làm sản phẩm. Có những em làm đến hai, ba sản phẩm. Một điều thú vị là khi làm xong các em cầm giơ lên và nói rất to như khoe với cô và cả lớp là mình hoàn thành xong sản phẩm. Đây là một biểu hiện rất tự nhiên của trẻ con. Giáo viên quan sát, 100% HS trên lớp đều có sản phẩm của riêng mình. Giáo viên yêu cầu HS sẽ gắn sản phẩm của mình lên cây tình bạn. Với yêu cầu đó, GV nhận thấy các em đều vô cùng hào hứng với hoạt động này. Thậm chí có những em trên tay cầm liền lúc hai sản phẩm và muốn dán hết lên cây. Ở dưới lớp, nhiều HS nôn nóng muốn đến lượt mình thì cổ vũ cho bạn dán thật nhanh. Có một điều rất

- 69 -

đáng ghi nhận, sau khi hoàn thành sản phẩm, ngoài những từ ngữ chỉ tình bạn mà GV định hướng như: yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ,…thì GV nhẫn thấy có những từ mô tả về tình bạn rất ngộ nghĩnh dưới đôi mắt ngây thơ của HS như: cho bạn chơi cùng, không trêu bạn,… Điều này cho thấy, GD nhà trường phải gắn liền với cuộc sống hàng ngày của HS. Dưới mắt nhìn của trẻ con thì mọi thứ được nhìn nhận rất đơn giản, gần gũi.

- Hoạt động 4, nhận xét và dặn dò. Với những câu hỏi GV đưa ra, HS nêu lại những giá trị về tình bạn và giúp các em khắc sâu, ghi nhớ những giá trị: yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ… Người nghiên cứu nhận thấy 100 % HS đều hào hứng giơ tay và trả lời câu hỏi. Kết thúc tiết học cả lớp cùng đông thanh hát bài: “Lớp chúng mình đoàn kết’. Các em vừa đứng vỗ tay, vừa hát rất thoải mái. Như vậy, hoạt động đưa ra rất phù hợp với tiến trình tiết học thể hiện ở những kết quả thu được từ phía HS. Các em hoàn toàn thoải mái, có một điều rất tích cực là khi kết thúc tiết học, một số em còn đòi cô chơi nữa. Điều này cho thấy các em đã giữ được sự tập trung chú ý trong khoảng thời gian tương đối dài, các hoạt động tổ chức ra thu hút được sự quan tâm, chú ý và gây hứng thú cho các em.

* Nhận xét và đánh giá thông qua trao đổi với HS và GVCN sau tiết học

- Đưa ra một số câu hỏi nhanh với lớp, khi được hỏi: Có vui không?Có

thích học không? HS đồng thanh trả lời rất to: Có ạ!

- Trao đổi với HS, kết thúc tiết học, người nghiên cứu tiến hành phỏng vấn nhanh với một nhóm HS gồm 8 em.

GV: Học xong tiết sinh hoạt các em thấy thế nào? HS: Rất vui ạ!

GV: Các em có thích tuần nào tiết sinh hoạt cũng tổ chức như vậy không? HS: Có ạ!

- 70 -

HS: - Em thích phần trồng cây tình bạn ạ. (3 HS)

- Em thích trò chơi Đoán xem tôi là ai ạ. (1 HS) - Em thích trò chơi Đướng hầm yêu thương ạ. (4 HS)

Nhóm HS rất hào hứng trả lời, các em tỏ ra rất thích thú. Điều này cho thấy tiết học diễn ra rất thành công, đạt được mục tiêu của tiết học mà người nghiên cứu đưa ra. Tiết học kết thúc, thay vì nhào ra cổng trường thì các em sắp xếp đồ dùng rất bình tĩnh, đứng nói chuyện với nhau rất lâu. Không thấy nét mặt mệt mỏi của một ngày học mà thay vào đó là tiếng nói, cười vô tư, đầy năng lượng.

- Trao đổi với GVCN: GVCN lớp tham gia hỗ trợ rất tích cực cho người nghiên cứu. Giáo viên chủ nhiệm ngồi dưới quan sát, dự giờ tiết học và ghi nhận lại những kết quả của tiết học rất chi tiết. Giáo viên chủ nhiệm cho biết, biểu hiện của HS rất tích cực, các em hoạt động liên tục. Hoạt động tĩnh, động diễn ra xen kẽ phù hợp với tiến trình bài học. Ở trò chơi: “Đoán xem tôi là ai” 100% HS chú ý vào trò chơi. Các em háo hức và rất mong đến lượt tổ mình đoán.Khi tổ khác đoán đúng, các em tỏ thái độ tiếc nuối vì tổ mình không còn cơ hội đoán. Ở hoạt động trồng cây tình bạn, 100 % HS tham gia và có sản phẩm, thậm chí có em làm đến ba sản phẩm, có những em làm xong sản phẩm của mình quay sang chỉ bạn cách làm. Giáo viên chủ nhiệm đánh giá rất cao những biểu hiện này của HS. Trong hoạt động đàm thoại theo chủ đề “Vòng tay tình bạn”, HS nêu ra được rất nhiều những từ ngữ thuộc chủ đề này. Trong lớp có 4 HS được đánh giá lá chậm hơn so với các bạn nhưng các em đều tìm ra được 1 từ theo chủ đề. Ban dầu 4 em này còn nhút nhát quan sát các bạn, khi đến phần cắt, dán sản phẩm, các em rất háo hức và có sản phẩm để dán lên cây. Như vậy thông qua các hoạt động tập thể, các em trở nên tự tin và hòa đồng hơn.

- 71 -

Một phần của tài liệu Tổ chức tiết sinh hoạt lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 (Trang 74)