Hệ thống kĩ năng sống cần hình thành và giáo dục cho học sinh

Một phần của tài liệu Tổ chức tiết sinh hoạt lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 (Trang 35)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.3.Hệ thống kĩ năng sống cần hình thành và giáo dục cho học sinh

học thông qua tiết Sinh hoạt lớp

Dựa vào đặc điểm tâm lí HSTH và mục tiêu GD KNS cho HS người nghiên cứu đưa ra hệ thống KNS phù hợp để giáo dục cho học sinh lớp 3. Những kĩ năng đưa ra dưới đây được người nghiên cứu tham khảo từ giáo trình: “Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở tiểu học”. Đây là một bộ giáo trình gồm 5 cuốn do Bộ giáo dục đưa ra nhằm hỗ trợ GV trong việc lựa chọn các KNS phù hợp để giáo dục cho HS thông qua các môn học.

Kĩ năng tự nhận thức: Tự nhận thức là tự nhìn nhận, tự đánh giá về bản

thân. Tự nhận thức là một KNS rất cơ bản của con người, là nền tảng để con người giao tiếp, ứng xử phù hợp và hiệu quả với người khác. Để tự nhận thức đúng về bản thân cần phải được trải nghiệm qua thực tế, đặc biệt là qua giao tiếp với người khác.

Kĩ năng xác định giá trị: Giá trị là những gì con người cho là quan trọng,

29

người hiểu rõ được những giá trị của bản thân mình. Kĩ năng này còn giúp người ta biết tôn trọng người khác, biết chấp nhận rằng người khác có những giá trị và niềm tin khác.

Kĩ năng kiểm soát cảm xúc: Là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúc của mình trong một tình huống nào đó và hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản than và người khác như thế nào, đồng thời biết cách thể hiện cảm xúc một cách phù hợp.

Kĩ năng ứng phó với căng thẳng: Kĩ năng ứng phó với căng thẳng là khả

năng con người bình tĩnh, sẵn sàng đón nhận những tình huống căng thẳng như là một phần tất yếu của cuộc sống, là khả năng nhận biết sự căng thẳng, hiểu được nguyên nhân, hậu quả của căng thẳng, cũng như biết cách suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi bị căng thẳng.

Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ: Là kĩ năng giúp chúng ta có thể nhận được

những lời khuyên, sự can thiệp cần thiết để tháo gỡ, giải quyết những vấn đề, tình huống của mình; đồng thời là cơ hội để chúng ta chia sẻ, giãi bày khó khăn, giảm bớt được căng thẳng tâm lí do bị dồn nén cảm xúc. Biết tìm kiếm sự giúp đỡ kịp thời sẽ giúp cá nhân không cảm thấy bị đơn độc, bi quan và trong nhiều trường hợp, giúp chúng ta có cách nhìn mới và hướng đi mới.

Kĩ năng thể hiện sự tự tin: Tự tin là có niềm vào bản thân; tự hài lòng với bản thân; tin rằng mình có thể trở thành một người có ích và tích cực, có niềm tin vào tương lai, cảm thấy co nghị lực để hoàn thành các nhiệm vụ. Kĩ năng thể hiện sự tự tin giúp cá nhân giao tiếp hiệu quả hơn, mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ và ý kiến của mình, quyết đoán trong việc ra quyết định và giải quyết vấn đề, thể hiện sự kiên định, đồng thời cũng giúp người đó có suy nghĩ tích cực và lạc quan trong cuộc sống.

Kĩ năng giao tiếp: Kĩ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của

30

hợp với hoàn cảnh và văn hóa, đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm. Kĩ năng giao tiếp giúp con người biết đánh giá tình huống giáo tiếp và điều chỉnh cách giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả; cởi mở bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc nhưng không làm hại hay gây tổn thương cho người khác. Kĩ năng này giúp chũng ta có mối quan hệ tích cực với người khác, bao gồm biết giữ gìn mối quan hệ tích cực với các thành viên trong gia đình - nguồn hỗ trợ quan trọng cho mỗi chúng ta; đồng thời biết cách xây dựng mối quan hệ với bạn bè mới và đây là yếu tố rất quan trọng đới với niềm vui cuộc sống.

Kĩ năng lắng nghe tích cực: Là khả năng biết thể hiện sựu tập trung chú ý và thể hiện sự quan tâm lắng nghe ý kiến hoặc phần trình bày của người khác, biết cho ý kiến phản hồi mà không vội đánh giá, đồng thời có đối đáp hợp lí trong quá trình giao tiếp.

Kĩ năng thể hiện sự cảm thông: Là khả năng có thể hình dung và đặt mình trong hoàn cảnh của người khác, giúp chúng ta hiểu và chấp nhận người khác vốn là những người rất khác mình, qua đó chúng ta có thể hiểu rõ cảm xúc và tình cảm của người khác và cảm thông với hoàn cảnh hoặc nhu cầu của họ.

Kĩ năng thương lượng: Thương lượng là khả năng trình bày suy nghĩ, phân tích và giải thích, đồng thời có thảo luận để đạt được một sự điều chỉnh và thống nhất về cách suy nghĩ, cách làm hoặc về một vấn đề gì đó.

Người có kĩ năng thương lượng tốt sẽ giúp giải quyết vấn đề hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn một cách xây dựng và có lợi cho tất cả các bên.

Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn: Mâu thuẫn là những xung đột, tranh cãi, bất đồng, bất bình với một hay nhiều người về một vấn đề nào đó. Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn là khả năng con người nhận thức được nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn và giải quyết những mâu thuẫn đó với thái độ tích cực, không

31

dùng bạo lực, thảo mãn được nhu cầu và quyền lợi các bên và giải quyết cả mối quan hệ giữa các bên một cách hòa bình.

Kĩ năng hợp tác: Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn

nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. Kĩ năng hợp tác là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng làm việc có hiệu quả với các thành viên khác trong nhóm.

Kĩ năng tư duy phê phán: Là khả năng phân tích một cách khách quan và

toàn diện các vấn đề, sự vật, hiện tượng,... xảy ra.

Kĩ năng tư duy sáng tạo: Tư duy sáng tạo là khả năng nhìn nhận và giải

quyết vấn đề theo một cách mới, với ý tưởng mới, theo phương thức mới, cách sắp xếp và tổ chức mới; là khả năng khám phá và kết nối mối quan hệ giữa các khái niệm, ý tưởng, quan điểm, sựu việc; độc lập trong suy nghĩ.

Kĩ năng tư duy sáng tạo giúp con người tư duy năng động với nhiều sáng kiến và óc tưởng tượng; biết cách phán đoán và thích nghi, có tầm nhìn và khả năng suy nghĩ rộng hơn những người khác, không bị bó hẹp vào kinh nghiệm trực tiếp đang trải qua.

Kĩ năng ra quyết định: Là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phương án tối ưu để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống một cách kịp thời.

Kĩ năng giải quyết vấn đề: Là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu và hành động theo phương án đã chọn để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống.

Kĩ năng kiên định: Là khả năng con người nhận thức được những gì mình muốn và lý do dẫn đến sự mong muốn đó.

Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm: Là khả năng con người thể hiện sự tự tin, chủ động và ý thức cùng chia sẻ công việc với các thành viên khác trong nhóm.

32

Kĩ năng đặt mục tiêu: Mục tiêu là cái đích mà chúng ta muốn đạt tới trong một khoảng thời gian hoặc một công viêc nào đó. Kĩ năng đặt mục tiêu là khả năng của con người biết đề ra mục tiêu cho bản thân trong cuộc sống cũng như lập kế hoạch để thực hiện được mục tiêu đó.

Kĩ năng quản lí thời gian: Là khả năng con người biết sắp xếp các công

việc theo thứ tự ưu tiên, biết tập trung vào giải quyết công việc trọng tâm trong một thời gian nhất định.

Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Là kĩ năng giúp con người có thể có được những thông tin cần thiết một cách đầy đủ, khách quan, chính xác, kịp thời.

1.5. Kết luận chƣơng 1

Chương 1 chủ yếu đề cập và làm rõ những vấn đề sau:

i) Trình bày những vấn đề cơ bản về quá trình dạy học, cơ chế của hoạt động học, tính tích cực học tập của HS. Trên cơ sở đó, xác định quan niệm về tổ chức tiết SHL nhằm GD KNS cho HS.

ii) Trình bày khái niệm, đặc điểm và cấu trúc của tiết SHL. Qua đó đề tài xác định để GD KNS cho HS cần tác động đến nội dung, cách thức tổ chức tiết SHL.

iii) Làm rõ những ưu thế của tiết SHL với việc GD KNS cho HS, thể hiện ở đặc điểm, nhiệm vụ của tổ chức tiết SHL. Trên cơ sở đó, xác định một số biện pháp tác động nhằm GD KNS như sau:

- Dự kiến nội dung, các hoạt động trong tổ chức tiết SHL. Chuẩn bị và sử dụng hợp lí phương tiện trực quan trong tổ chức tiết SHL.

- Khai thác vốn hiểu biết của của HS ở các môn học, lĩnh vực khác có liên quan đến nội dung tiết học. Trên cơ sở đó, hình thành và GD các KNS cần thiết phù hợp với nội dung tiết học cho HS.

- Xác định rõ ràng các chủ đề của tiết học trong chương trình đã xây dựng, những nội dung hoạt động nhằm GD KNS, gây hứng thú cho HS, từ đó lựa chọn cách thức tổ chức sao cho hiệu quả.

- 33 -

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC TIẾT SINH HOẠT LỚP NHẰM GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG

CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 2.1. Mục đích khảo sát

Tìm hiểu thực trạng tổ chức tiết SHL nhằm GD KNS cho HS lớp 3 hiện nay, lấy đó làm căn cứ cho những đề xuất của đề tài.

2.2. Nội dung khảo sát

- Tiết sinh hoạt lớp trong chương trình tiểu học.

- Thực trạng tổ chức tiết sinh hoạt lớp ở tiểu học hiện nay.

- Thực trạng tổ chức tiết sinh hoạt lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3.

Bảng 2.1. Tổng hợp nội dung điều tra thực trạng tổ chức tiết SHL nhằm GD KNS cho HS lớp 3

Nội dung

Cách thức điều tra NCTL điều tra Phiếu

Phỏng vấn QS, dự giờ Ghi chú

Tiết sinh hoạt lớp trong chương trình tiểu học (sự phân bố nội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dung, thời lượng…)

  

Thực trạng tổ chức tiết SHL ở tiểu

học hiện nay nhằm GD KNS cho HS    - Đánh giá của GV về vai trò, ý

nghĩa của tiết SHL  

- Mục tiêu, nội dung tiết SHL  - Tiến trình tiết SHL (các hoạt

động phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động).

   - Thực trạng tổ chức tiết SHL

- 34 - 2.3. Phƣơng pháp khảo sát thực trạng

Điều tra

Người nghiên cứu thiết kế các phiếu điều tra, mỗi phiếu gồm 4 câu hỏi, tổng số 120 phiếu và gửi cho GV ở các trường tiểu học theo danh sách:

STT Trường Tiểu học Địa chỉ Số phiếu

1 Tiểu học Thạch Khôi Thạch Khôi, TP Hải Dương, Hải Dương

12

2 Tiểu học Trần Quốc Toản Trần Hưng Đạo, TP Hải Dương, Hải Dương

21

3 Tiểu học Ngọc Châu Ngọc Châu, TP Hải Dương, Hải Dương

18

4 Tiểu học Lai Cách 2 Lai Cách, Bình Giang - Hải Dương

17

5 Tiểu học Tô Hiệu Quang Trung, TP Hải Dương, Hải Dương

15

6 Tiểu học Bình Minh Trần Phú, TP Hải Dương, Hải Dương

21

7 Tiểu học Lý Tự Trọng Phạm Ngũ Lão, TP Hải Dương, Hải Dương

16

Tổng số 120

( Nội dung phiếu điều tra xem phụ lục 1)

Quan sát

Nhằm tìm hiểu việc tổ chức tiết SHL hiện nay ở một số trường tiểu học, người nghiên cứu tiến hành quan sát, dự giờ 2 tiết Sinh hoạt ở lớp 3 như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

STT Tiết GVCN Trường Thời gian

1 SHL chủ đề: “Em là mầm non của Đảng”

Nguyễn Thị Liên TH Thạch Khôi, Hải Dương

Tuần 21

2 SHL chủ đề: “Bác Hồ kính yêu”

Nguyễn Thị Nga TH Lai Cách 2, Hải Dương

Tuần 28

- 35 -

Phỏng vấn:

Phỏng vấn sau dự giờ: trao đổi với GV về nội dung, các hoạt động và cách thức tổ chức các hoạt động trong tiết SHL ở lớp 3

Phỏng vấn GV ngoài giờ lên lớp: trao đổi trực tiếp với một số GV theo nội dung các thông tin cần thu thập về tổ chức tiết SHL hiện nay.

Đối tượng tham gia phỏng vấn đa dạng, đó là những GV hiện công tác tại các trường tiểu học khác nhau, thuộc địa bản tỉnh Hải Dương. Những tiêu chí cơ bản để lựa chọn đối tượng phỏng vấn gồm:

- Lứa tuổi, số năm công tác nghề

- Vị trí, vai trò của người được phỏng vấn: GV là tổ trưởng chuyên môn, GV chủ nhiệm.

- Kinh nghiệm giảng dạy và năng lực giảng dạy của GV, đặc biệt là các GV đã từng tham gia hội giảng GVCN giỏi.

Danh sách GV tham gia phỏng vấn

STT Tên GV Tên trường Số năm

công tác Ngày phỏng vấn 1 Phạm Thị Thu Thản GVCN - Tổ trưởng tổ 2, 3 TH Thạch Khôi, Hải Dương 18 11/9/2013 2 Nguyễn Thị Liên GVCN TH Thạch Khôi, Hải Dương 3 12/9/2013 3 Nguyễn Thị Nga GVCN TH Lai Cách 2,

Lai Cách, Hải Dương 20 15/9/2013

4

Vũ Minh Nguyệt GVCN

TH Ngọc Châu, Ngọc

- 36 -

Nội dung phỏng vấn tập trung tìm hiểu các vấn đề: - Nhận thức của GV về vai trò và ý nghĩa của tiết SHL.

- Những khó khăn, hạn chế trong tổ chức tiết SHL ở tiểu học.

- Tiến trình tổ chức các hoạt động trong tiết SHL của GV hiện nay với việc giáo dục KNS cho HSTH.

- Đồ dùng, phương tiện, thiết bị tổ chức tiết SHL. (Hệ thống câu hỏi điều tra phỏng vấn xem phụ lục 3)

Nghiên cứu tài liệu (các công văn, báo cáo, chỉ thị…của Bộ GD & ĐT và

giáo án của GV).

2.4. Đối tƣợng khảo sát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điều tra khảo sát được tiến với GV, HS ở 7 trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

2.5. Kết quả khảo sát thực trạng

2.5.1. Quy định về tiết Sinh hoạt lớp trong chương trình tiểu học

Luật GD 2005 đã ghi rõ: “Mục tiêu GD là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Lứa tuổi HS là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động,… Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu không được giáo dục KNS, nếu thiếu KNS, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ,

- 37 -

lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Một trong các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tiêu cực của một bộ phận HS phổ thong trong thời gian qua như: bạo lực học đường, ăn chơi sa đọa,… chính là do các em thiếu những KNS cần thiết. Vì vậy, việc giáo dục KNS cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người,

Một phần của tài liệu Tổ chức tiết sinh hoạt lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 (Trang 35)