Quy định về tiết Sinh hoạt lớp trong chương trình tiểu học

Một phần của tài liệu Tổ chức tiết sinh hoạt lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 (Trang 43)

8. Cấu trúc luận văn

2.5.1.Quy định về tiết Sinh hoạt lớp trong chương trình tiểu học

Luật GD 2005 đã ghi rõ: “Mục tiêu GD là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Lứa tuổi HS là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động,… Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu không được giáo dục KNS, nếu thiếu KNS, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ,

- 37 -

lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Một trong các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tiêu cực của một bộ phận HS phổ thong trong thời gian qua như: bạo lực học đường, ăn chơi sa đọa,… chính là do các em thiếu những KNS cần thiết. Vì vậy, việc giáo dục KNS cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn và lành mạnh.

Ở tiểu học, việc học tập của HS được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn lớp 1, 2, 3 và giai đoạn lớp 4, 5.Các em được học các môn như: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức,... Trong đó, KNS không được giảng dạy với tư cách là một môn học riêng biệt mà được tích hợp trong nội dung các môn học. Đối với các lớp 1, 2, 3; việc rèn luyện KNS cho HS được thực hiện chủ yếu thông qua thực hiện các môn học như: Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Khoa học,... Hoặc thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục tập thể.

Từ nhiều năm nay, GDTH đã có những thay đổi mạnh mẽ, trong đó phải kể đến sự đổi mới của chương trình tiểu học. Chương trình Tiểu học mới (còn gọi là chương trình Tiểu học năm 2000) được Bộ GD&ĐT ban hành ngày 9/11/2001. Trên cơ sở Chương trình Tiểu học năm 2000, chương trình giáo dục phổ thông - cấp Tiểu học được ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ- BGD ĐT ngày 05/5/2006 trong đó có quy định chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng môn học.

Bảng 2.2. Kế hoạch giáo dục tiểu học

Môn học và hoạt động GD Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5

Tiếng Việt 10 9 8 8 8

Toán 4 5 5 5 5

- 38 - Tự nhiên và Xã hội 1 1 2 Khoa học 2 2 Lịch sử và Địa lí 2 2 Âm nhạc 1 1 1 1 1 Mĩ thuật 1 1 1 1 1 Thủ công 1 1 1 Kĩ thuật 1 1 Thể dục 1 2 2 2 2 GD tập thể 2 2 2 2 2

GD ngoài giờ lên lớp 4 tiết/ tháng

Tự chọn (không bắt buộc) * * * * *

Tổng số tiết/ tuần 22+ 23+ 23+ 25+ 25+

Chương trình GD phổ thông cấp tiểu học

Theo kế hoạch GD Tiểu học, lớp 3 mỗi tuần có 23 tiết thì có ít nhất 2 tiết hoạt động GD tập thể để SHL, Sao Nhi đồng, Đội Thiếu niên và sinh hoạt toàn trường [1]. Tiết SHL là một phần của hoạt động GD tập thể. Với thời lượng 1 tiết/ tuần, tổ chức vào cuối tuần. Thời lượng 35 phút/ tiết dành cho tiết SHL cũng đã được qui định trong Kế hoạch GDTH của Chương trình Tiểu học đã được Bộ trưởng Bộ GD và Đào tạo kí ban hành ngày 5/5/2006. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, chưa có chương trình và tài liệu hướng dẫn tổ chức tiết SHL cho HSTH một cách chi tiết, cụ thể. Điều này khiến cho việc chỉ đạo và thực hiện các hoạt động này ở cơ sở gặp nhiều khó khăn, lúng túng dẫn đến chất lượng và hiệu quả GD chưa cao.

- 39 -

Một phần của tài liệu Tổ chức tiết sinh hoạt lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 (Trang 43)