Tổ chức tiết sinh hoạt lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học

Một phần của tài liệu Tổ chức tiết sinh hoạt lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 (Trang 31)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.Tổ chức tiết sinh hoạt lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học

tiểu học

1.4.1. Vai trò, ý nghĩa của tiết sinh hoạt lớp với việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học

Tiết SHL - một loại hình giáo dục tập thể trong nhà trường tiểu học

Luật GD năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã xác định: “Mục tiêu của GD phổ thông là giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

25

Như vậy, mục tiêu GD phổ thông đã chuyển từ chủ yếu là trang bị kiến thức cho HS sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em, đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiễn. Phương pháp GD phổ thông cũng đã được đổi mới theo hướng “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.

Trong nhà trường tiểu học, việc GD HS được thực hiện thông qua hai con đường: dạy học các môn học và tổ chức các hoạt động GD tập thể, GD ngoài giờ lên lớp. Mỗi con đường có những ưu thế riêng, song hoạt động GD tập thể, GD ngoài giờ lên lớp, do đặc trưng của mình, có vai trò quan trọng trong việc GD toàn diện cho HS [34]. Thời lượng dành cho hoạt động GD ngoài giờ lên lớp,GD tập thể cũng đã được qui định trong Kế hoạch GD tiểu học của Chương trình tiểu học đã được Bộ GD và Đào tạo kí ban hành ngày 5/5/2006.

Ở nhà trường tiểu học, hoạt động GD tập thể có đặc trưng không giống với các hoạt động GD khác. Hoạt động GD tập thể gồm hai hoạt động chính: Sinh hoạt toàn trường (chào cờ), sinh hoạt lớp. Mặc dù nằm trong thời khóa biểu chính khóa được qui định 2 tiết/tuần với thời lượng 35 phút/tiết nhưng tiết. Sinh hoạt lớp lại không qui định là một môn học [1].

Hoạt động GD tập thể trong nhà trường nhằm hướng đến tổ chức các hoạt động mang tính tập thể, hình thành và GD cho các em những KNS và sinh hoạt trong một tập thể. Học sinh tiểu học đang ở giai đoạn đầu của cuộc đời, kinh nghiệm sống cũng như các KNS của các em chưa có nhiều. Các em rất cần những kinh nghiệm, những kĩ năng của bản thân để có thể sống và học tập một cách hiệu quả trong một tập thể lớp, xa hơn là một xã hội.

Vai trò, ý nghĩa của tiết SHL trong nhà trường tiểu học với việc GD KNS cho HS

26

mang tính tập thể, hình thành và GD cho các em những KNS và sinh hoạt trong một tập thể. Học sinh tiểu học là đang ở giai đoạn đầu của cuộc đời, kinh nghiệm sống cũng như các KNS của các em chưa có nhiều. Các em rất cần những kinh nghiệm, những kĩ năng của bản thân để có thể sống và học tập một cách hiệu quả trong một tập thể, xa hơn là một xã hội.

Tiết SHL không bị bó buộc bởi một nội dung, chương trình cho sẵn. Người GVCN hoàn toàn chủ động trong việc xây dựng tổ chức tiết SHL theo tiến trình và nội dung phù hợp với lớp học của mình. GV có thể thoải mái sáng tạo và xây dựng tiết SHL bằng nhiều hình thức phương pháp với nội dung phong phú tạo được sự hấp dẫn mới mẻ cho HS qua đó hình thành và rèn luyện cho HS những KNS phù hợp, bổ trợ cho các môn học khác. Cùng với những kiến thức HS tiếp thu được qua các môn học khác, việc kết hợp xây dựng và rèn luyện KNS qua tiết SHL sẽ góp phần không chỉ khắc sâu thêm những kiến thức của môn học mà còn hình thành thái độ và hành vi tích cực, phù hợp, cần thiết giúp HS có thể ứng xử có hiệu quả các tình huống thực tế trong cuộc sống.

Vì vậy, GD KNS cho HS thông qua các hoạt động tập thể trong tiết SHL là rất quan trọng và cần thiết.

Một phần của tài liệu Tổ chức tiết sinh hoạt lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 (Trang 31)