Thực trạng tổ chức tiết sinh hoạt lớp ởtiểu học hiện nay

Một phần của tài liệu Tổ chức tiết sinh hoạt lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 (Trang 46)

8. Cấu trúc luận văn

2.5.2. Thực trạng tổ chức tiết sinh hoạt lớp ởtiểu học hiện nay

2.5.2.1. Nhận thức của giáo viên về vai trò, vị trí của môn học

Bảng 2.3. Vai trò của tiết sinh hoạt lớp trong chương trình tiểu học

STT Ý kiến

Tên môn/ tiết

Rất quan trọng Quan trọng SL % SL % 1 Toán 113 94,1 7 5,9 2 Tiếng Việt 113 94,1 7 5,9 3 Tự nhiên và Xã hội 41 34,1 79 65,9 4 Đạo đức 56 46,6 64 53,4 5 Khoa học 39 32,5 81 67,5 6 Lịch sử và Địa lí 32 26,6 88 73,4 7 Âm nhạc 25 20,8 95 79,2 8 Mĩ thuật 13 10,8 107 89,2 9 Thủ công, Kĩ thuật 27 22,5 93 77.5 10 Thể dục 37 30,8 83 69,2 11 Sinh hoạt lớp 13 10,8 107 89,2 Nhận xét:

Toàn bộ GV khi được hỏi ý kiến đều nhận định các môn học ở tiểu học là quan trọng, cần thiết. Với hầu hết GV, hai môn học quan trọng nhất là Toán và Tiếng Việt (94,1%). Trong khi đó chỉ có 10,8 % GV cho rằng tiết sinh hoạt rất quan trọng. Tuy nhiên SHL cũng được 89,2% số GV cho là quan trọng. Nghĩa là GV cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của SHL trong dạy học hiện nay.

Có thể thấy, hầu hết GV đều nhận thấy định tất cả các môn học ởtiểu học là quan trọng song xét tương quan vị trí các môn học thì lại có sự phân biệt khá rõ. Các môn Thủ công, Kĩ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, tiết SHL có số lựa chọn thấp hơn về mức độ quan trọng với tỉ lệ khá chênh lệch so với các môn

- 40 -

học khác. Điều này gợi lên suy nghĩ rằng một số GV quan niệm những môn học đó là những môn phụ, chúng chưa cần thiết với HS. Trên thực tế thì các môn Toán, Tiếng Việt vẫn được đánh giá quan trọng hơn nhiều.

Với HS, khi được hỏi: “Có thích tiết SHL không”? Đa số các em đều trả

lời là không thích hoặc bình thường. Điều này cho thấy HS không hứng thú với tiết SHL. Hỏi HS: “Tiết SHL diễn ra như thế nào?”, các em đưa ra ý kiến chung là các bạn tổ trưởng nhận xét, nêu những ưu điểm, khuyết điểm của thành viên trong tổ (chủ yếu là các khuyết điểm), lớp phó và lớp trưởng báo cáo, nhận xét sau đó GV sẽ đánh giá chung. Trên thực tế, các em trải qua tiết sinh hoạt một cách nhàm chán và công thức, những lời khen, chê không mang lại hiệu quả GD cao. HS bị phê bình cảm thấy bình thường, HS được tuyên dương cũng không thấy đặc biệt. Mọi hoạt động diễn ra một cách máy móc, hình thức, thậm chí là qua loa cho xong.

Kết quả của phiếu điều tra được phân tích, làm rõ hơn bằng những nhận xét qua phỏng vấn GV. Cụ thể, phỏng vấn GVCN ở các lớp trong khối 3 đã

làm rõ hơn vấn đề này. Tiết SHL tổ chức vào tiết cuối của ngày thứ 6 nhằm nhận xét đánh giá về kết quả học tập và nề nếp của lớp trong một tuần; đề ra phương hướng cho tuần tiếp theo. Có một thực tế đang tồn tại ở trường tiểu học, đó là GVCN chỉ dành khoảng ít phút cuối giờ để nhận xét kết quả của một tuần. Tiết SHL thường xuyên được GVCN dùng để dạy các môn học văn hóa như Toán, Tiếng Việt, không cho HS chép bài thì GV cũng “tận dụng” để sinh hoạt nhắc nhở rút kinh nghiệm, vì thế thời lượng 35 phút thường bị cắt xén, gây không khí căng thẳng và gò bó cho các em. Cũng không ít thầy cô rất nhiệt tình nhưng cách tổ chức lại quá đơn điệu, thiếu đổi mới, chủ đề nào cũng tổ chức theo một mô-típ có sẵn nên làm cho các em dễ chán, không còn hứng thú khi đến tiết SHL. Ngoài các trò chơi vận động, GVCN nên tổ chức các hình thức khác như thi vẽ tranh, thi hát theo chủ đề để phát huy năng

- 41 -

khiếu của từng HS. Đặc biệt trong các tiết SHL nếu GV không biết bao quát, chỉ tập trung vào một số đối tượng HS nổi bật, ít quan tâm tới những em khác thì tác dụng GD sẽ không đạt hiệu quả cao. Như vậy, các GV vẫn xác định tổ chức tiết SHL là cần thiết song trên thực tế so với các môn học khác, việc thực hiện vai trò của tiết SHL có phần bị giảm đáng kể.

2.5.2.2. Việc thực hiện tổ chức sinh hoạt lớp trong nhà trường hiện nay - Tiến trình tổ chức tiết SHL trong nhà trường

Tiến trình tổ chức tiết sinh hoạt ở lớp 3 gồm những hoạt động sau:

Hoạt động Thời gian Cách thức tiến hành Hoạt động 1: Đánh giá, nhận xét các hoạt động trong tuần. 10 - 15’ - Ở hoạt động này, GV và cán bộ lớp sẽ đánh giá nhận xét các ưu, nhược điểm chính của HS trong một tuần. Cả lớp tham gia đóng góp ý kiến.

Hoạt động 2: Phương hướng hoạt động cho tuần tiếp theo

7 - 10’ - Tổ chức bình chọn HS xuất sắc, tổ xuất sắc.

- Triển khai công tác tuần tiếp theo.

- Giải pháp thực hiện thi đua trong tuần tiếp theo.

Hoạt động 3: Văn nghệ, trò chơi

7 - 10’ - Cuối giờ, GV tổ chức HS chơi trò chơi, múa hát văn nghệ.

Hoạt động 4: Nhận xét, dặn dò

3 - 5’ - Tổng kết những ưu điểm mà lớp đạt được trong tuần.

- Dặn dò HS những công việc chuẩn bị cho tuần tiếp theo.

- 42 -

- Kế hoạch bài học

Trong số 10 giáo án thu thập được, người nghiên cứu chọn ra 2 giáo án điển hình của tiết sinh hoạt lớp 3.

* Kế hoạch tiết Sinh hoạt Chủ điểm: Em là mầm non của Đảng

(Tuần 21, lớp 3)

I. Mục tiêu

- Học sinh thấy được ưu, khuyết điểm của mình trong tuần.

- Học sinh biết sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm vươn lên trong học tập.

- Giáo dục HS ngoan ngoãn, lễ phép, chăm chỉ học tập.

II. Nội dung sinh hoạt

1. Hoạt động 1.Kiểm điểm nề nếp trong tuần

- Các tổ trưởng nhận xét tình hình chung của tổ về các mặt qua sổ theo dõi. + Đồ dùng học tập

+ Đi học đúng giờ + Nề nếp tự quản

+ Tinh thần học tập trong giờ + Ý thức giữ gìn của công + Nề nếp thể dục, vệ sinh

- Lớp trưởng nhận xét tình hình chung của lớp, qua sổ theo dõi hàng tuần, xếp thứ tự các tổ.

- GV đánh giá nhận xét tình hình của lớp.

+ Tuyên dương, khen ngợi những tập thể, cá nhân có cố gắng trong tuần. + Nhắc nhở động viên những học sinh chậm tiến bộ.

2. Hoạt động 2: Phương hướng tuần tới

- 43 -

- Khắc phục những nhược điểm trong tuần, phấn đấu vươn lên trong học tập.

3. Hoạt động 3: Sinh hoạt văn nghệ chủ điểm: Em là mầm non của Đảng 4. Hoạt động 4: Nhận xét, dặn dò: GV nhận xét giờ sinh hoạt, dặn học

sinh chuẩn bị tốt việc học tập cho tuần 22

* Kế hoạch tiết Sinh hoạt Chủ điểm: Bác Hồ kính yêu

(Tuần 28, lớp 3)

I. Mục tiêu

- Sơ kết hoạt động lớp tuần 28. Phát động thực hiện thi đua: "Trường học thân thiện, HS tích cực”.

- Giáo dục ý thức thái độ học tập tốt, ổn định nề nếp, cố gắng chăm ngoan để xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ.

- Giáo dục tinh thần làm chủ tập thể, rèn luyện lối sống có trách nhiệm đối với tập thể.

II. Các hoạt động chủ yếu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Ồn định lớp:

2. Sơ kết tình hình hoạt động trong tuần:

*Hoạt động 1: Sơ kết lớp tuần 28: a. Các tổ trưởng tổng kết tình hình tổ b. Lớp trưởng báo cáo tổng kết: Học tập:

+ Tiếp thu bài tốt, phát biểu xây dựng bài tích cực

+ Thực hiện phong trào: “Rèn chữ giữ

- HS hát, ổn định lớp để vào tiết học.

- Các tổ trưởng báo cáo. - Đội cờ đỏ sơ kết thi đua. - Lớp trưởng báo cáo nhận xét chung.

- 44 -

vở”.

+ Đem đầy đủ sách vở học trong ngày theo thời khóa biểu.

+ Học bài và làm bài đầy đủ. Nề nếp:

+Xếp hàng thẳng, nhanh, ngay ngắn. + Hát văn nghệ rất sôi nổi, vui tươi. + Giờ chơi còn vài bạn chạy đùa ngoài sân trường, leo trèo nguy hiểm.

+ Đi học muộn có khắc phục. + Nói chuyện trong giờ học.

Vệ sinh:

+ Vệ sinh cá nhân tốt. + Lớp sạch sẽ, gọn gàng.

+ Tổ trực vệ sinh tuần thực hiện tốt, hạn chế.

* Nội dung cụ thể: ở vở theo dõi của các tổ.

-Ý kiến các tổ.

* GV chốt và thống nhất các ý kiến. * Điểm thi đua các tổ:

Tổ Điểm Xếp loại 1 2 3 4 - Cả lớp lắng nghe.

- 45 -

c. GVCN nhận xét và góp ý - Khắc phục hạn chế tuần qua.

- Dặn dò hướng phấn đấu học các môn học.

- Thông báo HS nộp lý lịch gia đình và số điện thoại liên lạc của gia đình. - Tham gia luyện tập thể dục giữa giờ theo hướng dẫn GV chuyên trách thể dục.

3. Nội dung sinh hoạt tuần tới * Hoạt động 2

Hướng tuần sau:

- Giáo dục HS theo 5 điều Bác Hồ dạy theo chủ đề trong tuần tới. Sơ kết và tiếp tục thực hiện thi đua "Trường học thân thiện, HS tích cực" Học tập thực hiện các nề nếp nội qui nhà trường. - Nói lời hay làm việc tốt, nhặt được của rơi trả lại người mất.

- Lễ phép chào hỏi, dạ vâng, với người lớn tuổi: ông bà, cha mẹ, thầy cô và anh chị, những người xung quanh hàng ngày khi giao tiếp.

- Đi học đầy đủ đúng giờ, học bài làm đầy đủ trước khi đến lớp, mang đầy đủ sách vở theo thời khoá biểu hàng ngày. - Không chạy đùa, la hét, lớn tiếng

- Cả lớp lắng nghe.

- Lớp trưởng nhận nhiệm vụ tuần tới và giao lại cho tổ trực lớp tuần tới, tổ chức thực hiện; ghi chép vào sổ trực hàng tuần.

- 46 -

trong giờ học, giờ chơi, trong khu vực trường.

- Thi đua học tập đạt nhiều điểm tốt. 4. Kết thúc tiết sinh hoạt

+ GV nhận xét tiết sinh hoạt lớp về ưu điểm và hạn chế chính cần khắc phục trong tuần tới.

5. Dặn dò HS

- Dặn dò HS về chuẩn bị xem lại các bài học trong tuần và chuẩn bị các bài học cho tuần tới, cũng như các dụng cụ học tập cho tuần tới.

- Tiếp tục thi đua giữa các tổ nhằm thúc đẩy tinh thần học tập và nâng cao tính kỷ luật của HS.

- Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường, ý thức tổ chức kỷ luật của lớp. - Học tập: Yêu cầu HS thường xuyên học bài. Nghiêm túc trong giờ học, không còn tình trạng mất trật tự trong giờ học.

- Củng cố lại nề nếp tác phong của HS trong tuần.

- Giữ gìn vệ sinh lớp học và cảnh quan nhà trường tổ trực tham gia trực lớp học sạch đẹp, chăm sóc tưới cây và hoa.

- Lắng nghe GV nhận xét chung. Góp ý và tuyên dương các bạn thực hiện tốt nội quy.

- HS cả lớp lắng nghe và lưu ý dặn dò của GV.

- 47 -

Nhận xét:

Nhìn vào hai giáo án trên, người nghiên cứu đưa ra một số nhận xét như sau:

Thứ nhất: Mục tiêu của hai giáo án đều có điểm chung là thông qua tiết SHL, HS thấy được ưu, khuyết điểm của mình trong tuần. Qua đó biết sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm vươn lên trong học tập. Giáo dục HS ngoan ngoãn, lễ phép, chăm chỉ học tập…Mục tiêu tiết học không đề cập đến nội dung GD KNS cho HS.

Thứ hai: GV không đưa ra các đồ dùng dạy học, phương tiện dạy học có thể sử dụng trong tiết sinh hoạt, không dự kiến các phương pháp trong tiết học.

Thứ ba: Đối với các hoạt động dạy - học. Ở bài soạn 1: GV hầu như chỉ đưa ra khung chương trình hành động, nêu những hoạt động cơ bản của tiết SHL nhằm nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm của HS trong một tuần, không có hoạt động nào đề cập đến việc tích hợp hoặc nêu lên nội dung GD KNS.

Ở bài soạn 2: Nội dung các hoạt động được GV chỉ ra chi tiết, cụ thể

hơn. Ở hoạt động này, bên cạnh việc đưa ra các hoạt động nhằm nhận xét, đánh giá kết quả học tập, nề nếp và vệ sinh của HS trong một tuần thì GV đã chú trọng đến việc GD ý thức, đạo đức lối sống cho HS hay nói cách khác là GD KNS cho HS trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày như: Nói lời hay làm việc tốt, nhặt được của rơi trả lại người mất, luôn quan tâm giúp đỡ bạn cùng lớp có hoàn cảnh khó khăn, cho bạn mượn dụng cụ học học tập, trong tổ phân công HS khá, giỏi hướng dẫn bạn cùng học nhóm để cùng tiến bộ, lễ phép chào hỏi, dạ vâng, với người lớn tuổi, ông bà, cha mẹ, thầy cô và anh chị, - Các tổ trưởng chú ý đến tình hình học

tập. Trực nhật vệ sinh, thực hiện nền nếp sinh hoạt vui chơi của các HS trong tổ.

- 48 -

những người xung quanh khi giao tiếp,…Tuy nhiên, những nội dung này chỉ được GV liệt kê ra chứ không có dự kiến các hoạt động GD cụ thể cho các nội dung đó. Chủ yếu là GV sẽ nói, dặn dò nhắc nhở HS chứ không có các hoạt động tổ chức nhằm cho HS trải nghiệm, khắc sâu và hình thành kĩ năng. Việc này làm cho hiệu GD không cao, HS sẽ chóng quên và không có tác dụng GD mạnh mẽ đến ý thức của các em.

Mục tiêu chính của tiết SHL là tiến hành nhận xét đánh giá kết quả học tập, nề nếp của HS trong một tuần và đề ra phương hướng tuần mới. Như một thói quen, bắt đầu vào tiết SHL, lớp trưởng điều hành các tổ trưởng lên đánh giá, nhận xét về kết quả học tập và nề nếp của thành viên tổ mình. Sau đó, lớp trưởng sẽ nhận xét và đánh giá chung. Hầu như các nhận xét đánh giá là chỉ ra những khuyết điểm của các thành viên trong lớp. HS mắc nhiều điểm sẽ bị nêu tên và trừ điểm thi đua. Có một tồn tại là HS nào bị bạn chỉ ra khuyết điểm, các lỗi mình mắc phải sẽ tìm các lỗi mà bạn đó mắc và nêu ra. Điều này vô hình chung làm cho việc nhận xét đánh giá, rút kinh nghiệm theo hướng tích cực trở nên tiêu cực, không mang lại hiệu quả GD. Mọi việc thực hiện với cách làm cho có, những lời nhận xét không có tác động đến ý thức, tình cảm và cảm xúc của HS.

Việc nhận xét đánh giá không có tác dụng hay hiệu quả như mục tiêu của tiết học vốn xây dựng: “Thông qua lời nhận xét đánh giá của bạn, HS sẽ rút ra kinh nghiệm cho bản thân, khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm trong tuần mới”; thậm chí HS thờ ơ và không quan tâm đến lời đánh giá nhận xét về bản thân mà chăm chăm nghe xem bản thân bị những khuyết điểm gì để tìm và kể ra khuyết điểm của bạn. Mặc dù những lời phê bình, đánh giá giữa các HS với nhau không mang tính chất xúc phạm, lời lẽ cay nghiệt nhưng cũng không mang lại hiệu quả.Tiết học trôi đi một cách lãng phí và nhàm chán. HS và GV thực hiện các công việc theo một tâm lý làm cho xong. Những HS có

- 49 -

thành tích tốt sẽ được cô và các bạn tuyên dương, hình thức tuyên dương chủ yếu là cả lớp vỗ tay khích lệ. HS mắc nhiều khuyết điểm sẽ bị phê bình và hình thức phê bình sẽ là khiển trách và nhắc nhở.Dù là khen hay chê thì cách

Một phần của tài liệu Tổ chức tiết sinh hoạt lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)