8. Cấu trúc luận văn
2.2. Nội dung khảo sát
- Tiết sinh hoạt lớp trong chương trình tiểu học.
- Thực trạng tổ chức tiết sinh hoạt lớp ở tiểu học hiện nay.
- Thực trạng tổ chức tiết sinh hoạt lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3.
Bảng 2.1. Tổng hợp nội dung điều tra thực trạng tổ chức tiết SHL nhằm GD KNS cho HS lớp 3
Nội dung
Cách thức điều tra NCTL điều tra Phiếu
Phỏng vấn QS, dự giờ Ghi chú
Tiết sinh hoạt lớp trong chương trình tiểu học (sự phân bố nội
dung, thời lượng…)
Thực trạng tổ chức tiết SHL ở tiểu
học hiện nay nhằm GD KNS cho HS - Đánh giá của GV về vai trò, ý
nghĩa của tiết SHL
- Mục tiêu, nội dung tiết SHL - Tiến trình tiết SHL (các hoạt
động phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động).
- Thực trạng tổ chức tiết SHL
- 34 - 2.3. Phƣơng pháp khảo sát thực trạng
Điều tra
Người nghiên cứu thiết kế các phiếu điều tra, mỗi phiếu gồm 4 câu hỏi, tổng số 120 phiếu và gửi cho GV ở các trường tiểu học theo danh sách:
STT Trường Tiểu học Địa chỉ Số phiếu
1 Tiểu học Thạch Khôi Thạch Khôi, TP Hải Dương, Hải Dương
12
2 Tiểu học Trần Quốc Toản Trần Hưng Đạo, TP Hải Dương, Hải Dương
21
3 Tiểu học Ngọc Châu Ngọc Châu, TP Hải Dương, Hải Dương
18
4 Tiểu học Lai Cách 2 Lai Cách, Bình Giang - Hải Dương
17
5 Tiểu học Tô Hiệu Quang Trung, TP Hải Dương, Hải Dương
15
6 Tiểu học Bình Minh Trần Phú, TP Hải Dương, Hải Dương
21
7 Tiểu học Lý Tự Trọng Phạm Ngũ Lão, TP Hải Dương, Hải Dương
16
Tổng số 120
( Nội dung phiếu điều tra xem phụ lục 1)
Quan sát
Nhằm tìm hiểu việc tổ chức tiết SHL hiện nay ở một số trường tiểu học, người nghiên cứu tiến hành quan sát, dự giờ 2 tiết Sinh hoạt ở lớp 3 như sau:
STT Tiết GVCN Trường Thời gian
1 SHL chủ đề: “Em là mầm non của Đảng”
Nguyễn Thị Liên TH Thạch Khôi, Hải Dương
Tuần 21
2 SHL chủ đề: “Bác Hồ kính yêu”
Nguyễn Thị Nga TH Lai Cách 2, Hải Dương
Tuần 28
- 35 -
Phỏng vấn:
Phỏng vấn sau dự giờ: trao đổi với GV về nội dung, các hoạt động và cách thức tổ chức các hoạt động trong tiết SHL ở lớp 3
Phỏng vấn GV ngoài giờ lên lớp: trao đổi trực tiếp với một số GV theo nội dung các thông tin cần thu thập về tổ chức tiết SHL hiện nay.
Đối tượng tham gia phỏng vấn đa dạng, đó là những GV hiện công tác tại các trường tiểu học khác nhau, thuộc địa bản tỉnh Hải Dương. Những tiêu chí cơ bản để lựa chọn đối tượng phỏng vấn gồm:
- Lứa tuổi, số năm công tác nghề
- Vị trí, vai trò của người được phỏng vấn: GV là tổ trưởng chuyên môn, GV chủ nhiệm.
- Kinh nghiệm giảng dạy và năng lực giảng dạy của GV, đặc biệt là các GV đã từng tham gia hội giảng GVCN giỏi.
Danh sách GV tham gia phỏng vấn
STT Tên GV Tên trường Số năm
công tác Ngày phỏng vấn 1 Phạm Thị Thu Thản GVCN - Tổ trưởng tổ 2, 3 TH Thạch Khôi, Hải Dương 18 11/9/2013 2 Nguyễn Thị Liên GVCN TH Thạch Khôi, Hải Dương 3 12/9/2013 3 Nguyễn Thị Nga GVCN TH Lai Cách 2,
Lai Cách, Hải Dương 20 15/9/2013
4
Vũ Minh Nguyệt GVCN
TH Ngọc Châu, Ngọc
- 36 -
Nội dung phỏng vấn tập trung tìm hiểu các vấn đề: - Nhận thức của GV về vai trò và ý nghĩa của tiết SHL.
- Những khó khăn, hạn chế trong tổ chức tiết SHL ở tiểu học.
- Tiến trình tổ chức các hoạt động trong tiết SHL của GV hiện nay với việc giáo dục KNS cho HSTH.
- Đồ dùng, phương tiện, thiết bị tổ chức tiết SHL. (Hệ thống câu hỏi điều tra phỏng vấn xem phụ lục 3)
Nghiên cứu tài liệu (các công văn, báo cáo, chỉ thị…của Bộ GD & ĐT và
giáo án của GV).
2.4. Đối tƣợng khảo sát
Điều tra khảo sát được tiến với GV, HS ở 7 trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
2.5. Kết quả khảo sát thực trạng
2.5.1. Quy định về tiết Sinh hoạt lớp trong chương trình tiểu học
Luật GD 2005 đã ghi rõ: “Mục tiêu GD là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Lứa tuổi HS là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động,… Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu không được giáo dục KNS, nếu thiếu KNS, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ,
- 37 -
lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Một trong các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tiêu cực của một bộ phận HS phổ thong trong thời gian qua như: bạo lực học đường, ăn chơi sa đọa,… chính là do các em thiếu những KNS cần thiết. Vì vậy, việc giáo dục KNS cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn và lành mạnh.
Ở tiểu học, việc học tập của HS được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn lớp 1, 2, 3 và giai đoạn lớp 4, 5.Các em được học các môn như: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức,... Trong đó, KNS không được giảng dạy với tư cách là một môn học riêng biệt mà được tích hợp trong nội dung các môn học. Đối với các lớp 1, 2, 3; việc rèn luyện KNS cho HS được thực hiện chủ yếu thông qua thực hiện các môn học như: Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Khoa học,... Hoặc thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục tập thể.
Từ nhiều năm nay, GDTH đã có những thay đổi mạnh mẽ, trong đó phải kể đến sự đổi mới của chương trình tiểu học. Chương trình Tiểu học mới (còn gọi là chương trình Tiểu học năm 2000) được Bộ GD&ĐT ban hành ngày 9/11/2001. Trên cơ sở Chương trình Tiểu học năm 2000, chương trình giáo dục phổ thông - cấp Tiểu học được ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ- BGD ĐT ngày 05/5/2006 trong đó có quy định chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng môn học.
Bảng 2.2. Kế hoạch giáo dục tiểu học
Môn học và hoạt động GD Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
Tiếng Việt 10 9 8 8 8
Toán 4 5 5 5 5
- 38 - Tự nhiên và Xã hội 1 1 2 Khoa học 2 2 Lịch sử và Địa lí 2 2 Âm nhạc 1 1 1 1 1 Mĩ thuật 1 1 1 1 1 Thủ công 1 1 1 Kĩ thuật 1 1 Thể dục 1 2 2 2 2 GD tập thể 2 2 2 2 2
GD ngoài giờ lên lớp 4 tiết/ tháng
Tự chọn (không bắt buộc) * * * * *
Tổng số tiết/ tuần 22+ 23+ 23+ 25+ 25+
Chương trình GD phổ thông cấp tiểu học
Theo kế hoạch GD Tiểu học, lớp 3 mỗi tuần có 23 tiết thì có ít nhất 2 tiết hoạt động GD tập thể để SHL, Sao Nhi đồng, Đội Thiếu niên và sinh hoạt toàn trường [1]. Tiết SHL là một phần của hoạt động GD tập thể. Với thời lượng 1 tiết/ tuần, tổ chức vào cuối tuần. Thời lượng 35 phút/ tiết dành cho tiết SHL cũng đã được qui định trong Kế hoạch GDTH của Chương trình Tiểu học đã được Bộ trưởng Bộ GD và Đào tạo kí ban hành ngày 5/5/2006. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, chưa có chương trình và tài liệu hướng dẫn tổ chức tiết SHL cho HSTH một cách chi tiết, cụ thể. Điều này khiến cho việc chỉ đạo và thực hiện các hoạt động này ở cơ sở gặp nhiều khó khăn, lúng túng dẫn đến chất lượng và hiệu quả GD chưa cao.
- 39 -
2.5.2. Thực trạng tổ chức tiết sinh hoạt lớp ở tiểu học hiện nay
2.5.2.1. Nhận thức của giáo viên về vai trò, vị trí của môn học
Bảng 2.3. Vai trò của tiết sinh hoạt lớp trong chương trình tiểu học
STT Ý kiến
Tên môn/ tiết
Rất quan trọng Quan trọng SL % SL % 1 Toán 113 94,1 7 5,9 2 Tiếng Việt 113 94,1 7 5,9 3 Tự nhiên và Xã hội 41 34,1 79 65,9 4 Đạo đức 56 46,6 64 53,4 5 Khoa học 39 32,5 81 67,5 6 Lịch sử và Địa lí 32 26,6 88 73,4 7 Âm nhạc 25 20,8 95 79,2 8 Mĩ thuật 13 10,8 107 89,2 9 Thủ công, Kĩ thuật 27 22,5 93 77.5 10 Thể dục 37 30,8 83 69,2 11 Sinh hoạt lớp 13 10,8 107 89,2 Nhận xét:
Toàn bộ GV khi được hỏi ý kiến đều nhận định các môn học ở tiểu học là quan trọng, cần thiết. Với hầu hết GV, hai môn học quan trọng nhất là Toán và Tiếng Việt (94,1%). Trong khi đó chỉ có 10,8 % GV cho rằng tiết sinh hoạt rất quan trọng. Tuy nhiên SHL cũng được 89,2% số GV cho là quan trọng. Nghĩa là GV cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của SHL trong dạy học hiện nay.
Có thể thấy, hầu hết GV đều nhận thấy định tất cả các môn học ởtiểu học là quan trọng song xét tương quan vị trí các môn học thì lại có sự phân biệt khá rõ. Các môn Thủ công, Kĩ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, tiết SHL có số lựa chọn thấp hơn về mức độ quan trọng với tỉ lệ khá chênh lệch so với các môn
- 40 -
học khác. Điều này gợi lên suy nghĩ rằng một số GV quan niệm những môn học đó là những môn phụ, chúng chưa cần thiết với HS. Trên thực tế thì các môn Toán, Tiếng Việt vẫn được đánh giá quan trọng hơn nhiều.
Với HS, khi được hỏi: “Có thích tiết SHL không”? Đa số các em đều trả
lời là không thích hoặc bình thường. Điều này cho thấy HS không hứng thú với tiết SHL. Hỏi HS: “Tiết SHL diễn ra như thế nào?”, các em đưa ra ý kiến chung là các bạn tổ trưởng nhận xét, nêu những ưu điểm, khuyết điểm của thành viên trong tổ (chủ yếu là các khuyết điểm), lớp phó và lớp trưởng báo cáo, nhận xét sau đó GV sẽ đánh giá chung. Trên thực tế, các em trải qua tiết sinh hoạt một cách nhàm chán và công thức, những lời khen, chê không mang lại hiệu quả GD cao. HS bị phê bình cảm thấy bình thường, HS được tuyên dương cũng không thấy đặc biệt. Mọi hoạt động diễn ra một cách máy móc, hình thức, thậm chí là qua loa cho xong.
Kết quả của phiếu điều tra được phân tích, làm rõ hơn bằng những nhận xét qua phỏng vấn GV. Cụ thể, phỏng vấn GVCN ở các lớp trong khối 3 đã
làm rõ hơn vấn đề này. Tiết SHL tổ chức vào tiết cuối của ngày thứ 6 nhằm nhận xét đánh giá về kết quả học tập và nề nếp của lớp trong một tuần; đề ra phương hướng cho tuần tiếp theo. Có một thực tế đang tồn tại ở trường tiểu học, đó là GVCN chỉ dành khoảng ít phút cuối giờ để nhận xét kết quả của một tuần. Tiết SHL thường xuyên được GVCN dùng để dạy các môn học văn hóa như Toán, Tiếng Việt, không cho HS chép bài thì GV cũng “tận dụng” để sinh hoạt nhắc nhở rút kinh nghiệm, vì thế thời lượng 35 phút thường bị cắt xén, gây không khí căng thẳng và gò bó cho các em. Cũng không ít thầy cô rất nhiệt tình nhưng cách tổ chức lại quá đơn điệu, thiếu đổi mới, chủ đề nào cũng tổ chức theo một mô-típ có sẵn nên làm cho các em dễ chán, không còn hứng thú khi đến tiết SHL. Ngoài các trò chơi vận động, GVCN nên tổ chức các hình thức khác như thi vẽ tranh, thi hát theo chủ đề để phát huy năng
- 41 -
khiếu của từng HS. Đặc biệt trong các tiết SHL nếu GV không biết bao quát, chỉ tập trung vào một số đối tượng HS nổi bật, ít quan tâm tới những em khác thì tác dụng GD sẽ không đạt hiệu quả cao. Như vậy, các GV vẫn xác định tổ chức tiết SHL là cần thiết song trên thực tế so với các môn học khác, việc thực hiện vai trò của tiết SHL có phần bị giảm đáng kể.
2.5.2.2. Việc thực hiện tổ chức sinh hoạt lớp trong nhà trường hiện nay - Tiến trình tổ chức tiết SHL trong nhà trường
Tiến trình tổ chức tiết sinh hoạt ở lớp 3 gồm những hoạt động sau:
Hoạt động Thời gian Cách thức tiến hành Hoạt động 1: Đánh giá, nhận xét các hoạt động trong tuần. 10 - 15’ - Ở hoạt động này, GV và cán bộ lớp sẽ đánh giá nhận xét các ưu, nhược điểm chính của HS trong một tuần. Cả lớp tham gia đóng góp ý kiến.
Hoạt động 2: Phương hướng hoạt động cho tuần tiếp theo
7 - 10’ - Tổ chức bình chọn HS xuất sắc, tổ xuất sắc.
- Triển khai công tác tuần tiếp theo.
- Giải pháp thực hiện thi đua trong tuần tiếp theo.
Hoạt động 3: Văn nghệ, trò chơi
7 - 10’ - Cuối giờ, GV tổ chức HS chơi trò chơi, múa hát văn nghệ.
Hoạt động 4: Nhận xét, dặn dò
3 - 5’ - Tổng kết những ưu điểm mà lớp đạt được trong tuần.
- Dặn dò HS những công việc chuẩn bị cho tuần tiếp theo.
- 42 -
- Kế hoạch bài học
Trong số 10 giáo án thu thập được, người nghiên cứu chọn ra 2 giáo án điển hình của tiết sinh hoạt lớp 3.
* Kế hoạch tiết Sinh hoạt Chủ điểm: Em là mầm non của Đảng
(Tuần 21, lớp 3)
I. Mục tiêu
- Học sinh thấy được ưu, khuyết điểm của mình trong tuần.
- Học sinh biết sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm vươn lên trong học tập.
- Giáo dục HS ngoan ngoãn, lễ phép, chăm chỉ học tập.
II. Nội dung sinh hoạt
1. Hoạt động 1.Kiểm điểm nề nếp trong tuần
- Các tổ trưởng nhận xét tình hình chung của tổ về các mặt qua sổ theo dõi. + Đồ dùng học tập
+ Đi học đúng giờ + Nề nếp tự quản
+ Tinh thần học tập trong giờ + Ý thức giữ gìn của công + Nề nếp thể dục, vệ sinh
- Lớp trưởng nhận xét tình hình chung của lớp, qua sổ theo dõi hàng tuần, xếp thứ tự các tổ.
- GV đánh giá nhận xét tình hình của lớp.
+ Tuyên dương, khen ngợi những tập thể, cá nhân có cố gắng trong tuần. + Nhắc nhở động viên những học sinh chậm tiến bộ.
2. Hoạt động 2: Phương hướng tuần tới
- 43 -
- Khắc phục những nhược điểm trong tuần, phấn đấu vươn lên trong học tập.
3. Hoạt động 3: Sinh hoạt văn nghệ chủ điểm: Em là mầm non của Đảng 4. Hoạt động 4: Nhận xét, dặn dò: GV nhận xét giờ sinh hoạt, dặn học
sinh chuẩn bị tốt việc học tập cho tuần 22
* Kế hoạch tiết Sinh hoạt Chủ điểm: Bác Hồ kính yêu
(Tuần 28, lớp 3)
I. Mục tiêu
- Sơ kết hoạt động lớp tuần 28. Phát động thực hiện thi đua: "Trường học