II/ THỰC TRẠNG VIỆC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRấN ĐỊA BÀN HÀ
1/ Thực trạng về việc thực hiện chính sách giá đền bù của thành phố Hà
1.2.2/ Nguyên nhân gây ra xung đột lợi ích giữa cỏc bờn và vì sao dự án
“treo”
Thứ nhất: Do việc phát triển của đô thị nên dự án đã có những thay đổi trong quá trình thục thi dự án, dẫn tới những thay đổi trong công tác GPMB. Dự án thay đổi quy hoạch, mở rộng đường từ 68m lên 71,6m rồi đến 78,3m dẫn tới diện tích đất phải thu hồi tăng lên 92.794m2 so với thiết kế ban đầu khiến công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, khó khăn trong công tác GPM Dự án thay đổi quy hoạch, mở rộng đường từ 68m lên 71,6m rồi đến 78,3m dẫn tới diện tích đất phải thu hồi tăng lên 92.794m2 so với thiết kế ban đầu khiến công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, khó khăn trong công tác GPMB, kéo theo đó là công tác đền bù gặp khó khăn. Khi dựa án thực hiện đến năm 2005 thì tổng mức đầu tư đã lên đến gần 2200 tỷ đồng (tăng gấp 2,7 lần so với thời điểm khởi công dự án năm 2001).
Như vậy, lại một dự án có sự thay đổi thiết kế kỹ thuật khi dự án đã được thực thi. Dường như nhũng thay đổi về thiết kế này không được nêu ra trong bản kế hoạch của dự án, làm cho quá trình thực thi dự án bị chậm chạp, tăng chi phí thực hiện. Bởi vậy dự án đường vành đai ba, nút Thanh Xuân có những lúc rơi vào tình trạng không thể tiếp tục thực hiện được do thiếu vốn, thiếu nhà tái định cư cho người dân trong diện giải tỏa. Có thể nói đây là một trong những nguyên nhân quan trọng trong việc thực hiện dự án vành đai ba, nút Thanh Xuân.
Do thời gian thực hiện dự án bị kéo dài, đồng nghĩa với việc lưu lượng giao thông gia tăng theo thời gian, nên diện tích thu hồi đất tăng, Như chúng ta biết, một dự án trước khi thực hiện luôn luôn có kế hoạch tiền bồi thường cho những người bị thu hồi đất, nhưng do dự ỏn cú thay đổi trong quy mô nên chủ đầu tư không có đủ tiền bồi thường cho người dân, không đủ tiền xây nhà tái định cư cho người dân, gây ra một luồng dư luận trong dân, gây ra sự bất ổn trong cuục sống thường ngày của người dân.
Hội đồng GPMB không có kinh phí hoạt động, UBNĐ quận Thanh Xuân thì không chấp thuận duyệt phương án đền bù cho dõn vỡ không có tiền, còn chủ đầu tư cũng không có tiền để mua nhà tái định cư cho các hộ dân. Sự long vòng và rối ren liên quan tới vốn đầu tư đã là cho dự án bị tạm ngừng trong một thời gian.
Mặc dù Bộ Giao thông vận tải và UBND TP Hà Nội đã rất nhiều lần “đàm phỏn” vốn cho dự án nhưng vẫn bế tắc. Cuối tháng 3/2005, Chủ đầu tư có văn bản kiến nghị Bộ Giao thông vận tải bố trí vốn phục vụ GPMB năm 2005 khoảng 500 tỷ đồng. Đặc biệt văn bản cũng nêu rõ: Trong trường hợp không có vốn GPMB kính đề nghị Bộ cho phép tạm ngừng việc triển khai phê duyệt phương án đền bù.
Thứ hai: Sai xót trong quá trình cưỡng chế người dân di dân di dời do sự lung túng của cán bộ GPMB.
Như chúng ta đã biết, dự án đường vành đai ba được khởi công từ năm 2001 và tới cuối năm 2009 dự án mới được hoàn thành do sự khó khăn trong công việc GPMB và khó khăn trong nguồn vốn thực hiện.
Tại nút Thanh Xuân vào tháng 7/2009 còn 15 hộ gia đình không chịu di dời, gây khó dễ trong công tác thực hiện dự án, do đó HĐGPMB quyết định cưỡng chế di dời đối với các hộ này. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện cưỡng chế do sự thiếu hiểu biết về các văn bản pháp luật của cán bộ trực tiếp thực hiện và chưa bố trí nhà tái định cư cho nhân dân nờn đó gây ra sự phản ứng mạnh mẽ từ phía người dân, và gây ra sự kiện cáo giữa người dân và HĐGPMB. Và UBND TP cũng đó cú Thông báo số 268/TB-UBND về kết luận giải quyết đơn tố cáo của một số công dân về việc tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định thu hồi đất, GPMB xây dựng đường vành đai 3 đối với 15 hộ gia đình ở phường Thanh Xuân Trung. Theo đó, UBND TP khẳng định, việc UBND quận Thanh Xuân ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định thu hồi đất, GPMB và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế đối với 15 hộ gia đình tại phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân là cần thiết và đúng thẩm quyền. Tuy nhiên, trình tự, thủ tục tổ chức cưỡng chế đối với 15 hộ gia đình còn có sai sót do lúng túng trong vận dụng văn bản pháp luật.
Như vậy, không phải lúc nào các cán bộ tham gia HĐGPMB cũng hiểu rõ hết các văn bản pháp lý mà Nhà Nước quy định, cán bộ trực tiếp thực hiện dự án không hiểu thì hỏi rằng người dân có chịu chấp hành hay không?