II/ THỰC TRẠNG VIỆC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRấN ĐỊA BÀN HÀ
1/ Thực trạng về việc thực hiện chính sách giá đền bù của thành phố Hà
1.2.1/ Thực trạng dự án đường vành đai ba
Sau gần 10 năm thi công, đến nay dự án đường vành đai 3 Hà Nội mới hoàn thành. Dự án vành đai ba đáng nhẽ ra phải hoàn thành sớm để phục vụ Sea Game 22, nhưng dự án lại cú lỳc rơi vào tình trạng không thể thực thi được. Dự án đường vành đai ba phân đoạn Trung Hòa tới nút Thanh Xuân là dự án có nhiều vấn đề nổi cộm nhiều bức xúc nhất liên quan đến việc thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng. Tại kỳ họp Quốc Hội năm 2009, người dân trong diện giải tỏa của dự án đường vành đai ba đã kiến nghị lên Quốc Hội. Việc GPMB đường vành đai 3, nút giao Thanh Xuân, nhiều người dân cho rằng: “Ngay từ đầu dự án đã sai khi không triển khai GPMB theo phê duyệt của Chính phủ, gây nên sự phản ứng trong dõn”. UBND TP Hà Nội đã rất quyết liệt trong chỉ đạo và đã làm đúng quy định của pháp luật. Có thể nói, đây là công trình giao thông không chỉ mang lại lợi ích cho đất nước, cho Thủ đô mà cho chính cả người dân quận Thanh Xuân. Vì vậy, thành phố và Bộ GTVT tiếp tục chỉ đạo triển khai quyết liệt, tích cực và đồng bộ hơn để công trình hoàn thành đúng vào dịp kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Dự án xây dựng giai đoạn 1 đoạn Mai Dịch - Phỏp Võn thuộc đường Vành đai 3 Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 597/QĐ-TTg ngày 16/5/2001, do Bộ GTVT là chủ đầu tư nhằm phục vụ lợi ích công cộng. Đoạn qua địa bàn quận Thanh Xuân, cho đến nay, đã tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư xong cho 1.267 hộ gia đình và tổ chức sử dụng đất. Tuy nhiên đến đầu năm 2009 vẫn còn khoảng 200 hộ không chấp thuận di dời.
Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến dự án xây dựng đường Vành đai 3 và nút giao thông Thanh Xuân thuộc địa bàn quận Thanh Xuân đã được UBND TP và Bộ GTVT thường xuyên quan tâm chỉ đạo sát sao, quyết liệt. Đích thân Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo đã chủ trì hội nghị tiếp đại diện các hộ dõn cú đơn và chỉ đạo giải quyết các nội dung khiếu nại, tố cáo. Các Phó Chủ tịch UBND TP phụ trách lĩnh vực liên quan cũng đã nhiều lần tiếp, trực tiếp kiểm tra thực địa và tiếp xúc, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của các công dân có đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị tại khu vực thực hiện dự án. UBND TP thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông - vận tải và các bộ, ngành Trung ương trong việc triển khai các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, ưu tiên tập trung giải quyết dứt điểm các nội dung khiếu nại, tố cáo của công dân để đẩy nhanh tiến độ thi công dự án; đồng thời thường xuyên báo cáo kết quả, hạn chế, vướng mắc và kiến nghị, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải quyết các khó khăn, vướng mắc.
Ngày 22/5/2009, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 164/TB-VPCP thông báo kết luận chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải: “Trờn cơ sở chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch nút giao Thanh Xuân (văn bản số 3781/VPCP-KTN ngày 9/6/2008), Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đó cú Quyết định điều chỉnh Dự án và Thiết kế kỹ thuật nút giao Thanh Xuân là đúng thẩm quyền và đúng quy định của pháp luật”. UBND TP đã chỉ đạo phân loại và giao cho các cơ quan, đơn vị chức năng tiến hành kiểm tra, kết luận những nội dung khiếu nại của người dân.
Như vậy, chuyện UBND TP không hỏi tới người dân là chưa đúng. Trái lại, UBND TP đã tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng liên quan của thành phố giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân là thực hiện theo đúng qui định của luật.
Vậy nguyên nhân nào gây ra xung đột lợi ích giữa người dân và chủ dự án, khiến cho dự án này kéo dài nhiều năm và vẫn chưa giải quyết được.