ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu Một số ý kiến hoàn thiện chính sách đền bù và giải phóng mặt bằng trên địa bàn Hà Nội những năm tới (Trang 43)

*Ưu điểm của chính sách

Qua nghiên cứu chính sách bồi thường, GPMB của Việt Nam cho thấy vấn đề bồi thường, GPMB được đặt ra từ rất sớm, các chính sách đều xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và được điều chỉnh tích cực để phù hợp hơn với xu hướng phát triển của đất nước. Trên thực tế các chính sách đó có tác dụng tích cực trong việc đảm bảo sự cân đối và ổn định trong phát triển, khuyến khích được đầu tư và tương đối giữ được nguyên tắc công bằng.

Cùng với sự đổi mới về tiến trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan lập pháp và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trong những năm gần đây có nhiều điểm đổi mới thể hiện chính sách ưu việt của một Nhà nước của dân, do dõn, vỡ dõn.

*Nhược điểm của chinh sách

Tuy nhiên, hiện nay vấn đề GPMB diễn ra rất chậm, chưa hiệu quả, còn nhiều sai sót gây khiếu kiện trong nhân dân làm ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư, triển khai dự án, đồng thời công tác quy hoạch và quản lý xây dựng còn nhiều bất cập ảnh hưởng đến tiến độ của các dự án.

Mặt khác, các chính sách đất đai được đổi mới nhiều song công tác quản lý đất đai ở nước ta vẫn còn nhiều yếu kém. Đối với một số địa phương, công tác GPMB dường như là công việc luôn luôn mới vì chỉ khi có dự án mới thành lập hội đồng bồi thường. Hội đồng bồi thường thông thường chỉ kiêm nhiệm hoặc điều động tạm thời, thậm chí là hợp đồng ngắn hạn, không có bộ phận chuyên trách thực hiện công việc, do đó khi tích luỹ được chút ít kinh nghiệm là lúc kết thúc dự án. Mặt khác, thường là khi thu hồi đất và giải quyết bồi thường thiệt hại về đất đi đôi với việc giải quyết tranh chấp, giải quyết các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai mà trong đó giải quyết những trường hợp sử dụng đất bất hợp pháp là rất khó khăn mang tính chất xã hội phức tạp.

. Theo một số nhận định thì thành phố Hà Nội đang có dấu hiệu tổn thất về đất đai đối với lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp và cá nhân có đất bị thu hồi . Nhà nước có thu được khoản nào cho ngân sách từ những lợi nhuận vô cùng lớn của chủ đầu tư không? Phải quản lý thế nào để hài hoà lợi ích giữa cỏc bên: Nhà Nước- chủ đầu tư- người dân?

Như chúng ta biết, bất kể một chính sách nào được thực thi đều có hai mặt, đều cú cỏc sự phản hồi trái chiều nhau, người này cho rằng chính sách đó tốt, người khác lại cho rằng chính sách đó áp dụng không phù hợp. Nguyên nhân gây ra điều đó không phải là chính sách đó xấu hay tốt mà do từng thời điểm, từng hoàn cảnh áp dụng chính sách, có thể chính sách này phù hợp với địa phương này trong thời điểm này nhưng lại không phù hợp với địa phương khác trong cùng thời điểm đó

Như vậy, chúng ta thấy công tác quản lý đất của thành phố còn rất nhiều vấn đề phải xem xét. Công tác quy hoạch đất còn chậm chạp, việc giải phóng và đền bù còn gặp nhiều khó khăn nguyên nhân chủ yếu là do giá đất mà chủ dự án bồi thường cho người dân thấp hơn so với giá thị trường, việc tái định cư cho dân cư mất đất cũng là một vấn đề phức tạp và việc giải quyết việc làm cho người dân mất đất còn gặp nhiều khó khăn.

Thứ nhất: Chính sách về giá đất đền bù.

Chính sách giá đất đền bù là một trong những chính sách quan trọng trong khâu GPMB. Nhà Nước quy định khung giá đất đền bù cho từng địa phương và từng loại đất, tuy nhiên hiện nay, khung giá đất của Nhà Nước có những chỗ không phù hợp với tình hình thực tế ở các đô thị lớn.

Gớa đất trên địa bàn Hà Nội trong những năm gần đây có những thay đổi chóng mặt, đất thi nhau lên giá, người dân có đất để bán thành những người giàu thực sự, người ta gọi đây là hiện tượng” giá ảo”. So với khung giá đất đền bù thì giá đất trên thị trường gấp 8-9 lần, như vậy có một sự chênh lệch quá lớn giữa giá đất trên thị trường và khung giá đền bù của Nhà Nước quy định. Gớa đền bù thỡ quỏ thấp, nhưng giá nhà đất tái định cư lại quá cao, gây ra khó khăn trong việc tái định cư cho người dân.

Trong năm 2010, khung giá đất bồi thường trên địa bàn Hà Nội cũng đã tăng khoảng 20- 40% so với khung cũ, khung giá mới vẫn còn cỏch khỏ xa so với giỏ trờn thị trường. Tuy nhiên có một vấn đề phát sinh trong chính sách về khung giá đó là: khung giá dựa vào bình quân giá của các khu vực, như vậy tạo ra một sự không công bằng đối với người dân ở hai khu vực cạnh nhau. Một vấn đề cũng không kém quan trọng trong vấn đề chính sách giá đất, đó là cần phải sử dụng côn cụ kinh tế vĩ mô để khống chế sự sốt giá đất trên thị trường tự do.

Vậy khung giá đền bù cần thay đổi để thật sự phù hợp với khung gớa trờn thị trường để người dân có thể yên tâm giao đất cho dự án và tạm ổn cuộc sống của họ.

Thứ hai: Sự chậm trễ trong các văn bản hướng dẫn

Như chúng ta biết, khi ban hành các văn bản pháp luật bao giờ cũng có độ trễ so với thực tế. mặt khác trong thực tế vấn đề mới luôn luôn phát sinh, bởi vậy các văn bản pháp lý phải luôn luôn được sửa đổi để phù hợp với tình hình thực tế.

Từ thực tế tình hình quản lý Nhà nước và các chính sách đất đai, chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất qua các thời kỳ và hiện tại, chúng ta nhận thấy rằng việc sửa đổi, bổ sung chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất là cần thiết nhằm góp phần đẩy nhanh tiến độ GPMB thực hiện CNH- HĐH, ổn định đời sống nhân dân.

Thứ ba: Chính sách hỗ trợ việc làm cho người dân bị mất đất

Qua quá trình nghiên cứu, em thấy rằng: việc người dân bị mất đất đồng nghĩa với việc mất việc làm trở lên phổ biến ở khu vực ngoại thành Hà Nội. Nhận

việc làm mới cho người dân mất việc do Nhà Nước thu hồi đất để thực thi dự án. Tuy nhiên hiệu quả của việc thực hiện chính sách này chưa thật sự tốt. Trên thực tế, hiện tượng người dân không còn khả năng kiếm sống khi bị thu hồi đất là hiện tượng phổ biến ở khu vực ngoại thành.

Một phần của tài liệu Một số ý kiến hoàn thiện chính sách đền bù và giải phóng mặt bằng trên địa bàn Hà Nội những năm tới (Trang 43)