Cải cách thủ tục hành chính liên quan đến việc đền bù và giải phóng

Một phần của tài liệu Một số ý kiến hoàn thiện chính sách đền bù và giải phóng mặt bằng trên địa bàn Hà Nội những năm tới (Trang 53)

IV/ KINH NGHIỆM GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC

3.7/Cải cách thủ tục hành chính liên quan đến việc đền bù và giải phóng

Các biện pháp hỗ trợ nhằm ổn định đời sống và sản xuất cho người bị thu hồi đất và những người được bố trí tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực hiện di dân nhanh hay chậm và ảnh hưởn gián tiếp tới tiến trình thực hiện dự án. Tuy nhiên việc giải quyết các vấn đề về việc làm cho những người trong độ tuổi lao động và ngoài độ tuổi lao động là một trong những vấn đề hết sức khó khăn, tạo gánh nặng cho cá doanh nghiệp và chính quyền địa phương, nó ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người dân và trược tiếp tới tiến độ thực hiện dự án.

3.7/ Cải cách thủ tục hành chính liên quan đến việc đền bù và giải phóng mặt bằng bằng

Có thể nói thủ tục hành chính của Việt Nam hiện nay còn rất nhiều vướng mắc, rối rem, gây khó khăn cho nhân dân khi giải quyết một vấn đề nào đó, và thủ tục hành chính trong công tác giải phóng mặt bằng- đền bù cũng vậy. Vì vậy chúng ta cần phải cải cách thủ tục hành chính liên quan tới việc đầu tư xây dựng ở các cơ quan liên quan như Sở Tài Nguyên Môi Trường, Sở Xây Dựng, Sở Tài Chớnh….Cần cú sự phân công rõ ràng công việc, chức năng giữa các sở, ban ngành trong việc giải phóng mặt bằng trong từng dự án. Nếu chúng ta phân định rõ ràng công tác quản lý và công tác thực hiện cho từng đơn vị , sẽ tránh được việc dân khiếu nại và công việc được giải quyết nhanh hơn.

UBND thành phố cần giao công việc cụ thể cho các ban ngành và cỏc cõp để chủ động trong việc thực hiện công việc. Thực hiện tốt nguyên tắc công khai dân chủ trong việc lập dự án, phê duyệt dự án, trong công tác giải phóng mặt bằng, đền bù tiền cho dõn…

Khi thực hiện công tác giải phóng mặt bằng thì việc xác định đất có đủ điều kiện được bồi thường gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại. Nguyên nhân trên là do công tác quản lý đất thực hiện chưa tốt, nhiều hộ hiện nay còn thiếu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, và trên thực tế cũng xảy ra hiện tượng diện tích đất trên giấy tờ lệch so với diện tích thực tiễn do dạc, điều nay gây ra sự không nhất quán giữa cán bộ thực hiện công tác đền bù và người dân chủ sở hữu mảnh đất đó. Như vậy, cần phải thực hiện nhanh khâu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình đạt tiêu chuẩn và thu hồi đất đối với các hộ cố tình lấn chiếm đất công thành đất tư phục vụ cho việc tư lợi bản thân và thực hiên công việc đo đạc bản đồ,

lập hồ sơ địa chính. Nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai; làm cơ sở để lập hồ sơ thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Ngoài các yếu tố cơ bản nêu trên, còn một số yếu tố khác ảnh hưởng gián tiếp đến việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, như: việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng tổng thể và chi tiết của các địa phương; việc đo đạc xác định mặt bằng diện tích đất thu hồi để thực hiện dự án; việc chỉ đạo và thực hiện phân cấp, quy định thẩm quyền gắn với trách nhiệm cụ thể cho các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan tổ chức trong thực hiện thu hồi đất và tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, ... Các yếu tố này cũng tác động và ảnh hưởng góp phần làm cho việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được thực hiện tốt hơn, nhanh hơn và cũng có thể làm cho việc thực hiện chính sách trong thực tế sẽ bị vướng mắc, bị kéo dài và trì trệ hơn.\

3.8/ Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý đất đai, cán bộ trực tiếp thực hiện công tác đền bù và giải phóng mặt bằng. Đảm bảo giải quyết nhanh, chính xác, công khai, dân chủ, công bằng và hợp lý.

- Việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất do những cán bộ cụ thể trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và tham gia phối hợp đảm nhận công việc. Trong tất cả các công việc thì cấp quản lý phải có một trình độ nhất định đủ để hiểu công việc mình làm và đủ trình độ để giải thích cho dân hiểu vấn đề. Có thể nói đây là vấn đề quan trọng hàng đầu có tính quyết định đến công tác đền bù thiệt hại do công tác giải phóng mặt bằng gây ra. Người quản lý có hiểu thì mới giải thích, giải đáp vướng mắc và thuyết phục được nhân dân trong diện giải tỏa di dời hoặc chấp nhận hỗ trợ của chủ dự án để công trình được thực hiện đúng tiến độ. Do đó, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn, trực tiếp thực hiện hoặc tham gia thực hiện chính sách bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất sẽ chi phối ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách tốt hay xấu, nhanh hay chậm và việc tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất đạt yêu cầu, hiệu quả hay không hiệu quả. Với đội ngũ cán bộ trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chính sách bồi thường, tổ chức thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất có trình độ chuyên môn cao, nắm chắc và am hiểu đầy đủ những quy định của chính sách, có hiểu biết về các quy định của các chính sách khác có liên quan trực tiếp đến chính sách bồi thường, có kinh nghiệm trong việc giải quyết những vướng mắc, những vấn đề phát sinh trong thực tế và khả năng tổ chức thực hiện công việc, khả năng phối hợp triển khai công việc, v,v.., thì việc triển khai thực hiện chính sách sẽ bảo đảm chuẩn xác, đầy đủ, thuận lợi và nhanh chóng; ngược lại khi đội ngũ này yếu kém về trình độ chuyên môn, thiếu khả năng tổ chức thực hiện, chắc chắn sẽ làm cho việc thực hiện

chính sách có khiếm khuyết, thiếu chuẩn xác hoặc không đầu đủ và gặp vướng mắc dẫn đến bị trì trệ và kéo dài tiến độ giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án.

- Mặt khác bộ máy quản lý phải đảm bảo nguyên tắc tập trung thống nhất từ Trung Ương đến địa phương, phải phân công, phân định rõ ràng, quy định quyền hạn cụ thể cũng như trách nhiệm của các ngành, các cấp tránh tình trạng chồng chéo lên nhau về mặt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Đồng thời phải có sự phối hợp chặt chễ và liên tục giữa các cấp, các ngành với nhau trong việc thực hiện công tác đền bù và giải phóng mặt bằng. Do quá trình đô thị hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng nên việc quản lý đất ngày nay gặp niều khó khăn. Vì vậy việc thường xuyên bổ sung và sửa đổi luật quản lý đất nói chung cũng như luật đền bù và giải phóng mặt bằng nói riêng là rất quan trọng, và việc thường xuyên đưa cán bộ quản lý đất đi nâng cao trình độ và thực tiễn nhất là cán bộ cấp xã, phường những người thường xuyên làm việc và tiếp xúc trực tiếp với nhân dân là điều hết sức cần thiết.

- Thành phố Hà Nội, là một trong những thành phố có trình độ cán bộ ở cấp quản lý thuộc diện cao nhất trong cả nước, tuy nhiên do đặc tính của thành phố nên việc giải quyết về đất đai ngày càng phức tạp, bởi vậy rất cần thiết phải quan tâm tới trình độ của các cấp quản lý trực tiếp làm việc vời người dân. Đồng thời, UBND thành phố tùy theo từng quy mô của dự án mà có kế hoạch bổ sung thêm cán bộ chuyên trách làm công việc theo dõi, báo cáo thực hiện việc giải phóng mặt bằng, đảm bảo đúng số lượng cán bộ cần thiết đáp ứng đúng số lượng công việc yêu cầu.

- Luôn luôn coi trọng công tác đào tạo cán bộ, nâng cao năng lực chuyên môn cũng như phẩm chất của các bộ trực tiếp quản lý công tác giải phóng và đền bù mặt bằng. Thường xuyên cho cán bộ cấp bộ, sở, phường đi tập huấn và tiếp xúc thường xuyên với dân chúng để nâng cao nghiệp vụ cũng như biết được phản hồi chủa dân chúng để có phuơng án giải quyết nhanh, không đề cho tình trạng khiếu kiện xẩy ra thường xuyên. Đồng thời việc thường xuyên đưa cán bộ đi tập huấn sẽ giúp cho cán bộ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng hiểu rõ hơn các văn bản, chính sách mà nhà nước ban hành có liên quan tới việc đền bù- giải phóng mặt bằng.

Có thể nói công tác đền bù- giải phóng mặt bằng là một công việc khá nhạy cảm trong vấn đền quan hệ giữa cán bộ thực hiện công tác đền bù và người dân. Như chúng ta biết, một số năm vừa qua, không chỉ riêng thành phố Hà Nội mà trờn cỏc địa phương khác cũng xảy ra tình trạng thiên vị giữa các hộ dân trong diện giải phóng mặt bằng. Như vậy để giảm thiếu tối đa hiện tượng trên, chúng ta cần đưa ra những quy tắc khen thưởng với những cán bộ thực hiện tốt công việc và xử phạt nghiêm khắc và nhứng cán bộ chưa thực hiện đúng và đủ trách nhiệm nghề nghiệp của mình, có ý đồ tư lợi riêng cho bản thân. Nếu có những chế tài nghiêm khắc sẽ làm giảm đi những điểm yếu trong khâu cán bộ thực hiện việc đền bù và giải phóng mặt bằng.

KẾT LUẬN

Như chúng ta biết, đất đai là nguồn tài nguyên quý báu, bởi vậy chúng ta cần phải sử dụng một cách hiệu quả và hợp lý nguồn tài nguyên này. Việc quản lý đất đai không chỉ là nhiệm vụ và nghĩa vụ của các cấp chính quyền địa phương mà nó còn là nhiệm vụ và nghĩa vụ của cấp Trung Ương. Trong việc quản lý đất, vấn đề thu hồi đất để lấy mặt bằng là một trong những vấn đề quan trọng để xây dựng dự án. Ngay từ bộ luật đất đai năm 1993, các chính sách về GPMB đã được Nhà Nước ta quan tâm và được sửa đổi, bổ sung ở luật đất đai 2003 cựng cỏc nghị định, quyết định và thông tư trong các năm qua, điều đấy chứng tỏ rằng vấn đề GPMB là một trong những vấn đề quan trọng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế- xã hội, được Đảng và Nhà Nước hết sức quan tâm. Do sự vận động không ngừng của sự vật và hiện tượng nờn cỏc chính sách nhiều khi trở lên “lạc hậu” so với thực tế. Việc bổ sung và sủa đổi các chính sách là mụt trong những việc hết sức quan trọng và cần thiết. Theo quan điểm của Nhà Nước ta: Mỗi một chính sách ra đời đều coi trọng lợi ích của người dân và hài hòa lợi ích giữa cỏc bờn, và chính sách GPMB thể hiện rất rõ quan điểm đó. Sau khi các chính sách được áp dụng, có chính sách hoạt động tốt, có chính sách hoạt động chưa tốt, nhưng nhìn chung các chính sách đó đều giải quyết được một số vấn đề tồn tại trong thực tế.

Do thời gian có hạn và sự thiếu hiểu biết về vấn đề GPMB, nên bài làm của em còn rất nhiều thiếu xót về mặt nội dung cũng như hình thức, em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của PGS.TS Phạm Văn Vân- khoa Kế Hoạch và Phát Triển.

Một lần nữa, em xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Phạm Văn Vận cùng tập thể cán bộ phong Đất Đai thuộc sở Tài Nguyên- Môi Trường thành phố Hà Nội và Trung tâm giao dịch đất và phát triển quỹ đất thành phố Hà Nội.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1/ Gớao trỡnh kinh tế phát triển- Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân- GS.TS Vũ Thị Ngọc Phùng.

2/ Gớao trỡnh Kinh tế tài nguyên đất- Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân- PGS.TS Ngô Đức Cát

3/ Hậu quả của việc giải phóng mặt bằng tại Hà Nội và giải pháp khắc phục_ NXB Chính Trị Quốc Gia

4/ Thời báo kinh tế Việt Nam 5/ Báo kinh tế và đô thị 6/ Tạp chí địa chính

7/ Nghị định 22/1998/NĐ-CP NGÀY 24/8/1998 8/ Quyết định 20/1998/QĐ-UB NGÀY 30/6/1998 9/ Quyết định 72/ 2001/ QĐ-UB NGÀY 17/9/2001 10/ Quyết định 3519/ QĐ-UB ngày 12/9/1998 11/Luật đất đai năm 1993, luật đất đai 2003

12/ Nghị định số 90/CP ngày 17 tháng 9 năm 1994

13/ Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2004 14/Thông tư 145/1998/TT- BTC ngày 4 tháng 11 năm 1998

15/ Nghị định số 22/1998/NĐ-CP và Thông tư số 145/1998/TT-BTC: 16/ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP

17/ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP.

18/ Nghị quyết số 31-NQ/TW ngày 02 tháng 02 năm 2009 của Hội nghị lần thứ 9 19/ Nghị định số 84/2007/NĐ-CP

20/ Nghị định số 17/2006/NĐ-CP

21/ Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 22/ Nghị quyết số 26-NQ/TƯ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

23/ Quyết định 108/2009/QĐ-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2009

24/ http://vneconomy.vn/200909131031094P0C17/quy-dinh-moi-ve-den-bu-dat- boi-roi-luc-giao-thoi.htm 25/ http://doanhchu.com/tin-tuc/y-kien-nhan-dinh/26-y-kin-a-nhn-nh/374-gia-t-n- bu-vo-hinh-cng-tinh-c 26/http://www.hanoitv.vn/index.php? option=com_content&view=article&id=13523:trc-10102010-hoan-thanh-ng-vanh- ai-3&catid=102:giao-thong&Itemid=182

Một phần của tài liệu Một số ý kiến hoàn thiện chính sách đền bù và giải phóng mặt bằng trên địa bàn Hà Nội những năm tới (Trang 53)