Thái Lan

Một phần của tài liệu Một số ý kiến hoàn thiện chính sách đền bù và giải phóng mặt bằng trên địa bàn Hà Nội những năm tới (Trang 46)

IV/ KINH NGHIỆM GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC

5.2/Thái Lan

Thái Lan là một trong những nước có tốc độ phát triển kinh tế cao, bởi vậy cơ sở hạ tầng của Thái Lan cũng được chính phủ Thái Lan rất quan tâm. Việc thực hiện đền bù của Thái Lan được tiến hành theo một trình tự nhất định: từ việc thăm dò ý kiến của người dân, sau đó tới việc định giá đền bù.

Giá đền bù phụ thuộc vào từng khu vực, từng dự án. Nếu một dự án mang tính chiến lược quốc gia thì nhà nước đền bù với giá rất cao so với giá thị trường. Nhìn chung, khi tiến hành lấy đất của dân, nhà nước hoặc cá nhân đầu tư đều đền bù với mức cao hơn giá thị trường.

Như vậy, Chính Phủ Thái Lan rất quan tâm tới đời sống người dân, họ sẵn sang chi trả một mức cao hơn thực tế để người dân có thể ổn định tốt hơn cuộc sống.

Lời kết: Có thể nói về mặt kinh tế thì Trung Quốc và Thái Lan là hai nước có tiềm lực kinh tế mạnh hơn Việt Nam, nên việc nâng cấp và xây mới cơ sở hạ tầng được quan tâm và chú trọng hơn. Do thể chế chinh trị của các nước khác nhau nờn cú những chinh sách khác nhau, mỗi một nước có những chính sách riêng, tuy nhiên tất cả các chinh sách đều có một mục đích chung là nâng cấp cơ sở hạ tầng- tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế và đảm bảo lợi ích tốt nhất cho người dân.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH GIẢI PHÓNG - ĐỀN BÙ MẶT BẰNG

Qua nghiên cứu ở phần thực trạng, chúng ta thấy dự cỏc cấp quản lý ở cấp Nhà Nước nói chung và các cấp quản lý của thành phố Hà Nội nói riêng đã có rất nhiều cố gắng trong việc ban hành chính sách, việc bổ sung và sửa đổi chính sách sao cho phù hợp nhất với thực tế từng địa phương, từng khu vực, tuy nhiên trên thực tế các chính sách về đất đai nói riêng và về các lĩnh vực khác nói chung vẫn còn có một số điểm chưa thật sự phù hợp, gây ra sự khó khăn trong côngtác quản lý cũng như công tác dân vận. Để một chính sách ra đời cần có thời gian và công sức nghiên cứu của các nhà hoạch định chính sách, họ phải nghiên cứu sao cho chính sách đó ra đời phải phù hợp nhất với tình hình thực tế, phải giải quyết được những vướng mắc nhất định trong thực tế…. Một chính sách khi ra đời có rất nhiều ý kiến trái chiều nhau, có những ý kiến đồng tình với chính sách đó, nhưng cũng có những ý kiến không đồng tình với chính sách đã ra, tuy nhiên xét về mọi phương diện thì chính sách nào ra đời cũng giải quyết được một phần vướng mắc trong thực tế cho dù chính sách đấy chỉ mang tính chất tạm thời. Chính sách về đất đai cũng nằm trong xu hướng chung như vậy.

Qua trình thu hồi đất là một quá trình nhạy cảm, trong những năm vừa qua thành phố Hà Nội đạt được rất nhiều thành tựu nhưng cũng có những vướng mắc và tồn tại nhất định.Trong thời gian vừa qua, thành phố Hà Nội đã và đang thực thi một số dự án như em đã phân tích ở phần trên, có dự án làm tốt, có dự án làm không tốt, nguyên nhân gây ra điều đó như chúng ta đã thấy là do từ hai phía, một phía xuất phát từ các cấp quản lý, một phía xuất phát từ chính bản thân người dân.. Dưới đây, em xin đưa ra một số kiến nghị giúp cho việc thực thi dự án được nhanh chóng hơn, kịp tiến độ thời gian để đưa dự án vào hoạt động nhằm phục vụ tốt cho các mục đích kinh tế, xã hội và đảm bảo đời sống cho nhân dân.

Một phần của tài liệu Một số ý kiến hoàn thiện chính sách đền bù và giải phóng mặt bằng trên địa bàn Hà Nội những năm tới (Trang 46)