Thực hiện công tác tuyên truyền,vận động người dân để họ hiểu về

Một phần của tài liệu Một số ý kiến hoàn thiện chính sách đền bù và giải phóng mặt bằng trên địa bàn Hà Nội những năm tới (Trang 50)

IV/ KINH NGHIỆM GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC

3.5/ Thực hiện công tác tuyên truyền,vận động người dân để họ hiểu về

giải phóng và đền bù mặt bằng và thực hiện theo chính sách của Nhà Nước và thành phố.

Như chúng ta biết: Nhà Nước của chúng ta là Nhà Nước của dân, do dân và vỡ dõn. Như vậy nhân dân là một trong những yếu tố quan trọng tạo lên sự vững chắc của Nhà Nước, nhân dân là yếu tố cơ bản đầu tiên trong việc xây dựng và bảo vệ Đất Nước. Để đảm bảo quyền lợi của nhân dân trong các vấn đề kinh tế, xã hội nón chung hay các vấn đề về việc giải phóng mặt bằng nói riêng thì chúng ta cần phải:

Thứ nhất: Thực hiện công khai hóa, dân chủ hóa trong công tác giải phóng mặt bằng

Các dự án về giải phóng mặt bằng cần phải được công khai cho người dân biết, cần phải công khai cả bản vẽ của dự án để người dân được tìm hiểu một cách rõ ràng.

Tuyên truyền cho người dân hiểu rõ các văn bản, chính sách về đất đai cũng như khung giá đền bù đất.

Thông báo cho người dân biết khung giá đền bù đối với các loại đất khác nhau, để tránh người đõn hiểu sai về đất mình đang sử dụng.

Thông báo công khai những hộ gia đình được hỗ trợ, những hộ gia đình được tái định cư ngay từ ban đầu để tránh được việc gian lận trong công tác bồi thường.

Thứ hai: Phát huy vai trò các tổ chức đoàn thể ở các địa phương, có sự liên kết giữa người dân và cán bộ các cấp.

Cán bộ các cấp đưa thông báo tới các hộ gia đình, cho họ đọc và nghiên cứu trước các văn bản và thông tư của Nhà Nước và sau đó họp tổ dân, phân công một cán bộ am hiểu về vấn đề dền bù và giải phóng mặt bằng xuống các phường để giải thích những thắc mắc và vướng mắc trong nhân dân.

Tăng cường phối hợp với các cơ quan đài báo ở Trung Ương và địa phương để tuyên truyền, phổ biến chính sách, đăng tải kịp các thông tin về dự án, phản ánh chính xác về công tác đền bù.

Thành phố khuyến khích và quy định thời lượng phát sóng chuyên mục liên quan tới việc giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng đô thị. Chương trình cần phải thường xuyên đề cập tới các văn bản, nghị quyết của Nhà Nước về vấn đề bồi thường khi thực hiện dự án, trong chương trình cũng cần nói rõ quan điểm, chủ trương thực hiện của Thành Phố trong vấn đề đền bù và hỗ trợ trong các dự án, giới thiệu các dự án có giải phóng mặt bằng và định hướng phát triển đô thị Thành Phố trong tương lai.

Thứ ba: Tăng cường sự tham gia của người dân trong diện giải tỏa

Tuyên truyền, khích lệ người dân sống trong khu vực giải tỏa di dời nhanh và chóng hòa nhập lại với cuộc sống.

Luôn luôn thông báo thông tin về chính sách đền bù cho nhân dân sống trong khu vực dự án thực thi. Luôn lắng nghe ý kiến dóng góp ý liến của nhân dân về giá đền bù, việc hỗ trợ và khu tái định cư…

Thứ tư: Tăng cường việc lấy ý kiến của nhân dân trong quy trình lập quy hoạch.

Trong quy trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng cần quy định rõ việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân (những người có đất sẽ bị thu hồi) ngay từ khi có chủ trương xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị (đặc biệt là những khu vực nhạy cảm, ảnh hưởng đến nhiều hộ gia đình nông dân), theo nguyên tắc: dân biết- dân bàn- dân làm- dân quản lý. Luôn luôn coi trọng ý kiến của người dân, luôn luôn phải có thông tin phản hồi hai chiều( từ cấp quản lý xuống nhân dân và từ nhân dân tới cấp quản lý), tránh tình trạng cấp trên quyết quy hoạch cấp dưới phải tuân theo, khắc phục việc lấy ý kiến ở cấp cơ sở và ý kiến nhân dân chỉ là hình thức. Nếu làm được như vậy thì người dân cảm thấy mình được coi trọng,mỡnh được có tiếng nói, tạo ra sự dân chủ trong cuộc sống, làm giảm đi tình

trạng nhân dân khiếu kiện và hiện tượng đối đầu giữa nhân dân và các cấp quản lý và thực thi dự án.

Một phần của tài liệu Một số ý kiến hoàn thiện chính sách đền bù và giải phóng mặt bằng trên địa bàn Hà Nội những năm tới (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w