IV/ KINH NGHIỆM GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC
3.1/ Xây dựng kế hoạch, định hướng phát triển kinh tế xã hội và kế
dụng đất đai- phát triển cơ sở hạ tầng.
Thứ nhất: Hà Nội là trung tâm kinh tế xã hội của cả nước, trong quá trình phát triển Hà Nội luôn xây dựng kế hoạch phát triển có tầm nhìn xa, tuy nhiên sự quy hoạch chưa được như kế hoạch đặt ra. Như vậy thành phố cần có quy hoạch tổng thế kinh tế – xã hội đi trước một bước, bảo đảm kết cấu hạ tầng sau đó thực hiện đồng bộ việc quy hoạch sử dụng đất, nhằm bảo đảm phát triển đồng bộ, tránh lãng phí đất, ổn định cuộc sống người dân.
Thứ hai: Thành phố Hà Nội trong quá trình lập quy hoạch phát triển đô thị cần nghiên cứu xem xét nên quy hoạch tại những khu vực đất cho hiệu quả năng suất thấp, không nên quy hoạch khu đô thị tại những vùng có điều kiện thuận lợi cho phát triển cao để bảo đảm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất, hài hòa giữa
cỏc vựng trong thành phố, không tạo ra sự chênh lệch quá nhiều giữa cỏc vựng. Và tạo ra sự phát triển cân bằng, bền vững.
Thứ ba: Thành phố cần căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và quy hoạch công nghiệp đã được phê duyệt để có dự báo, tính toán nhu cầu đào tạo chuyển nghề, tư vấn hướng nghiệp sớm cho số lượng lao động có đất nông nghiệp chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp
Thứ tư: Đổi mới công tác nghiên cứu, lập quy hoạch phát triển đô thị phải trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế- văn hóa- xã hội và kế hoạch sử dụng đất. Cân tập trung nghiên cứu xác định rõ định hướng sử dụng đất, phát triển kinh tế và xã hội làm cơ sở cho việc chỉ đạo quản lý và phát triển đô thị. Xây dựng kế hoạch ưu tiên từng giai đoạn phát triển và cải tạo đô thị cho từng vùng để tạo tính khả thi trong khi xây dựng dự án tránh trường hợp bị động. Khi lập dự án chử đầu tư và chính quyền địa phương cần phải có phương án đền bù, tái định cư, hỗ trợ người dân trong việc giải phóng mặt bằng trước khi thực hiện dự án.