Nhu cầu và tiềm năng phát triển về đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Lạng Sơn đến năm 2020 (Trang 67)

Theo số liệu điều tra ngày 01 tháng 4 năm 2009 dân số toàn tỉnh là 732.515 ngƣời, số ngƣời trong độ tuổi lao động là 492.151 ngƣời (nữ chiếm 250.150 ngƣời), lực lƣợng lao động trẻ (15 - 34 tuổi) chiếm tỷ lệ khá cao, khoảng gần 45%, trong đó:

Lao động ở khu vực thành thị: 97.095 ngƣời (chiếm 19,73%) Lao động ở khu vực nông thôn: 395.056 ngƣời (chiếm 80,27%)

Trong những năm qua các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội cùng với các chính sách đầu tƣ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đƣợc thực hiện đã tạo động lực mạnh cho giải quyết việc làm, bình quân mỗi năm giai đoạn 2006 - 2010 giải quyết việc làm cho 10.000 lao động. Trong tổng số nhân

khẩu thực tế thƣờng trú từ đủ 15 tuổi trở lên tham gia hoạt động kinh tế của toàn tỉnh có 453.425 ngƣời có việc làm (chiếm 92,13% tổng lực lƣợng lao động), thành thị chiếm tỷ lệ 16,03%; nông thôn chiếm tỷ lệ 83,97%. Số lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ 32%, đặc biệt với lao động đang làm việc trong khu vực nông thôn chƣa qua đào tạo chiếm tỷ trọng cao nhất (70%).

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong những năm gần đây khoảng 0,96%. Tỷ lệ dân số nữ là 51,13%, nam là 49,87%. Dân số từ 0 - 14 tuổi chiếm 26,3%; 15 - 60 tuổi 65,1%; từ 60 tuổi trở lên chiếm 8,6%. Nhƣ vậy phần lớn dân số của tỉnh sống ở khu vực nông thôn; cơ cấu dân số trẻ là điều kiện thuận lợi cho phát triển, trong đó có công tác đào tạo.

Nguồn nhân lực của tỉnh trẻ nhƣng chƣa qua đào tạo chiếm tỷ lệ lớn. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 32% trong đó lao động qua đào tạo nghề chiếm 25%, mà chủ yếu là đào tạo nghề ngắn hạn. Trong đó lao động qua đào tạo trong lĩnh vực nông nghiệp chỉ có 19,2%; lĩnh vực công nghiệp 41,5%; lĩnh vực dịch vụ 72,7%.

Hàng năm có khoảng hơn 01 vạn học sinh nhập học lớp 1 và gần 2 vạn ngƣời bƣớc vào độ tuổi lao động (trong đó trên 1 vạn học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông và tƣơng đƣơng) có nhu cầu đào tạo nghề và giải quyết việc làm.

Theo số liệu của Cục thống kê tỉnh Lạng Sơn tính đến hết năm 2010 lực lƣợng lao động của tỉnh Lạng Sơn đã qua đào tạo về chuyên môn kỹ thuật chỉ chiếm 32% tổng lực lƣợng lao động, số lao động chƣa qua đào tạo còn chiếm một tỷ lệ rất cao là 68%

Bảng 2.5 Đội ngũ lao động phân theo trình độ đào tạo của tỉnh Lạng Sơn Chỉ tiêu 2001 2005 2010 Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Tổng số 343.331 100 386.814 100 432.330 100 Phân theo trình độ đào tạo

1. Chƣa qua đào tạo 286.594 83,47 297.751 76,98 294.082 68,02 2. Đào tạo ngắn hạn 12.156 3,54 18.962 4,9 48.866 11,3

3. Công nhân kỹ thuật 0 23.139 5,98 37.400 8,65

4. Sơ cấp nghề 11.354 3,31 7.703 1,99 4.872 1,13 5. Trung cấp nghề 0 0 1.232 0,32 3.453 0,8 6. Cao đẳng nghề 0 0 402 0,1 850 0,2 7. TCCN 22.884 6,67 24.692 6,38 21.484 4,97 8. Cao đẳng 4.379 1,28 5.433 1,4 8.540 1,98 9. Đại học 5.926 1,73 7.359 1,9 12.553 2,9 10. Trên đại học 38 0,01 141 0,04 230 0,05

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Lạng Sơn)

Nhìn vào bảng thống kê trên chúng ta thấy lực lƣợng lao động chƣa qua đào tạo của tỉnh còn chiếm một tỷ lệ rất cao (68% tổng lực lƣợng lao động) do vậy đây là một một điều kiện thuận lợi để nhà trƣờng tăng cƣờng mở rộng hoạt động đào tạo và liên kết đào tạo nhằm mục tiêu đào tạo kịp thời cho một số lƣợng lớn lực lƣợng lao động đang tham gia vào thị trƣờng lao động nhƣng chƣa đƣợc đào tạo qua một lớp chuyên môn, nghiệp vụ gì.

Ngoài ra nhìn vào bảng thống kê trên chúng ta thấy số lƣợng lao động đã qua đào tạo các hệ cao đẳng, đại học còn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trên tổng

số lực lƣợng lao động lần lƣợt là 1,98% và 2,9% đây cũng là một cơ hội để nhà trƣờng mở rộng hoạt động liên kết đào tạo, đa dạng hóa các hình thức đào tạo để bồi dƣỡng, nâng cao trình độ cho ngƣời lao động với các hình thức học liên thông nhƣ từ trung cấp lên cao đẳng, cao đẳng lên đại học, đại học vừa làm vừa học... với nhiều chuyên ngành học khác nhau. Và đây cũng là điều kiện thuận lợi để Trƣờng đẩy nhanh mục tiêu nâng cấp trƣờng lên Cao đẳng để có thêm nhiều cơ hội mở rộng quy mô đào tạo đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh.

*Các cơ hội và thách thức

(i) Cơ hội

- Quá trình hội nhập với các trào lƣu đổi mới mạnh mẽ trong giáo dục đang diễn ra ở quy mô toàn cầu, tác động đến nƣớc ta tạo cơ hội thuận lợi cho nƣớc ta có thể nhanh chóng tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục hiện đại, tận dụng các kinh nghiệm quốc tế để đổi mới và phát triển, thu hẹp khoảng cách giữa nƣớc ta với các nƣớc khác. Hợp tác quốc tế đƣợc mở rộng tạo điều kiện tăng đầu tƣ từ các nƣớc, các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp nƣớc ngoài cho giáo dục, tăng nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo, tạo thời cơ để phát triển giáo dục. Hợp tác quốc tế tạo cơ hội thuận lợi cho nhà trƣờng có thể tiếp cận với các nền giáo dục tiên tiến học tập kinh nghiệm để đổi mới và phát triển.

- Những thành tựu về kinh tế - xã hội, chính trị đạt đƣợc sau 25 năm đổi mới, làm cho thế và lực nƣớc ta lớn mạnh lên nhiều. Nhà nƣớc và nhân dân đầu tƣ cho phát triển giáo dục ngày càng lớn.

- Những chủ trƣơng, chính sách đúng đắn đối với sự phát triển giáo dục của Đảng, Nhà nƣớc, sự qua tâm của ngành, địa phƣơng tạo điều kiện cho trƣờng phát triển.

- Sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc trong thập niên tới đang cần lực lƣợng lao động có trình độ, qua đào tạo. Nƣớc ta với gần 2/3 dân số trong độ tuổi lao động, với hơn 86 % lực lƣợng lao động chƣa qua đào tạo, nhu cầu đào tạo nhân lực đang là cơ hội rất lớn để nhà trƣờng phát triển.

- Uy tín về chất lƣợng giáo dục cùng bề dày kinh nghiệm gần 30 năm xây dựng và trƣởng thành là cơ hội để Nhà trƣờng khẳng định và phát triển.

- Trƣờng đóng trên địa bàn của một tỉnh biên giới có vị trí chiến lƣợc quan trọng là cầu nối tạo ra một hành lang phát triển kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm để thu hút đầu tƣ qua đó nhu cầu về nguồn nhân lực qua đào tạo trong những năm tới sẽ tăng đó là cơ hội cho nhà trƣờng.

(ii) Thách thức

- Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ trên thế giới có thể làm cho khoảng cách kinh tế và tri thức giữa Việt Nam và các nƣớc ngày càng gia tăng, nƣớc ta có nguy cơ bị tụt hậu xa hơn. Hội nhập quốc tế không chỉ tạo cho giáo dục cơ hội phát triển mà còn chứa đựng nhiều hiểm họa, đặc biệt là nguy cơ xâm nhập của những giá trị văn hóa và lối sống xa lạ làm xói mòn bản sắc dân tộc. Khả năng xuất khẩu giáo dục kém chất lƣợng từ một số nƣớc có thể gây nhiều rủi ro lớn đối với giáo dục Việt Nam, khi mà năng lực quản lý của nƣớc ta đối với giáo dục xuyên quốc gia còn yếu, thiếu nhiều chính sách và giải pháp thích hợp để định hƣớng và giám sát chặt chẽ các cơ sở giáo dục có yếu tố nƣớc ngoài.

- Ở trong nƣớc, sự phân hóa trong xã hội có chiều hƣớng gia tăng. Khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm dân cƣ, khoảng cách phát triển giữa các vùng miền ngày càng rõ rệt. Sự phát triển giữa các địa phƣơng không đồng đều. Điều này có thể làm tăng thêm tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục giữa các vùng miền và giữa các đối tƣợng ngƣời học.

- Yêu cầu phát triển kinh tế trong thập niên tới không chỉ đòi hỏi số lƣợng mà còn đòi hỏi chất lƣợng cao của nguồn nhân lực. Để tiếp tục tăng trƣởng vƣợt qua ngƣỡng các nƣớc có thu nhập thấp , Việt Nam phải cấu trúc lại nền kinh tế, phát triển các loại sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng và hàm lƣợng chất xám cao . Quá trình này đòi hỏi đất nƣớc phải có đủ nhân lực với trình độ thích hợp. Mặc dù 2/3 dân số nƣớc ta ở trong độ tuổi lao động, nhƣng trình độ của lực lƣợng lao động này còn thấp so với nhiều nƣớc trong khu vực, cả về năng lực nghề nghiệp và kỹ năng sống, còn thiếu nhân lực trình độ cao ở nhiều lĩnh vực. Cơ cấu đội ngũ lao động qua đào tạo chƣa hợp lý. Nhu cầu nhân lực qua đào tạo ngày càng tăng cả về số lƣợng và chất lƣợng với cơ cấu hợp lý tạo nên sức ép rất lớn đối với giáo dục.

- Trong những năm gần đây kinh tế đất nƣớc đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức với tình hình kinh tế tăng trƣởng chậm lại, bất động sản đóng băng, tồn kho nhiều, nhiều doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả dẫn đến phá sản… tất cả điều đó đã ảnh hƣởng trực tiếp đến nhu cầu tuyển dụng nhân lực của các doanh nghiệp.

- Tỉnh Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới với cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, cơ cấu kinh tế vẫn chủ yếu trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, đổi mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chất lƣợng nguồn nhân lực thấp, nguy cơ không đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập cao.

- Mặt trái của cơ chế thị trƣờng tác động vào giáo dục đào tạo nói chung, nhà trƣờng và đội ngũ cán bộ, giáo viên, đặc biệt là giáo viên trẻ nói riêng gây nên sự bất ổn vể tâm lý, tƣ tƣởng, tình cảm trong đội ngũ cũng là một khó khăn cho sự phát triển. Nhà trƣờng cần có các biện pháp hữu hiệu giáo dục và quản lý đảm bảo kỉ cƣơng, nề nếp trong mọi hoạt động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cơ sở vật chất, đất đai, nguồn vốn cho việc thực hiện dự án nâng cấp trƣờng đang là một thách thức lớn.

- Số lƣợng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đƣợc thành lập mới ngày càng nhiều, số lƣợng các trƣờng đƣợc nâng cấp lên cao đẳng, đại học cũng tăng nhanh chóng điều đó làm cho nhà trƣờng ngày càng chịu sức ép cạnh tranh rất lớn, vì là trƣờng trung cấp nên sức hút đối với học sinh mới tốt nghiệp phổ thông không cao, xu thế chung các học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông đều muốn theo học ở các trƣờng đại học, cao đẳng, bậc học trung cấp là sự lựa chọn cuối cùng của các em, do vậy những năm gần đây trƣờng hầu nhƣ tuyển không đủ chỉ tiêu, có ngành học không có học sinh đăng ký theo học.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Lạng Sơn đến năm 2020 (Trang 67)