Trƣờng Trung cấp KT - KT Lạng Sơn đƣợc Bô ̣ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực ở các lĩnh vực kinh tế tài chính, nông lâm nghiệp cấp độ trung cấp chuyên nghiệp. Trong quá trình hình thành và phát triển, Trƣờng luôn xác định NCKH, một tiêu chí để đánh giá chất lƣợng giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao chất lƣợng đào tạo, đáp ứng nhu cầu thực tế đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội và địa phƣơng. Trong các Nghị quyết của Chi bộ Đảng đều khẳng định NCKH và giảng dạy là hai nhiệm vụ
quan trọng nhất trong công tác chuyên môn của giáo viên, hai hoạt động này có quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, là điều kiện tồn tại của nhau. Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy phải không ngừng NCKH, ngƣợc lại NCKH phải xuất phát từ những vấn đề của thực tiễn dạy học. Hoạt động NCKH đƣợc quy mô thành hệ thống thông qua việc xác định các nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Nghiên cứu nâng cao chất lƣợng đào tạo thông qua cải tiến chƣơng trình đào tạo, nội dung bài giảng và phƣơng pháp giảng dạy của giáo viên và phƣơng pháp học của học sinh;
- Nghiên cứu giải pháp gắn kết giữa lý thuyết học đƣờng và thực hành thực tế nhằm tạo ra sự liên thông giữa Trƣờng và doanh nghiệp trong việc thực thi sứ mạng phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho xã hội;
- Nghiên cứu và tìm ra giải pháp để phát triển thƣơng hiệu Trƣờng Trung cấp KT - KT Lạng Sơn thông qua cải tiến cách thức quản lý và nâng cao chất lƣợng đào tạo;
- Thực hiện các NCKH về các lĩnh vực kinh tế xã hội theo yêu cầu của các doanh nghiệp;
- Thực hiện các công trình nghiên cứu khác theo yêu cầu của xã hội.
2.3.2.1 Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế a. Về nghiên cứu khoa học
* Mục tiêu, nhiệm vụ:
Hoạt động nghiên cứu khoa học đã đƣợc khẳng định là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của Trƣờng Trung cấp KT - KT Lạng Sơn (đề cập trong sứ mạng của mình). Với quyết tâm xây dựng trƣờng thành trƣờng cao đẳng trọng điểm về đào tạo tài chính kế toán và nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, trong quá trình xây dựng kế hoạch NCKH, Trƣờng đã xác định nhiệm vụ chủ yếu của NCKH là:
- Rà soát lại, củng cố, nâng cao các chƣơng trình đào tạo ngành, chuyên ngành để phù hợp với yêu cầu xã hội đồng thời cũng phải đáp ứng mục tiêu đào tạo của Trƣờng.
- Nâng cao trình độ và năng lực đội ngũ góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo.
- Các hoạt động nghiên cứu khoa học phải là nhiệm vụ song song với giảng dạy của giáo viên Nhà trƣờng.
* Kết quả thực hiện:
- Đã xây dựng nội dung chƣơng trình đào tạo hoàn chỉnh cho bậc học trung cấp hệ chính quy và vừa làm vừa học; tổ chức lấy ý kiến xã hội để triển khai, đảm bảo cho sản phẩm của quá trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của xã hội.
- Đã biên soạn và thẩm định đƣợc nhiều giáo trình môn học, hàng chục đề cƣơng môn học, đề cƣơng chi tiết và hàng trăm bộ đề thi đảm bảo phục vụ cho giảng dạy, học tập và nghiên cứu của giáo viên, cán bộ và học sinh.
- Định kỳ phát hành nội san khoa học để thành một kênh thông tin và diễn đàn nghiên cứu, trao đổi về vấn đề học thuật. Đến nay Trƣờng đã phát hành đƣợc một số Nội san có hình thức và nội dung ngày càng tốt hơn.
- Tổ chƣ́ c Hô ̣i thi đổi mới phƣơng pháp giảng dạy , nâng cao tính tự học của ho ̣c sinh.
- Tổ chƣ́ c to ̣a đàm để xây dƣ̣ng chuẩn đầu ra cho các chƣơng trình và ngành đào tạo của Trƣờng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Thực hiện các đề án phục vụ cho lộ trình phát triển trƣờng đến năm 2020 và định hƣớng 2030.
b. Hợp tác quốc tế
Mặc dù Trƣờng có một vị trí thuận lợi khi đóng chân ở địa điểm gần nƣớc bạn Trung Quốc nhƣng Trƣờng chƣa thực sự quan tâm đến vấn đề hợp
tác quốc tế, trƣờng chƣa thực hiện đƣợc mối liên kết, hợp tác nào với các trƣờng cao đẳng, đại học của các nƣớc bạn.
2.3.2.2 Nhận xét chung về hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế
a. Ưu điểm
- Có kế hoạch nghiên cứu khoa học và tổ chức thực hiện kế hoạch. - Có nội dung hoạt động nghiên cứu khoa học phù hợp với nhiệm vụ của Trƣờng
b. Tồn tại
- Hoạt động NCKH chủ yếu của Trƣờng hiện nay chỉ mới tập trung vào xây dựng đề cƣơng, giáo trình, các tài liệu giảng dạy khác và phƣơng pháp giảng dạy.
- Chƣa có các đề tài nghiên cứu mảng khoa học và công nghệ ứng dụng đƣợc trong thực tế gắn với các ngành và chuyên ngành đƣợc đào tạo.
- Công tác hợp tác quốc tế còn nhiều hạn chế, Trƣờng chƣa chủ động và có định hƣớng cụ thể trong lĩnh vực này.