Lạng Sơn là tỉnh biên giới vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, tiếp giáp với Trung Quốc về phía Bắc, với hai cửa khẩu quốc tế (cửa khẩu Hữu Nghị - đƣờng bộ, cửa khẩu Đồng Đăng – đƣờng sắt), 02 cửa khẩu chính: Chi Ma (huyện Lộc Bình), Bình Nghi (huyện Tràng Định) và các cửa khẩu khác, giao lƣu đƣờng bộ rất thuận lợi sang Trung Quốc và qua đó sang các nƣớc vùng Trung Á, sang châu Âu, tạo điều kiện cho sự giao lƣu buôn bán hàng
hóa của Việt Nam với các nƣớc khác qua địa bàn tỉnh. Tiềm năng gắn kết phát triển kinh tế của tỉnh với vành đai kinh tế ven Vịnh Bắc Bộ trong tƣơng lai rất có triển vọng. Lạng Sơn có một vị thế chiến lƣợc quan trọng của vùng Đông Bắc tổ quốc Việt Nam, toàn tỉnh có 10 huyện, 01 thành phố.
Về tình hình kinh tế của Tỉnh trong năm gần đây nhất năm 2013 tốc độ
tăng trưởng kinh tế đạt 8,77%; thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 25,2 triệu
đồng/ngƣời/năm.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện
đại hoá. Đến nay, tỷ trọng khu vực nông lâm nghiệp chiếm khoảng 30,44%, khu vực công nghiệp - xây dựng 21,95% và dịch vụ 47,61%. Nét nổi bật của chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong năm qua là cơ cấu cây trồng, vật nuôi tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng chất lƣợng, hiệu quả, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế từng vùng; lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ đƣợc chú trọng đầu tƣ phát triển và tăng dần tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế.
Cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch theo
hướng tích cực số lao động làm việc trong khu vực nông lâm nghiệp giảm dần,
số lao động làm việc trong lĩnh vực xây dựng - công nghiệp và dịch vụ tăng. Trong những năm qua tỉnh Lạng Sơn đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng về KT - XH. Đến nay, Lạng Sơn đã có những điều kiện thuận lợi để cùng với các tỉnh trong khu vực và cả nƣớc liên kết, phối hợp, khai thác tiềm năng, thế mạnh trong phát triển kinh tế, cũng nhƣ trong việc đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Do đó, lãnh đạo và nhân dân tỉnh Lạng Sơn quyết tâm xây dựng trƣờng Trung cấp KT - KT và tƣơng lai gần là Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật để đào tạo đa ngành, đa hệ và xem đây là yếu tố quan trọng nhằm giúp cho tỉnh nhà đào tạo đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật đồng bộ về cơ cấu, thích ứng với nghề nghiệp, phục vụ tốt yêu cầu phân công lại lao động,
chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế của Tỉnh, bảo đảm cho kinh tế phát triển bền vững.