2.4.2.1 Tình hình phát triển giáo dục đào tạo của Việt Nam
Trong 10 năm qua ngành giáo dục đã thực hiện xong chiến lƣợc phát triển giai đoạn 2001 - 2010 và đang thực hiện chiến lƣợc phát triển 10 năm tiếp theo 2011 - 2020. Trong thời gian đó ngành giáo dục đã đạt đƣợc những thành tựu sau:
- Quy mô giáo dục và mạng lƣới cơ sở giáo dục phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu xã hội.
- Chất lƣợng giáo dục ở các cấp và trình độ đào tạo có tiến bộ, công tác quản lý chất lƣợng đã đƣợc chú trọng;
- Tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc đã đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ, phổ cập tiểu ho ̣c và đang phấn đấu đạ t chuẩn quốc gia về phổ cập trung học cơ sở.
- Công tác xã hội hoá giáo dục và việc huy động nguồn lực cho giáo dục đã đạt đƣợc những kết quả bƣớc đầu. Tỷ lệ ngân sách Nhà nƣớc cho giáo dục tăng dần qua các năm, đến năm 2009 đạt 20% tổng ngân sách và khoảng 5,6% GDP (ngoài ra huy động ngoài ngân sách khoảng 1,6 % GDP cho giáo dục, theo số liệu năm 2006). Các cơ sở giáo dục ngoài công lập ngày càng phát triển.
- Công bằng trong giáo dục đƣợc cải thiện, tăng thêm cơ hội học tập cho trẻ em gái, trẻ em dân tộc ít ngƣời, trẻ em nghèo và trẻ khuyết tật.
- Công tác quản lý giáo dục có nhiều chuyển biến;
Những thành tựu đó của giáo dục đã và đang góp phần quan trọng vào sự phát triển KT - XH, giữ vững ổn định chính trị của đất nƣớc trong thời kỳ đổi mới, tạo thuận lợi cho nƣớc ta trong tiến trình hội nhập quốc tế.
Mặc dù đã đạt đƣợc một số thành tựu cơ bản nhƣng giáo dục nƣớc ta vẫn còn những bất cập và yếu kém:
- Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân chưa đồng bộ, thiếu tính liên thông giữa các cấp học và các trình độ đào tạo, trong đó giáo dục nghề
nghiệp chưa được quan tâm đúng mức. Cách thức tổ chức phân luồng trong
hệ thống giáo dục còn thể hiện nhiều lúng túng. Tình trạng mất cân đối giữa cơ cấu trình độ và cơ cấu ngành nghề đào tạo chậm đƣợc khắc phục, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhân lực của xã hội;
- Chất lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới và so với trình độ của các nước tiên tiến trong khu vực và
trên thế giới. Trong giáo dục chƣa giải quyết đƣợc mâu thuẫn giữa phát triển
số lượng với nâng cao chất lượng. Trong nhiều năm gần đây, quy mô giáo
dục đại học phát triển, số lƣợng các trƣờng cao đẳng, đại học tăng mạnh trong khi các điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất - kỹ thuật nhà trƣờng chƣa đảm bảo về số lƣợng, chất lƣợng và chủng loại đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lƣợng đào tạo của các cơ sở này;
- Nội dung giáo dục thể hiện qua chương trình và sách giáo khoa từ mầm non đến phổ thông đã được đổi mới nhưng còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa phù hợp với đặc thù của các vùng miền và đặc điểm của các đối tượng người học; chương trình giáo dục nghề nghiệp và đại học chậm đổi mới, chưa đáp ứng được mục tiêu giáo dục, giáo trình và tài liệu tham khảo còn thiếu
trầm trọng và lạc hậu. Phƣơng pháp dạy học về cơ bản vẫn theo lối truyền thụ
một chiều, đòi hỏi ngƣời học phải ghi nhớ máy móc, không phát huy đƣợc tƣ duy phê phán, tƣ duy sáng tạo và tinh thần tự học ở ngƣời học;
- Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chưa đáp ứng được
nhiệm vụ giáo dục trong thời kỳ mới. Còn thiếu quy hoạch tổng thể đào tạo
vừa thừa, vừa thiếu, vừa không đồng bộ về cơ cấu. Công tác bồi dƣỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo còn thiếu hiệu quả. Các chế độ chính sách đối với nhà giáo chƣa thỏa đáng, chƣa tạo đƣợc động lực phấn đấu vƣơn lên trong bản thân mỗi ngƣời thầy;
- Cơ sở vật chất kỹ thuật nhà trường còn thiếu thốn và lạc hậu. Mặc dù
tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật nhà trƣờng trong những năm gần đây đã có nhiều cải thiện rõ rệt nhƣng tính đến năm 2007 vẫn còn 11% số lớp học ở tình trạng lớp học tạm, phòng học cấp 4 cũ nát; thƣ viện, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn và các phƣơng tiện dạy học còn thiếu và lạc hậu.
Nguyên nhân của những yếu kém
- Quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu chưa thực sự được quán
triệt đúng mức ở các cấp quản lý và chỉ đạo giáo dục;
Tư duy giáo dục chậm đổi mới, chƣa thích ứng với nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa trong quá trình hội nhập quốc tế;
- Công tác quản lý giáo dục còn nhiều bất cập;
- Những tác động khách quan của môi trường trong nước và quốc tế
làm tăng thêm những yếu kém bất cập của giáo dục.
2.4.2.2 Tình hình phát triển giáo dục của tỉnh Lạng Sơn
Trong những năm qua, đƣợc sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh, sự phối hợp, giúp đỡ của các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể của Trung ƣơng và địa phƣơng, sự ủng hộ của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, giáo dục tỉnh Lạng Sơn đã có nhiều chuyển biến tích cực, mạng lƣới trƣờng lớp ngày càng đƣợc mở rộng, tỷ lệ huy động trong độ tuổi đến trƣờng ngày một tăng, chất lƣợng giáo dục ngày một tiến bộ, Tỉnh Lạng Sơn đƣợc công nhận phổ cập giáo dục tiểu học - chống mù chữ năm 1997; đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2006; đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi năm 2008; công tác xây dựng trƣờng chuẩn quốc
gia đƣợc đẩy mạnh, chất lƣợng giáo dục đại trà đƣợc duy trì; tỷ lệ học sinh lƣu ban, bỏ học đã giảm, tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông đƣợc củng cố, ổn định trên 90%. Giáo dục mũi nhọn đƣợc quan tâm, kết quả bồi dƣỡng và thi học sinh giỏi các cấp ổn định và có chiều hƣớng tích cực trong nhiều năm qua. Toàn tỉnh hiện có 6 trƣờng chuyên nghiệp, ngoài ra còn một số cơ sở dạy nghề. Hệ thống giáo dục nghề nghiệp đƣợc phân bố nhƣ sau:
- 01 Trƣờng do trung ƣơng quản lý: Trƣờng Cao đẳng Nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc.
- 05 Trƣờng do địa phƣơng quản lý:
+ 02 trƣờng Cao đẳng: Cao đẳng Sƣ phạm và Cao đẳng Y tế
+ 02 trƣờng trung cấp: Kinh tế - Kỹ thuật và Văn hóa - Nghệ thuật. + 01 trƣờng trung cấp nghề: Trung cấp nghề Việt - Đức.
Hệ thống đào tạo và đào tạo nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đã góp phần đào tạo ngƣời lao động có trình độ và năng lực, bƣớc đầu đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng lao động cho địa phƣơng.
Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực của xã hội, các trƣờng cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh đã chủ động trong việc mở rộng và đa dạng hóa các chuyên ngành đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Bên cạnh việc cung cấp kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp các trƣờng đã chú ý đến việc giáo dục đạo đức, an toàn vệ sinh lao động, ý thức công dân và tác phong công nghiệp cho ngƣời lao động; chủ động triển khai thực hiện công tác đào tạo dƣới nhiều hình thức: đào tạo chính quy tập trung, đào tạo tại chức cho đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở, đào tạo theo địa chỉ..., dạy nghề gắn với giải quyết việc làm; dạy nghề theo hình thức vừa học vừa làm, dạy nghề lƣu động tại các huyện, xã, dạy nghề cho lao động nông thôn, vùng cao, vùng xa.
Học sinh, sinh viên tốt nghiệp các trƣờng chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn tỉnh đã từng bƣớc đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng lao động ở một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Gần 90% học sinh tốt nghiệp có kiến thức chuyên môn nghề và có kỹ năng thực hành nghề từ trung bình trở lên, trong đó khá và giỏi chiếm 27,38%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung bình hàng năm đạt trên 92%.
Giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 23% năm 2005 lên 32% năm 2010 trong tổng số lao động toàn tỉnh.
Các trƣờng cao đẳng, trung cấp của tỉnh đã góp phần đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cho tỉnh chiếm gần 20% số học sinh tốt nghiệp phổ thông hàng năm. Đặc biệt còn khoảng trên 60% số học sinh không dự thi hoặc không thi đỗ vào các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp mà đi học nghề hoặc tham gia lao động phổ thông, đây cũng là nguồn nhân lực dồi dào để các trƣờng tiếp tục có những giải pháp phù hợp để thu hút các đối tƣợng trên trong giai đoạn tới.
Các trƣờng còn chủ động tích cực trong công tác liên kết với các trƣờng đại học, học viện để mở các lớp đại học vừa làm vừa học, đại học liên thông. Hàng năm trung bình mở đƣợc 8 - 10 lớp với khoảng 700 - 800 học viên.
Hình thức đào tạo liên kết góp phần đào tạo nâng cao trình độ cho nguồn nhân lực của tỉnh, đặc biệt là các cán bộ công chức, viên chức trong hệ thống tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể của tỉnh. Bên cạnh đó việc đào tạo liên kết còn giúp giáo viên các trƣờng có điều kiện tiếp cận, giao lƣu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong xây dựng chƣơng trình, đào tạo, giảng dạy ở các trình độ cao hơn.
Đánh giá một cách tổng quát, giáo dục Lạng Sơn đứng vào tốp trung bình của cả nƣớc và tốp khá trong khu vực.
Hệ thống giáo dục tỉnh Lạng Sơn chƣa đƣợc quy hoạch tổng thể. Mạng lƣới trƣờng mầm non khu vực khó khăn, khu vực đặc biệt khó khăn chƣa đƣợc đầu tƣ, quan tâm đầy đủ. Nhiều trƣờng chƣa đƣợc quy hoạch đất đai, chƣa đƣợc xây dựng kiên cố, thiếu phòng học, phòng bộ môn, phòng thí nghiệm, thƣ viện và các trang thiết bị phục vụ cho giáo dục và đào tạo.
Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các cấp học đƣợc bố trí cơ bản đủ về số lƣợng, trình độ đào tạo cơ bản đạt chuẩn theo quy định luật giáo dục, tuy nhiên năng lực, chất lƣợng thực chất của đội ngũ còn thấp; trình độ tin học ở mức độ thấp, do vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giáo dục còn nhiều hạn chế.
Công tác xây dựng trƣờng chuẩn quốc gia, phổ cập giáo dục đã đƣợc quan tâm, đầu tƣ, tuy nhiên cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhiều trƣờng còn thiếu, chất lƣợng giáo dục và đào tạo chƣa cao.
Còn một bộ phận học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp nhƣng chƣa tìm đƣợc việc làm, hoặc trình độ chuyên môn, tay nghề vẫn còn hạn chế, các ngành nghề đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao chƣa đáp ứng đƣợc.