Xác định sứ mệnh mục tiêu của trƣờng

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Lạng Sơn đến năm 2020 (Trang 42)

2.2.1 Sứ mệnh của trường

Trƣờng Trung cấp KT - KT Lạng Sơn có sứ mệnh đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực các ngành, chuyên ngành thuộc lĩnh vực kinh tế, tài chính, nông lâm nghiệp và các ngành, nghề khác đƣợc cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền cho phép ở trình độ trung cấp, tiến tới cung cấp nguồn nhân lực ở trình độ cao hơn và các trình độ khác, đáp ứng các nhu cầu học tập đa dạng của địa phƣơng và khu vực; thực hiện nghiên cứu khoa học và ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, nông lâm nghiệp, tổ chức và tham gia các hoạt động khác phục vụ cộng đồng, cung cấp những sản phẩm có chất lƣợng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc nói chung và tỉnh Lạng Sơn nói riêng.

2.2.2 Mục tiêu của Trường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

2.2.2.1 Mục tiêu đến năm 2020 a. Mục tiêu chung

Phát triển mô ̣t cách hợp lý quy mô đào tạo ở các trình độ, có chất lƣợng phù hợp, đáp ứng nhu cầu nhân lực của Tỉnh và vùng lân cận; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng KH - CN và các hoạt động phục vụ cộng đồng khác, trở thành trung tâm tri thức - văn hoá của địa phƣơng; chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về đội ngũ cán bộ giáo viên và cơ sở vật chất để sau 03 năm nâng cấp thành trƣờng cao đẳng.

b. Mục tiêu cụ thể * Về đào tạo

Nâng cao chất lƣợng và phát triển quy mô đào tạo - bồi dƣỡng, mở các mã ngành mới, liên kết đào tạo trình độ đại học bằng nhiều hình thức đa dạng phù hợp, đáp ứng nhu cầu sử dụng nhân lực của địa phƣơng trong thời kỳ CNH - HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế; tích cực đóng góp vào quá trình tái cấu trúc

hệ thống giáo dục chuyên nghiệp tại địa phƣơng để tạo điều kiện cho việc phân luồng học sinh sau trung học phổ thông; thực hiện nhiều giải pháp hữu hiệu góp phần tăng tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo tại địa phƣơng đạt 55% vào năm 2020, mở rộng quy mô, cơ cấu, hình thức đào tạo trình độ cao đẳng, thu hẹp dần trình độ TCCN. Vào năm 2020 đạt quy mô 3.000 SV/HS, liên kết đào tạo đại học 2.000 sinh viên. Có các chƣơng trình đào tạo tiên tiến, hiện đại.

* Về nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ

Trở thành trung tâm nghiên cứu và ứng dụng KH - CN phục vụ CNH - HĐH của Tỉnh, có nhiều đề tài ứng dụng trong đào tạo và đời sống, đƣa tiến bộ KH - CN vào nông nghiệp, lâm nghiệp.

* Về phục vụ cộng đồng

Gắn kết nhà trƣờng với cộng đồng, có những hoạt động thiết thực, phong phú, đa dạng đáp ứng những nhu cầu thƣờng xuyên và đột xuất của cộng đồng, làm cho hình ảnh nhà trƣờng sâu đậm trong cộng đồng địa phƣơng.

* Về tăng cường đội ngũ

Xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý đủ về số lƣợng, có phẩm chất đạo đức và lƣơng tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, phong cách giảng dạy và quản lý tiên tiến.

* Về xây dựng và phát triển cơ sở vật chất

Tiếp tục trang bị các phƣơng tiện dạy và học hiện đại. Cải tạo, sữa chữa thêm nhiều phòng học, phòng làm việc và thực hiện các dự án xây dựng, mở rộng trƣờng theo tiêu chuẩn một trƣờng cao đẳng ngang tầm với các trƣờng hiện đại khác trên toàn quốc.

2.2.2.2 Tầm nhìn đến năm 2030

Trƣờng Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Lạng Sơn trở thành một trƣờng cao đẳng ổn định trên các mặt cơ cấu tổ chức , đội ngũ cán bộ , giảng viên , nhân viên, cơ sở vật chất và các hoạt động đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng

khoa học - công nghệ, cùng các trƣờ ng cao đẳng và đại học trong tỉnh góp phần đắc lực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng và của cả nƣớc.

2.3 Phân tích môi trƣờng bên trong của nhà trƣờng

2.3.1 Cơ cấu ngành nghề đào tạo

Với bề dày 30 năm kinh nghiệm đào tạo, Trƣờng Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Lạng Sơn đƣợc Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo bậc trung cấp chuyên nghiệp và liên kết đào tạo các bậc học cao hơn với nhiều loại hình đào tạo nhƣ chính qui, vừa làm vừa học, liên thông, liên kết, bồi dƣỡng ngắn hạn…

2.3.1.1 Quy mô đào tạo từ năm 2004 đến nay

+ Bậc trung cấp chuyên nghiệp: (Với các chuyên ngành: Kế toán tổng

hợp, Kế toán doanh nghiệp; Kế toán Hành chính sự nghiệp, Kế toán Thƣơng mại - Dịch vụ, Kế toán xây dựng cơ bản, Nghiệp vụ Kinh doanh thƣơng mại dịch vụ; Kinh tế Nông nghiệp, kỹ thuật Nông nghiệp, kỹ thuật Trồng trọt, thú y…): với gần 2.000 học sinh

+ Liên kết đào tạo trung cấp: (Trung cấp pháp lý, thuỷ lợi): 02 lớp với gần 200 học sinh.

+ Phối hợp quản lý các lớp Cao đẳng: (Cao đẳng Kế toán): 10 lớp với trên 760 sinh viên

+ Phối hợp quản lý các lớp Đại học: (Đại học luật, Kế toán, Quản lý đất đai...): Với trên 1.000 sinh viên.

Trong 10 năm học vừa qua, lƣợng học sinh - sinh viên trong nhà trƣờng luôn có xu hƣớng tăng. Tỷ lệ tăng về số lƣợng học sinh - sinh viên năm học sau so với năm học trƣớc bình quân là 25%.

2.3.1.2 Ngành nghề đào tạo

Chƣơng trình đào tạo bậc Trung cấp chuyên nghiệp của Trƣờng gồm 05 ngành đào tạo với 13 chuyên ngành đào tạo, cụ thể:

Bảng 2.1 Cơ cấu ngành nghề đào tạo tại trường Trung cấp KT - KT Lạng Sơn

TT NGÀNH ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH

1 Hạch toán kế toán

- Kế toán doanh nghiệp sản xuất - Kế toán hành chính sự nghiệp - Kế toán thƣơng mại - dịch vụ - Kế toán xây dựng cơ bản - Kế toán tổng hợp

2 Tài chính - Tiền tệ - Thuế Nhà nƣớc - Quản lý ngân sách 3 Quản lý kinh tế - Quản trị kinh doanh

- Kinh tế nông nghiệp

4 Nghiệp vụ kinh doanh - Kinh doanh thƣơng mại - dịch vụ - Kinh doanh du lịch - khách sạn 5 Kỹ thuật Nông nghiệp - Kỹ thuật trồng trọt

- Kỹ thuật chăn nuôi - thú y

(Nguồn: Phòng Đào tạo và NCKH trường Trung cấp KT - KT Lạng Sơn)

2.3.2 Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế

Trƣờng Trung cấp KT - KT Lạng Sơn đƣợc Bô ̣ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực ở các lĩnh vực kinh tế tài chính, nông lâm nghiệp cấp độ trung cấp chuyên nghiệp. Trong quá trình hình thành và phát triển, Trƣờng luôn xác định NCKH, một tiêu chí để đánh giá chất lƣợng giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao chất lƣợng đào tạo, đáp ứng nhu cầu thực tế đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội và địa phƣơng. Trong các Nghị quyết của Chi bộ Đảng đều khẳng định NCKH và giảng dạy là hai nhiệm vụ

quan trọng nhất trong công tác chuyên môn của giáo viên, hai hoạt động này có quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, là điều kiện tồn tại của nhau. Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy phải không ngừng NCKH, ngƣợc lại NCKH phải xuất phát từ những vấn đề của thực tiễn dạy học. Hoạt động NCKH đƣợc quy mô thành hệ thống thông qua việc xác định các nhiệm vụ trọng tâm sau:

- Nghiên cứu nâng cao chất lƣợng đào tạo thông qua cải tiến chƣơng trình đào tạo, nội dung bài giảng và phƣơng pháp giảng dạy của giáo viên và phƣơng pháp học của học sinh;

- Nghiên cứu giải pháp gắn kết giữa lý thuyết học đƣờng và thực hành thực tế nhằm tạo ra sự liên thông giữa Trƣờng và doanh nghiệp trong việc thực thi sứ mạng phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho xã hội;

- Nghiên cứu và tìm ra giải pháp để phát triển thƣơng hiệu Trƣờng Trung cấp KT - KT Lạng Sơn thông qua cải tiến cách thức quản lý và nâng cao chất lƣợng đào tạo;

- Thực hiện các NCKH về các lĩnh vực kinh tế xã hội theo yêu cầu của các doanh nghiệp;

- Thực hiện các công trình nghiên cứu khác theo yêu cầu của xã hội.

2.3.2.1 Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế a. Về nghiên cứu khoa học

* Mục tiêu, nhiệm vụ:

Hoạt động nghiên cứu khoa học đã đƣợc khẳng định là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của Trƣờng Trung cấp KT - KT Lạng Sơn (đề cập trong sứ mạng của mình). Với quyết tâm xây dựng trƣờng thành trƣờng cao đẳng trọng điểm về đào tạo tài chính kế toán và nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, trong quá trình xây dựng kế hoạch NCKH, Trƣờng đã xác định nhiệm vụ chủ yếu của NCKH là:

- Rà soát lại, củng cố, nâng cao các chƣơng trình đào tạo ngành, chuyên ngành để phù hợp với yêu cầu xã hội đồng thời cũng phải đáp ứng mục tiêu đào tạo của Trƣờng.

- Nâng cao trình độ và năng lực đội ngũ góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo.

- Các hoạt động nghiên cứu khoa học phải là nhiệm vụ song song với giảng dạy của giáo viên Nhà trƣờng.

* Kết quả thực hiện:

- Đã xây dựng nội dung chƣơng trình đào tạo hoàn chỉnh cho bậc học trung cấp hệ chính quy và vừa làm vừa học; tổ chức lấy ý kiến xã hội để triển khai, đảm bảo cho sản phẩm của quá trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của xã hội.

- Đã biên soạn và thẩm định đƣợc nhiều giáo trình môn học, hàng chục đề cƣơng môn học, đề cƣơng chi tiết và hàng trăm bộ đề thi đảm bảo phục vụ cho giảng dạy, học tập và nghiên cứu của giáo viên, cán bộ và học sinh.

- Định kỳ phát hành nội san khoa học để thành một kênh thông tin và diễn đàn nghiên cứu, trao đổi về vấn đề học thuật. Đến nay Trƣờng đã phát hành đƣợc một số Nội san có hình thức và nội dung ngày càng tốt hơn.

- Tổ chƣ́ c Hô ̣i thi đổi mới phƣơng pháp giảng dạy , nâng cao tính tự học của ho ̣c sinh.

- Tổ chƣ́ c to ̣a đàm để xây dƣ̣ng chuẩn đầu ra cho các chƣơng trình và ngành đào tạo của Trƣờng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Thực hiện các đề án phục vụ cho lộ trình phát triển trƣờng đến năm 2020 và định hƣớng 2030.

b. Hợp tác quốc tế

Mặc dù Trƣờng có một vị trí thuận lợi khi đóng chân ở địa điểm gần nƣớc bạn Trung Quốc nhƣng Trƣờng chƣa thực sự quan tâm đến vấn đề hợp

tác quốc tế, trƣờng chƣa thực hiện đƣợc mối liên kết, hợp tác nào với các trƣờng cao đẳng, đại học của các nƣớc bạn.

2.3.2.2 Nhận xét chung về hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế

a. Ưu điểm

- Có kế hoạch nghiên cứu khoa học và tổ chức thực hiện kế hoạch. - Có nội dung hoạt động nghiên cứu khoa học phù hợp với nhiệm vụ của Trƣờng

b. Tồn tại

- Hoạt động NCKH chủ yếu của Trƣờng hiện nay chỉ mới tập trung vào xây dựng đề cƣơng, giáo trình, các tài liệu giảng dạy khác và phƣơng pháp giảng dạy.

- Chƣa có các đề tài nghiên cứu mảng khoa học và công nghệ ứng dụng đƣợc trong thực tế gắn với các ngành và chuyên ngành đƣợc đào tạo.

- Công tác hợp tác quốc tế còn nhiều hạn chế, Trƣờng chƣa chủ động và có định hƣớng cụ thể trong lĩnh vực này.

2.3.3 Đội ngũ giáo viên

2.3.3.1 Số lượng biên chế

Nguồn nhân lực hiện tại của Trƣờng gồm có: cán bộ, giáo viên trong biên chế; cán bộ, giáo viên hợp đồng từ 01 năm trở lên hoặc không xác định thời hạn.

Bảng 2.2 Cơ cấu đội ngũ cán bộ, giáo viên phân theo giới tính

CHỈ TIÊU TỔNG SỐ NAM NỮ

Tổng số CBVC đến 31/12/2013, trong đó: - CBVC trong biên chế đƣợc cấp kinh phí - CBVC do Trƣờng tự đảm bảo kinh phí 50 39 11 23 17 6 27 22 5

Bảng 2.3 Cơ cấu đội ngũ cán bộ, giáo viên phân theo độ tuổi

Phân loa ̣i Tổng số

Phân loại

theo giới tính Phân loại theo tuổi

Nam Nữ <30 30 - 40 41- 50 51- 60 >60

Tổng số CBVC hiê ̣n có trong đó: - CBVC biên chế - CBVC hợp đồng 50 39 11 23 17 06 27 22 05 10 06 04 19 16 03 13 09 04 08 08 0 0 0 0

(Nguồn: Phòng Hành chính tổng hợp trường Trung cấp KT - KT Lạng Sơn) 2.3.3.2 Trình độ, năng lực

Trình độ cán bộ, giáo viên, nhân viên đƣợc đánh giá trên các nguồn hình thành nêu trên. Theo thống kê phân loại trình độ nguồn nhân lực của Trƣờng nhƣ sau:

Bảng 2.4 Cơ cấu đội ngũ cán bộ, giáo viên phân theo trình độ chuyên môn

STT Trình độ Tổng số Giáo viên Cơ hƣ̃u Kiểm chƣ́c Thỉnh giảng 01 Thạc sĩ 14 10 04 0 02 Đa ̣i ho ̣c 27 20 07 0

03 Khác (cao đẳng, trung cấp) 09 0 0 0

Cô ̣ng 50 30 11 0

2.3.3.3 Khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

- Với đội ngũ giáo viên cơ hƣ̃u và kiêm chƣ́c hiện tại , Trƣờng đáp ƣ́ng đƣợc yêu cầu đào ta ̣o 5 ngành và 13 chuyên ngành đối với các khóa ho ̣c trong và ngoài Trƣờng.

- Đội ngũ cán bộ , nhân viên quản lý vƣ̀a phải , đƣợc xác đi ̣nh rõ nhiê ̣m vụ, công viê ̣c cu ̣ thể và trách nhiê ̣m rõ ràng giƣ̃a ngƣời phu ̣ trách và cấp dƣới , nên đáp ƣ́ng viê ̣c phu ̣c vu ̣ quản lý các hoa ̣t đô ̣ng của Nhà trƣờng.

2.3.3.4 Nhận xét a. Ưu điểm

- Giáo viên có trình độ sau đại ho ̣c chiếm tỷ lệ khá cao (14/33 = 42,4%), đƣợc đào tạo cơ bản , chuyên sâu về lĩnh vực tài chính, kế toán, thƣơng mại, nông lâm nghiệp. Lực lƣợng giảng viên cơ hữu (kể cả giảng viên kiêm chức) là 33/50 chiếm 66% tổng số biên chế của Trƣờng, trong đó hơn hai phần ba có thời gian giảng dạy từ 05 năm trở lên với nhiều kinh nghiệm. Đây là thuận lợi căn bản để Trƣờng thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo hàng năm của mình theo chỉ tiêu phân bổ của Bộ Giáo dục và Đào tạo và không ngừng nâng cao chất lƣợng đào tạo các ngành, chuyên ngành về tài chính, kết toán, kinh tế nông nghiệp, kỹ thuật nông lâm, thú y...

- Số giáo viên trẻ ngày càng chiếm tỉ lê ̣ tăng lên hàng năm , có nhiều triển vo ̣ng về chuyên môn , nhất là trong ƣ́ng du ̣ng công nghê ̣ tin ho ̣c để cải tiến, đổi mới phƣơng pháp giảng da ̣y, nâng cao chất lƣợng đào ta ̣o.

b. Một số hạn chế

- Chƣa có giáo viên và cán bộ quản lý có trình đô ̣ tiến sĩ.

- Số tiết thƣ̣c giảng của giản g viên còn lớn , toàn bộ thời gian tập trung vào việc giảng dạy, ít có thời gian tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học và nghiên cƣ́u, học tập nâng cao trình độ.

- Cán bộ quản lý vừa thừa, lại vừa thiếu, thiếu những cán bộ có năng lực điều hành, quản lý, quán xuyến nhiệm vụ chuyên môn, thực hiện tốt chức năng tham mƣu, phục vụ hoạt động đào tạo của Trƣờng, trong khi thừa là những cán bộ, nhân viên do quá khứ để lại vừa yếu về chuyên môn, vừa lớn tuổi, khó có điều kiện học lên nâng cao trình độ.

2.3.4 Cơ sở vật chất của Trường

2.3.4.1 Thực trạng về cơ sở vật chất a. Đất đai

Trƣờng Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Lạng Sơn hiện có 01 cơ sở đào tạo tại số 170, đƣờng Nguyễn Du, phƣờng Đông Kinh, Tp. Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

Với quy mô đào tạo hàng năm của Trƣờng trung bình là 1.200 học sinh, sinh viên (kể cả sinh viên các lớp liên kết đào tạo) so với tổng diện tích đất của Trƣờng là 9.696 m2

thì diện tích bình quân cho mỗi học sinh, sinh viên là 8,08 m2. Đối chiếu với tiêu chuẩn diện tích cho mỗi học sinh, sinh viên do

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Lạng Sơn đến năm 2020 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)