Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng từng bộ phận vốn lưu động

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Minh Tân (Trang 60)

- Quản lý hàng tồn kho

Bảng 2.6. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho của Công ty Cổ phần Minh Tân Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/ 2011 2013/ 2012 Vòng quay hàng tồn kho Công ty Vòng 1,63 3,13 1,54 1,50 (1,59) TB ngành 3,96 3,92 4,43 (0,04) 0,51 Thời gian lưu kho trung bình Ngày 220,36 114,92 233,76 (105,45) 118,84

Vòng quay hàng tồn kho

Năm 2011 số vòng quay hàng tồn kho là 1,63 vòng có nghĩa là hàng tồn kho của công ty quay 1,63 vòng thì tạo ra doanh thu. Sang năm 2012 do giá vốn hàng bán tăng với tốc độ 56,32%, hàng tồn kho giảm 18,48% nên khiến cho số vòng quay hàng tồn kho năm 2012 tăng lên và tăng đến 3,13 vòng tương ứng tăng 1,50 vòng so với năm 2011, điều này cho thấy hàng tồn kho của công ty năm 2012 quay 3,13 vòng thì tạo ra doanh thu.

50

Năm 2013, số vòng quay hàng tồn kho giảm còn 1,54 vòng tương ứng giảm 1,59 vòng so với năm 2012. Nguyên nhân số vòng quay hàng tồn kho năm 2013 giảm là do giá vốn hàng bán của công ty năm 2013 giảm 6.631.024.344 đồng, trong khi đó lượng hàng tồn kho lại tăng thêm 651.144.738 đồng so với năm 2012.

Nhìn vào bảng 2.6 ta thấy, trong khi vòng quay hàng tồn kho trung bình ngành giảm vào năm 2012 và tăng vào năm 2013 thì chỉ tiêu này đối với công ty Cổ phần Minh Tân lại ngược lại, có nghĩa là số vòng quay hàng tồn kho của công ty tăng vào năm 2012 và giảm vào năm 2013. So sánh với mức trung bình ngành, ta thấy số vòng quay hàng tồn kho của công ty trong 2 năm 2011 và năm 2013 đều thấp hơn, chỉ có năm 2012 là chỉ tiêu này của công ty xấp xỉ bằng trung bình ngành. Điều này cho thấy công ty chưa có một chính sách đúng đắn trong công tác quản lý hàng tồn kho, lượng hàng tồn kho luân chuyển chậm kéo theo làm tăng các chi phí như: chi phí đặt hàng, chi phí kiểm hàng, chi phí vận chuyển…, vốn bị ứ đọng nhiều khiến cho nhu cầu vốn của công ty tăng. Công ty cần tìm thêm những phương án tối ưu hơn nhằm giảm thiểu lượng hàng tồn kho, giảm chi phí lưu kho, góp phần làm tăng vốn cho sản xuất kinh doanh.

Thời gian lƣu kho trung bình

Năm 2012, thời gian lưu kho trung bình là 114,92 ngày, có nghĩa một đợt hàng tồn kho sẽ mất gần 115 ngày để tiêu thụ hết. Thời gian lưu kho trung bình của năm 2012 đã giảm 105,45 ngày so với năm 2011, do số vòng quay hàng tồn kho năm 2012 tăng dẫn đến thời gian lưu kho được rút ngắn. Ngược lại, khi số vòng quay hàng tồn kho giảm thì thời gian lưu kho trung bình sẽ tăng. Năm 2013 thời gian lưu kho trung bình là 233,76 ngày, tăng 118,84 ngày so với năm 2012.

Thời gian lưu kho trung bình của công ty vẫn còn ở mức khá cao, nguyên nhân nằm ở công tác mua hàng của công ty. Vì công ty kinh doanh mặt hàng gỗ nhập khẩu từ Lào, Campuchia... nên công ty thường nhập hàng về với số lượng lớn nhằm giảm chi phí vận chuyển, tạo mối làm ăn ổn định với nguồn cung. Thêm vào đó, việc mua số lượng lớn hàng hóa giúp công ty nhận được chiết khấu thương mại từ người bán, điều này khiến cho lượng hàng tồn kho của công ty nhiều dẫn đến thời gian lưu kho tăng. Hàng tồn kho chính là tiền của công ty, song nó lại là thứ tài sản không sinh lời. Do vậy, khi hàng tồn kho tăng, công ty cần phải giảm thiểu được lượng hàng tồn kho để tối đa hoá được nguồn tiền mặt cho hoạt động kinh doanh.

Để đảm bảo cho nguyên vật liệu của công ty được dự trữ hợp lý công ty nên áp dụng mô hình quản lý hàng tồn kho EOQ để quản lý nguyên vật liệu nhập khẩu tồn kho. Công ty nên xác định được điểm đặt hàng hóa tối ưu cho công ty sao cho tổng chi phí tồn kho ở mức tối thiểu.

Ta có:

- Đơn vị tính sản phẩm: m3 - Giá mua vào: 26.470.000đ/m3

- Mức tồn kho cần dùng trong kỳ: S = 140 m3 - Chi phí lưu kho: C 1.708.000 đồng

- Chi phí đặt hàng: O 2.630.000 đồng

Từ đó, ta tính được khối lượng đặt hàng tối ưu của Công ty là:

Q √2*S*O C √2*140*2.630.000 1.708.000 21m3 Số lần đặt hàng trong năm là: N 140 21 6,67 7 (lần) Suy ra, Tổng chi phí tồn kho trong năm là:

TC Q 2 *C+ S Q *O 21 2 * 1708000 + 140 21 * 2630000 22.943.523 đồng Vậy chi phí tồn kho trong năm TC là 22.943.523 đồng

- Quản lý các khoản phải thu khách hàng

Bảng 2.7. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý khoản phải thu khách hàng của Công ty Cổ phần Minh Tân

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/ 2011 2013/ 2012 Vòng quay các khoản phải thu

Công ty

Vòng 0,83 1,82 1,28 0,99 (0,54) TB ngành 10,51 10,03 8,57 (0,48) (1,46) Thời gian thu nợ trung bình Ngày 436,27 197,32 281,31 (238,96) 83,99

Vòng quay các khoản phải thu

Vòng quay khoản phải thu phản ánh khả năng thu hồi nợ và chính sách tín dụng của công ty. Năm 2012 số vòng quay các khoản phải thu là 1,82 vòng tăng 0,99 vòng so với năm 2011. Doanh thu thuần của công ty năm 2012 tăng 77,67% so với năm 2011, trong khi đó vào năm 2012 một phần khách hàng đã trả bớt nợ cho công ty, trả trước cho người bán giảm khiến cho khoản phải thu bình quân giảm 19,64%, điều này đã giúp cho vòng quay các khoản phải thu của công ty tăng lên.

52

Sang năm 2013 số vòng quay các khoản phải thu giảm còn 1,28 vòng, tương ứng giảm 0,54 vòng so với năm 2012. Số vòng quay khoản phải thu năm 2013 giảm do tốc độ giảm của doanh thu thuần (38,31%) lớn hơn so với tốc độ giảm của các khoản phải thu (12,05%). Số vòng quay các khoản phải thu tăng giảm không đều sẽ gây mất an toàn trong chính sách quản lý vốn lưu động cũng như công tác thu hồi nợ của công ty.

So sánh với số vòng quay các khoản phải thu trung bình ngành trong 3 năm, ta thấy hệ số trung bình ngành đều cao hơn rất nhiều so với công ty Cổ phần Minh Tân. Vòng quay các khoản phải thu của công ty còn thấp cho thấy tốc độ thu hồi các khoản phải thu của công ty mất nhiều thời gian, kì thanh toán dài, số vốn công ty bị chiếm dụng cao, lượng tiền mặt sẽ ngày càng giảm gây khó khăn cho công ty trong việc thu hồi vốn, làm giảm sự chủ động của công ty trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất và điều này gây thiếu hụt vốn cho hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh, công ty có thể công ty sẽ phải đi vay ngân hàng để tài trợ thêm cho nguồn vốn lưu động này.

Thời gian thu nợ trung bình

Thời gian thu nợ trung bình năm 2011 là 436,27 ngày, đến năm 2012 giảm còn 197,32 ngày, đây là tín hiệu tốt cho thấy công ty đã giảm bớt được khoàn cấp tín dụng cho khách hàng. Tuy nhiên sang năm 2013 thời gian thu nợ lại tăng lên 281,31 ngày, cho thấy tốc độ thu hồi vốn của các khoản phải thu bị chậm lại so với năm trước.

Thời gian thu nợ của công ty qua 3 năm vẫn còn cao, cho thấy công tác quản lý khoản phải thu của công ty chưa tốt, vì vậy công ty cần tập trung vào chính sách thu hồi công nợ để hiệu quả sử dụng vốn được tăng cao.

- Đánh giá các khoản phải trả

Bảng 2.8. Chỉ tiêu đánh giá các khoản phải trả Công ty Cổ phần Minh Tân

Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Vòng quay các khoản phải trả Vòng 3,56 35,79 3,66 32,23 (32,15) Thời gian trả nợ trung

bình Ngày 101,12 10,06 98,40 (91,06) 88,34

Vòng quay các khoản phải trả

Vòng quay các khoản phải trả cho ta biết trong một năm công ty phải tiến hành thanh toán nợ bao nhiêu lần. Vòng quay các khoản phải trả năm 2011 là 3,56 vòng đến năm 2012 tăng đột biến đến 35,79 vòng, tương ứng tăng 32,23 vòng so với năm 2011. Năm 2012 nhằm giữ uy tín của mình trước đối tác, công ty đã thanh toán hết khoản

phải trả người bán của năm 2011 là 2.593.936.285 đồng, chỉ còn khoản mục thuế phải nộp nhà nước tăng 107,27% so với năm 2011, đồng thời giá vốn hàng bán năm 2012 tăng 56,32% so với năm 2011 đã giúp cho công ty tăng số vòng quay các khoản phải trả. Tuy nhiên, đến năm 2013 chỉ tiêu này sụt giảm và chỉ còn 3,66 vòng.

Số vòng quay khoàn phải trả giảm vào năm 2013 là tín hiệu tốt cho thấy công ty đang chiếm dụng vốn của nhà cung cấp, được hưởng khoản tín dụng thương mại. Hưởng tín dụng thương mại nghĩa là công ty đang gián tiếp sử dụng vốn của người bán mà không phải chi trả lãi nếu công ty có thể tận dụng thời hạn tín dụng không mất phí. Tuy nhiên khoản phải trả này cũng có chi phí cơ hội, đó là nếu không trả đúng thời hạn công ty sẽ gây mất lòng tin cho nhà cung cấp, bị xếp hạng tín dụng thấp.

Thời gian trả nợ trung bình

Thời gian trả nợ trung bình năm 2012 là 10,06 ngày, giảm 91,06 ngày so với năm 2011. Năm 2013 thời gian trả nợ trung bình tăng lên 98,4 ngày do số vòng quay các khoản phải trả năm 2013 giảm. Thời gian trả nợ trung bình tăng cho thấy công ty đã tận dụng được nguồn vốn có chi phí thấp để tài trợ cho tài sản, tuy nhiên điều này lại làm giảm uy tín của công ty trước đối tác.

Ta thấy thời gian thu nợ trung bình cao hơn rất nhiều so với thời gian trả nợ trung bình, điều này cho thấy công ty đang bị chiếm dụng vốn lớn, công ty không thu được tiền của khách hàng trước khi trả tiền cho nhà cung cấp. Sự mất cân đối này ảnh hưởng không tốt đến HĐSXKD của công ty, cho nên công ty cần có biện pháp đúng đắn để giảm thời gian thu nợ.

- Thời gian quay vòng tiền trung bình

Bảng 2.9. Thời gian quay vòng tiền trung bình Công ty Cổ phần Minh Tân

Đơn vị tính: Ngày Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012

Thời gian quay vòng

tiền trung bình 555,51 302,18 416,67 (253,33) 114,49 Thời gian quay vòng tiền trung bình là chỉ tiêu quan trọng nhằm đánh giá khả năng quản lý dòng tiền của công ty.

Thời gian quay vòng tiền của công ty ở mức tương đối cao. Cụ thể năm 2012 thời gian quay vòng tiền là 555,51 ngày, giảm 253,33 ngày so với năm 2011. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do thời gian lưu kho trung bình và thời gian thu nợ trung bình của năm 2012 giảm so với năm 2011.

54

Đến năm 2013 chỉ tiêu này đột ngột tăng thêm 114,49 ngày và đạt 416,67 ngày. Mặc dù công ty kéo dài được thời gian trả nợ với nhà cung cấp, nhưng do thời gian lưu kho trung bình và thời gian thu nợ trung bình năm 2013 tăng mạnh nên khiến thời gian quay vòng tiền trung bình của năm 2013 tăng cao.

Thời gian quay vòng tiền của công ty khá cao và thường trên 1 năm, cho thấy lượng tiền mặt dành cho hoạt động sản xuất kinh doanh và cho các hoạt động đầu tư khan hiếm, công ty chưa quản lý vốn lưu động chưa hợp lý.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Minh Tân (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)