Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Minh Tân (Trang 57)

Bảng 2.5. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lƣu động của Công ty Cổ phần Minh Tân Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/ 2011 2013/ 2012

Tỷ suất sinh lời VLĐ % 4,10 7,33 5,72 3,23 (1,61) Vòng quay VLĐ Công ty Vòng 0,53 1,11 0,66 0,59 (0,45) TB ngành Vòng 2,05 2,02 1,32 (0,03) (0,70) Thời gian 1 vòng luân

chuyển VLĐ Ngày 685,36 323,11 541,7 (362,25) 218,59 Hệ số đảm nhiệm VLĐ Lần 1,90 0,90 1,50 (1) 0,60

T suất sinh lời của vốn lƣu động

Tỷ suất sinh lời của vốn lưu động biến động thất thường qua 3 năm. Năm 2011 tỷ suất sinh lời của vốn lưu động là 4,10% cho biết 100 đồng vốn lưu động của công ty đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra được 4,10 đồng lợi nhuận sau thuế. Đến năm 2012 tỷ suất sinh lời của vốn lưu động tăng lên thành 7,33% tương ứng tăng 3,23% so với năm 2011, điều này có nghĩa là 100 đồng vốn lưu động của công ty đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra được 7,33 đồng lợi nhuận sau thuế. Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng 49,81% vào năm 2012 và vốn lưu động bình quân giảm 16,24% là nguyên nhân chính khiến cho tỷ suất sinh lời của vốn lưu động năm 2012 tăng lên.

Năm 2013 tỷ suất sinh lời của vốn lưu động lại giảm xuống chỉ còn 5,72% tương ứng giảm 1,61% so với năm 2012 có nghĩa là 100 đồng vốn lưu động của công ty đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ còn tạo ra được 5,72 đồng lợi nhuận sau thuế tương ứng giảm 1,61 đồng so với năm 2012. Nguyên nhân giảm là do lợi nhuận sau thuế của công ty giảm với tốc độ 19,39%, trong khi đó vốn lưu động của công ty tại tăng 3,42% so với năm 2012.

Tỷ suất sinh lời của vốn lưu động có xu hướng giảm vào năm 2013 và trong cả 3 năm rất thấp cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vào việc tạo lợi nhuận kém. Công ty cần phải xem lại việc quản lý và sử dụng vốn lưu động đã thực sự hợp lý chưa và có sự điều chỉnh để doanh nghiệp đạt được lợi nhuận tăng trưởng và ổn định nhất.

Vòng quay vốn lƣu động

Năm 2011 vốn lưu động của công ty quay được 0,53 vòng, đến năm 2012 vốn lưu động quay được 1,11 vòng tương ứng tăng 0,59 vòng so với năm 2011. Năm 2012 công ty muốn thu hút thêm khách hàng nên đã đẩy mạnh sản xuất, thực hiện chính sách giảm giá hàng bán, chính sách này đã giúp lượng tiêu thụ hàng hóa và thành phẩm của công ty tăng, qua đó làm tăng doanh thu, cụ thể doanh thu năm 2012 tăng 77,67% so với năm 2011, cùng với đó vốn lưu động của công ty năm 2012 giảm 16,24%, điều này đã giúp cho số vòng quay vốn lưu động của công ty Cổ phần Minh Tân trong năm 2012 tăng.

Sang đến năm 2013 số vòng quay vốn lưu động giảm còn 0,66 vòng tương ứng giảm 0,45 vòng so với năm 2012. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do năm 2013 tình hình kinh tế khó khăn, công ty không có thêm nhiều khách hàng mới, lượng tiêu thụ hàng hóa và thành phẩm của công ty giảm, trong khi đó vốn lưu động của công ty tăng nên đã khiến cho số vòng quay vốn lưu động của công ty giảm.Số vòng quay vốn lưu động của công ty giảm cho thấy vốn lưu động của công ty thu hồi chậm hơn, vốn của công ty đang có xu hướng bị ứ đọng nhiều hơn.

Số vòng quay vốn lưu động trung bình ngành giảm dần qua 3 năm, trong khi đó chỉ tiêu này của Công ty Cổ phần Minh Tân tại tăng vào năm 2012 và giảm vào năm 2013. Tuy nhiên số vòng quay vốn lưu động của công ty 3 năm đều thấp hơn so với trung bình ngành, bên cạnh đó năm 2011 và 2013, công ty chưa quay đủ 1 vòng vốn lưu động cho thấy công ty sử dụng vốn lưu động chưa hiệu quả, công ty khó có được nguồn vốn lưu động dồi dào để mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thời gian một vòng luân chuyển vốn lƣu động

Thời gian 1 vòng luân chuyển vốn lưu động của công ty năm 2011 là 685,36 ngày, sang năm 2012 giảm còn 323,11 ngày có nghĩa là năm 2012 mất 323,11 ngày để vốn lưu động luân chuyển được một vòng. Đến năm 2013 thời gian quay vòng VLĐ tăng 218,59 ngày so với năm 2012 và đạt 541,7 ngày, phản ánh phải mất 541,7 ngày thì vốn lưu động mới luân chuyển được một vòng. Năm 2013 tình hình kinh tế khó khăn, hàng tồn kho bị ứ đọng, công ty lại tăng khoản trả trước tiền hàng cho người bán nhằm làm tăng uy tín của công ty khiến cho vốn lưu động của công ty tăng, đây là nguyên nhân khiến cho thời gian quay vòng vốn lưu động tăng lên.

Qua 3 năm, ta thấy thời gian 1 vòng luân chuyển vốn lưu động của công ty còn cao, trong đó năm 2011và năm 2013 công ty mất gần 2 năm mới thu hồi được vốn lưu động để bắt đầu kỳ kinh doanh mới. Vì vậy công ty cần thực hiện mạnh mẽ các biện pháp thu hồi công nợ, giảm các khoản phải thu để đạt hiệu quả cao hơn nữa.

48

Hệ số đảm nhiệm vốn lƣu động

Năm 2011 hệ số đảm nhiệm vốn lưu động là 1,90 lần, có nghĩa là để đạt được 1 đồng tổng doanh thu tiêu thụ thì công ty cần bỏ ra 1,90 đồng vốn lưu động. Đến năm 2012, hệ số đảm nhiệm vốn lưu động là 0,90 lần, giảm 1 lần so với năm 2011, tức là để đạt được 1 đồng tổng doanh thu tiêu thụ thì năm 2012 công ty cần bỏ ra 0,90 đồng vốn lưu động, tương ứng giảm 1 đồng so với năm 2011.

Sang năm 2013 thì hệ số này tăng 0,60 lần so với năm 2012 và đạt 1,50 lần, tức là để đạt được 1 đồng tổng doanh thu tiêu thụ, công ty cần bỏ ra 1,50 đồng vốn lưu động. Hệ số này năm 2013 tăng lên là do vốn lưu động của công ty tăng với tốc độ 3,42%, cùng với đó doanh thu lại giảm với tốc độ 38,31%, điều này khiến cho hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của công ty trong năm 2013 tăng lên.

Nhìn chung hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động qua các năm đều cao và lớn hơn 1, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty còn kém trong việc tạo ra doanh thu, công ty chưa tiết kiệm được nhiều vốn lưu động.

Mức tiết kiệm vốn lƣu động

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2 11 Năm 2 12 Năm 2 13

M0 Đồng 5.708.911.818 11.025.880.409 19.589.761.245 M1 Đồng 11.025.880.409 19.589.761.245 12.084.384.550 V0 Lần 1,07 0,53 1,11 V1 Lần 0,53 1,11 0,66 Mức tiết kiệm tuyệt đối Đồng 5.436.100.126 (10.870.322.348) 12.033.022.878 Mức tiết kiệm tương đối Đồng 10.498.986.812 (19.313.380.116) 7.422.840.633

Mức tiết kiệm tuyệt đối

Năm 2011 mức tiết kiệm vốn lưu động tuyệt đối là 5.436.100.126 đồng, cho biết để đạt được doanh thu như năm 2010, thì công ty cần một lượng vốn lưu động nhiều hơn năm 2010 là 5.436.100.126 đồng. Mức tiết kiệm vốn lưu động tuyệt đối năm 2012 là (10.870.322.348) đồng, có nghĩa là muốn đạt được doanh thu như năm 2011, công ty chỉ cần bỏ ra số vốn ít hơn năm 2011 là 10.870.322.348 đồng.

Năm 2013 mức tiết kiệm vốn lưu động tuyệt đối năm 2013 là 12.033.022.878 đồng, điều này cho biết để đạt doanh thu như năm 2012, công ty phải bỏ thêm một

lượng vốn lưu động nhiều hơn so với năm 2012 là 12.033.022.878 đồng. Con số này ở mức cao cho thấy khả năng quản lý vốn lưu động của công ty năm 2013 là chưa tốt.

Mức tiết kiệm tương đối

Giống như mức tiết kiệm tuyệt đối, mức tiết kiệm tương đối cũng biến động thất thường qua 3 năm 2011, 2012, 2013. Năm 2011 chỉ tiêu này là 10.498.986.812 đồng, cho biết công ty phải bỏ thêm 10.498.986.812 đồng vốn lưu động để mở rộng doanh thu. Sang năm 2012 mức tiết kiệm tương đối là (19.313.380.116) đồng, có nghĩa là công ty đã tiết kiệm được 19.313.380.116 đồng vốn lưu động lẽ ra phải bỏ để mở rộng doanh thu. Có thể thấy rằng trong năm 2012, công ty đã tiết kiệm được một phần vốn lưu động nhờ vòng quay vốn lưu động tăng lên và có thể rút mức tiết kiệm được ra khỏi luân chuyển để đầu tư vào các tài sản sinh lời khác nhằm nâng cao lợi nhuận.

Đến năm 2013 mức tiết kiệm tương đối là 7.422.840.633 đồng, cho thấy công ty phải bỏ ra 7.422.840.633 đồng để mở rộng doanh thu, điều này hoàn toàn ngược lại so với năm 2012, công ty phải bỏ ra nhiều tiền hơn rất nhiều so với năm 2012 để có thể mở rộng được doanh thu. Bởi vậy công ty cần phải chú trọng hơn đến việc sử dụng vốn lưu động trong các năm tiếp theo để đạt được mức doanh thu ổn định cũng như mở rộng được doanh thu.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Minh Tân (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)