Hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Minh Tân (Trang 27)

1.2.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp

Một hoạt động sản xuất kinh doanh nào của doanh nghiệp có tiến hành được hay không phụ thuộc đầu tiên vào nguồn vốn, vị trí rất quan trọng này đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn không nhỏ khi muốn bắt đầu một hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong lượng vốn ban đầu đó vốn lưu động chiếm một vị trí khá quan trọng. Ngoài lượng vốn ban đầu, khi đi vào sản xuất kinh doanh, nhu cầu về vốn mà chủ yếu là vốn lưu động tiếp tục nảy sinh. Nhu cầu này xuất phát từ những nhu cầu đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ, thuê thêm nhân công hay mong muốn nâng cao năng suất lao động, nâng cao sức cạnh tranh. Đáp ứng những nhu cầu này trước hết phụ thuộc vào khả năng cung cấp vốn của doanh nghiệp. Khả năng cung cấp vốn tốt sẽ đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh không gặp trở ngại và có thể thực hiện đúng kế hoạch.

Trong điều kiện hiện nay, để tồn tại và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải tổ chức quản lý và sử dụng nguồn vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng thật tốt.

Như vậy ta có khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các tải sản lưu động, nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp để đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp luôn duy trì ở tình trạng tốt và mức chi phí vốn bỏ ra là thấp nhất.

1.2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp

Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

- Khả năng thanh toán ngắn hạn

Khả năng thanh toán ngắn hạn là mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn. Nó thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản ngắn hạn với các khoản nợ ngắn hạn và được xác định theo công thức:

Khả năng thanh toán ngắn hạn Tổng tài sản ngắn hạn

Tổng nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn được bù đắp bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Hệ số này càng cao chứng tỏ công ty càng có nhiều khả năng sẽ hoàn trả được hết các khoản nợ. Hệ số thanh toán ngắn hạn nhỏ hơn 1 cho thấy công ty đang ở trong tình trạng tài chính tiêu cực, có khả năng không trả được các khoản nợ khi đáo hạn.Tuy nhiên điều này không có nghĩa là công ty sẽ phá sản bởi vì có rất nhiều cách để huy động thêm vốn. Mặt khác, nếu hệ số này quá

cao cũng không phải là một dấu hiệu tốt bởi vì nó cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng tài sản chưa được hiệu quả.

- Khả năng thanh toán nhanh

Khả năng thanh toán nhanh phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ trong thời gian ngắn, cho biết liệu công ty có đủ các tài sản ngắn hạn để trả cho các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho hay không. Khả năng thanh toán nhanh được thể hiện bằng công thức:

Khả năng thanh toán nhanh Tổng TSNH – Hàng tồn kho

Tổng nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích, doanh nghiệp có thể sử dụng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn mà không cần bán hàng tồn kho. Hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán công nợ càng cao và ngược lại. Hệ số này bằng hoặc lớn hơn 1, cho thấy khả năng đáp ứng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn cao, doanh nghiệp không gặp khó khăn nếu cần phải thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn. Trái lại, nếu hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1, doanh nghiệp sẽ không đủ khả năng thanh toán ngay lập tức toàn bộ khoản nợ ngắn hạn, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn nếu phải thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn.

- Khả năng thanh toán tức thời

Khả năng thanh toán tức thời cho biết một doanh nghiệp có thể trả được các khoản nợ của mình nhanh đến đâu, vì tiền và các khoản tương đương tiền là những tài sản có tính thanh khoản cao nhất. Khả năng thanh toán tức thời được thể hiện bằng công thức:

Khả năng thanh toán tức thời Tiền+các khoản tƣơng đƣơng tiền

Tổng nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng nợ ngắn hạn thì hiện tại doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tiền và các khoản tương đương tiền đảm bảo chi trả. Nếu chỉ tiêu này cao phản ánh khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp là tốt, nếu chỉ tiêu này thấp thì khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp là chưa tốt.

Có rất ít doanh nghiệp có số tiền mặt và các khoản tương đương tiền đủ để đáp ứng toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn, do đó chỉ số khả năng thanh toán tức thời rất ít khi lớn hơn hay bằng 1. Một doanh nghiệp giữ tiền mặt và các khoản tương đương tiền ở mức cao để bảo đảm chi trả các khoản nợ ngắn hạn là một việc làm không thực tế vì như vậy cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không biết sử dụng loại tài sản có tính thanh khoản cao này một cách có hiệu quả. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng số tiền và các khoản tương đương tiền này để tạo ra doanh thu cao hơn.

18

Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời là nhóm chỉ tiêu phản ánh một cách tổng quát năng lực kinh doanh, cho phép doanh nghiệp đánh giá được tình trạng tăng trưởng, giúp doanh nghiệp điều chỉnh lại cơ cấu tài chính và hoạch định chiến lược ngăn ngừa rủi ro ở mức độ tốt nhất. Khả năng sinh lời là một trong những nội dung phân tích được các nhà quản trị tài chính, các nhà cho vay, các nhà đầu tư quan tâm đặc biệt vì nó gắn liền với lợi ích của họ trong hiện tại và trong tương lai. Khả năng sinh lời bao gồm một số chỉ tiêu như sau:

- Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu xem xét lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu, cho biết cứ mỗi 100 đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện trong kì có bao nhiêu đồng là lợi nhuận, được thể hiện bằng công thức:

ROS Lợi nhuận ròng

Doanh thu thuần

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi, hệ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Nếu hệ số này mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ. Thông thường, những doanh nghiệp có tỷ suất sinh lời trên doanh thu cao là những doanh nghiệp quản lý tốt chi phí trong hoạt động kinh doanh hoặc thực hiện các chiến lược cạnh tranh về mặt chi phí.

- Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp, cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đem đầu tư sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận, được thể hiện bằng công thức:

ROA Lợi nhuận ròng

Tổng tài sản

Nếu hệ số này lớn hơn 0 thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0 thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp. Hệ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp

- Tỷ suất sinh lời trên vồn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, được thể hiện bằng công thức:

ROE Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu bình quân

Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của doanh nghiệp, giúp nhà quản trị tăng vốn chủ sở hữu phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh.

Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lƣu động

- Tỷ suất sinh lời của vốn lưu động

T suất sinh lời của vốn lƣu động Lợi nhuận sau thuế

Vốn lƣu động bình quân 1

Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng vốn lưu động hoạt động trong kì có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao cho biết doanh nghiệp đã sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, ngược lại chỉ tiêu này càng thấp có nghĩa là lợi nhuận trên 100 đồng vốn là nhỏ.

- Vòng quay VLĐ

Vòng quay vốn lƣu động Doanh thu thuần

Vốn lƣu động bình quân

Vòng quay VLĐ là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Tốc độ luân chuyển vốn nhanh hay chậm nói lên tình hình tổ chức sử dụng vốn lưu động.

Đây là chỉ tiêu nói lên số lần quay vòng của vốn lưu động trong một thời kì nhất định, chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trên mối quan hệ so sánh kết quả sản xuất và số vốn lưu động bình quân bỏ ra trong kì. Chỉ tiêu này càng cao thì càng tốt. Nếu chỉ số này tăng so với những kì trước thì chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động luân chuyển vốn có hiệu quả hơn và ngược lại. Qua chỉ tiêu này, nhà quản trị có thể xác định mức dự trữ vật tư, hàng hóa dự trữ hợp lý trong sản xuất kinh doanh.

- Thời gian luân chuyển vốn lưu động

Thời gian 1 vòng luân chuyển VLĐ 3

Vòng quay vốn lƣu động

Chỉ tiêu này cho biết độ dài của vòng quay vốn lưu động (số ngày cần thiết của một vòng quay vốn lưu động). Chỉ tiêu này có ý nghĩa ngược với chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động nghĩa là số ngày luân chuyển vốn lưu động. Thời gian luân chuyển vốn lưu động càng ngắn thì vốn lưu động được luân chuyển càng nhiều trong kì phân tích, doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động hiệu quả, tiết kiệm

20

- Hệ số đảm nhiệm của VLĐ

Hệ số đảm nhiệm VLĐ Vốn lƣu động bình quân

Tổng doanh thu

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động phản ánh để được một đồng doanh thu tiêu thụ thì cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn lưu động. Hệ số này càng thấp, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, số vốn lưu động tiết kiệm được càng lớn. Các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì chỉ tiêu này thường nhỏ và với cùng một lượng vốn lưu động sử dụng trong kỳ sẽ tạo ra nhiều doanh thu hơn các doanh nghiệp khác.

- Mức tiết kiệm VLĐ

Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển vốn được biểu hiện bằng hai chỉ tiêu là mức tiết kiệm tuyệt đối và mức tiết kiệm tương đối.

Mức tiết kiệm tuyệt đối: Nếu quy mô kinh doanh không thay đổi, việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động đã giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được một lượng vốn lưu động có thể rút ra khỏi luân chuyển dung vào việc khác. Công thức xác định số vốn lưu động tiết kiệm tuyệt đối:

Vtktđ = M

V1 MV

Mức tiết kiệm tương đối: Nếu quy mô kinh doanh được mở rộng, việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động đã giúp doanh nghiệp không cần tăng thêm vốn lưu động hoặc bỏ ra số vốn lưu động ít hơn so với trước. Công thức xác định số vốn lưu động tiết kiệm tương đối:

Vtktgd = M1

V1 MV1 Trong đó:

Vtktđ: Vốn lưu động tiết kiệm tuyệt đối. Vtktgđ: Vốn lưu động tiết kiệm tương đối. M0, M1: Doanh thu thuần kỳ trước, kỳ này.

V0, V1: Hiệu suất sử dụng vốn lưu động kỳ trước, kỳ này

Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng từng bộ phận vốn lƣu động

- Quản lý hàng tồn kho:

+ Vòng quay hàng tồn kho:

Vòng quay hàng tồn kho Giá vốn hàng bán

Là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kì. Số vòng hàng tồn kho càng cao cho thấy doanh nghiệp quản lý hàng tồn kho có hiệu quả, bán hàng nhanh, tránh được ứ đọng vốn, việc kinh doanh được đánh giá tốt, doanh nghiệp chỉ cần đầu tư hàng tồn kho thấp nhưng vẫn đạt được doanh số cao.

+ Thời gian lưu kho trung bình:

Thời gian lƣu kho trung bình 3

Vòng quay hàng tồn kho

Là khoảng thời gian hàng hóa được lưu lại trong kho. Thời gian lưu kho kéo dài đồng nghĩa với hệ số lưu kho thấp, sản phẩm của doanh nghiệp không được tiêu thụ mạnh làm cho vòng quay tiền của doanh nghiệp cũng bị kéo dài. Mức dự trữ lớn làm tăng chi phí lưu kho, bảo quản hàng và ngược lại.

- Quản lý các khoản phải thu khách hàng:

+ Vòng quay các khoản phải thu

Vòng quay các khoản phải thu Doanh thu thuần

Các khoản phải thu bình quân

Vòng quay các khoản phải thu đo lường mức độ đầu tư vào các khoản phải thu để duy trì mức doanh số bán hàng cần thiết cho doanh nghiệp, qua đó có thể đánh giá được hiệu quả của một chính sách đầu tư của doanh nghiệp. Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thể hiện rằng doanh nghiệp thu hồi càng nhanh các khoản nợ. Điều này giúp cho doanh nghiệp nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất. Ngược lại, nếu hệ số này càng nhỏ thì sự chủ động của doanh nghiệp trong việc tài trợ vốn lưu động sẽ kém.

+ Thời gian thu nợ trung bình:

Thời gian thu nợ trung bình 3

Vòng quay các khoản phải thu

Chỉ tiêu này nói lên bình quân doanh nghiệp mất bao lâu để thu hồi các khoản tín dụng cấp cho khách hàng. Nếu hệ số thu nợ ở mức cao chứng tỏ doanh nghiệp quản lý chặt chẽ các khoản phải thu của khách hàng, giảm thiểu rủi ro trong thanh toán. Thời gian thu nợ trung bình nhờ đó được rút ngắn, doanh nghiệp sớm thu được tiền.

- Đánh giá các khoản phải trả:

+ Vòng quay các khoản phải trả

Vòng quay các khoản phải trả GVHB+CPQLBH

22

Chỉ tiêu này thể hiện số lần trong một kì doanh nghiệp tiến hành trả nợ, số vòng quay càng thấp thì thời gian doanh nghiệp chiếm dụng khoản nợ càng dài. Doanh nghiệp luôn muốn giữ số vòng quay các khoản phải trả ở mức thấp nhấp để có thể tận dụng nguồn vốn đầu tư vào tài sản, nhưng điều này sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp do khoản vốn này mang tính chất là các khoản nợ ngắn hạn

+ Thời gian trả nợ trung bình

Thời gian trả nợ trung bình 3

Vòng quay các khoản phải trả

Là khoảng thời gian kể từ khi doanh nghiệp nhận nợ cho đến khi doanh nghiệp trả nợ. Khoảng thời gian này càng dài càng tốt vì nó là khoảng thời gian mà doanh nghiệp chiếm dụng vốn được của người bán.

Thời gian quay vòng tiền trung bình Thời gian quay vòng

tiền trung bình =

Thời gian lƣu

kho trung bình +

Thời gian thu

nợ trung bình -

Thời gian trả nợ trung bình

Thời gian quay vòng tiền trung bình phản ánh khoảng thời gian ròng kể từ khi chi thực tế bằng tiền cho đến khi thu được tiền.

Con số này càng cao, thì lượng tiền mặt của doanh nghiệp càng khan hiếm cho hoạt động sản xuất kinh doanh và cho các hoạt động khác như đầu tư. Nếu thời gian quay vòng tiền ngắn, thì khả năng sinh lời sẽ cao, công ty quản lý vốn lưu động tốt. Ngược lại, con số này lớn có thể giải thích là: doanh nghiệp phải thuê thêm vốn trong khi vẫn phải chờ khách hàng trả nợ tiền hàng cho mình.

1.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động trong

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Minh Tân (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)