Đổi mới máy móc, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Minh Tân (Trang 73)

Trong 2 năm 2012 và 2013 Công ty Cổ phần Minh Tân không đầu tư thêm vào máy móc, thiết bị kỹ thuật, vì vậy giá trị còn lại của những tài sản đó thấp do phải chịu giá trị hao mòn lớn qua các năm.

Để việc cung cấp hàng hoá có chất lượng thì công ty cần đổi mới máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển nhiên liệu, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật

Việc đổi mới thiết bị máy móc sẽ tạo điều kiện cho công ty giảm bớt được lượng hàng hoá hao hụt, giảm bớt chi phí tiêu hao, thay thế mới phương tiện vận chuyển cũ làm cho quá trình vận chuyển được nhanh hơn, góp phần tăng tốc độ vòng quay hàng tồn kho, tiết kiệm được ngày luân chuyển, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

3.2.5. Có biện pháp phòng ngừa những rủi ro có thể ảy ra

Khi đã kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, công ty luôn luôn phải nhận thức được rằng mình phải sẵn sàng đối phó với mọi sự thay đổi, biến động phức tạp có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Những rủi ro bất thường trong kinh doanh như: nền kinh tế lạm phát, giá cả thị trường tăng lên… mà nhiều khi nhà quản lý không lường hết được. Vì vậy, để hạn chế phần nào những tổn thất có thể xảy ra, công ty cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để khi vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng bị hao hụt, công ty có thể có ngay nguồn bù đắp, đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục. Cụ thể, các biện pháp mà công ty có thể áp dụng là:

- Mua bảo hiểm hàng hóa đối với những hàng hóa đang đi đường cũng như hàng hóa nằm trong kho.

- Trích lập quỹ dự phòng tài chính, quỹ nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng giảm giá hàng bán tồn kho.

- Việc công ty tham gia bảo hiểm tạo ra một chỗ dựa vững chắc, một tấm lá chắn tin cậy về kinh tế, giúp công ty có điều kiện về tài chính để chống đỡ có hiệu quả mọi rủi ro, tổn thất bất ngờ xảy ra mà vẫn không ảnh hưởng nhiều đến vốn lưu động.

- Cuối kỳ, công ty cần kiểm tra, rà soát, đánh giá lại vật tư hàng hóa, vốn bằng tiền, đối chiếu sổ sách kế toán để xử lý chênh lệch.

3.2.6. Nâng cao năng lực của cán bộ, công nhân trong công ty

Trình độ của lực lượng lao động chủ yếu của công ty là lao động phổ thông, những người tham gia trực tiếp sản xuất. Tỷ lệ lao động từ trình độ cao đẳng trở lên chiếm 32,64%. Lao động trung cấp là những công nhân làm việc trong phân xưởng sản xuất, là lao động chính của công ty và chiếm tỷ trọng là 67,36%.

Song song với việc đầu tư đổi mới máy móc thì trình độ người lao động phải tương xứng với sự hiện đại của máy móc thiết bị, điều này công ty đã làm không tốt trong năm 2013 vừa qua như ta đã xem xét ở trên. Trong thời gian tới, công ty cần có những biện pháp để nâng cao tay nghề và chuyên nhôn cho cán bộ và công nhân:

- Đáp ứng đầy đủ chế độ đãi ngộ cho nhân viên trong công ty theo đúng quy định nhà nước như: bảo hiểm ý tế, bảo hiểm xã hội… Ngoài ra công ty nên cung cấp thêm các phụ cấp như: ăn trưa, đi lại dành cho nhân viên. Công ty nên tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên, công nhân định kỳ 1 lần/năm, trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động, đảm bảo an toàn cho công nhân.

- Trong thời gian tới, công ty cần tổ chức các khóa học nâng cao tay nghề cho công nhân, nâng cao kỹ năng quản lý, phân tích tài chính cho nhân viên làm việc ở các phòng ban kinh doanh, tài chính. Để thích nghi với môi trường hội nhập WTO, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển, công ty cần trang bị kỹ năng ngoại ngữ cho nhân viên nhằm mục đích tiếp cận lực lượng khách hàng dồi dào có quốc tịch nước ngoài.

- Đầu tư nâng cao trình độ cho nhân viên, phát triển các kỹ năng cho người lao động, từ kỹ năng làm việc đến kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử giao tiếp cũng sẽ được công ty tập trung hơn. Công ty luôn coi nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành công trong hoạt động kinh doanh, cũng như trong quá trình hình thành và phát triển của công ty.

- Tổ chức các hoạt động dã ngoại, hoạt động nhóm nhằm nâng cao hiệu quả làm việc giữa các nhân viên, giúp mọi người hiểu nhau hơn.

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Đối với nhà nước

Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc điều phối nền kinh tế ở tầm vĩ mô. Những chính sách của nhà nước ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện nay. Để đảm bảo hiệu quả hoạt động của công ty nói riêng cũng như các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam nói chung, Nhà nước cần nâng cao vai trò và hiệu quả quản lý toàn diện.

64

giúp các công ty tại Việt Nam không bị bỡ ngỡ khi hội nhập với nước ngoài. Bên cạnh đó, Bộ tài chính cũng cần có những quy định trong công tác lập và nộp báo cáo tài chính, công khai các chỉ tiêu tài chính nhằm tạo tính minh bạch và thói quen cho acsc doanh nghiệp Việt Nam.

Nhà nước cần xây dựng hệ thống đánh giá các chỉ tiêu trung bình ngành, công khai các chỉ tiêu nhằm giúp nhà đầu tư, nhà quản lý có cơ sở đánh giá chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. thông qua đó, nhà nước cũng có thể đưa ra được những chính sách kịp thời, đúng đắn để phát triển nền kinh tế theo mục tiêu đã đề ra.

Đẩy mạnh phát triển thị trường vốn, thị trường tài chính, đẩy mạnh hoạt động của thị trường chứng khoán, tạo điều kiện cho doanh nghiệp huy động vốn từ các tổ chức, dân cư.

3.3.2. Đối với ngân hàng thương mại

Công ty Cổ phần Minh Tân có tỷ trọng vốn vay ngân hàng lớn (năm 2013 chiếm 79,03%), quan hệ của công ty với ngân hàng diễn ra thường xuyên và khăng khít. Do vậy những quyết định của ngân hàng sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Đặc thù của công ty là sản xuất và chế biến sản phẩm gỗ nên công ty luôn cần một lượng vốn lớn và thường xuyên, vì vậy các ngân hàng cần nhìn nhận nhu cầu hợp lý của công ty, đưa ra những cải cách chính sách phù hợp.

Đưa ra những cải cách trong quy trình cấp tín dụng (thủ tục thế chấp, xem xét tính khả thi của dự án…) giúp công ty có thể nhanh chóng huy động được vốn đáp ứng cho nhu cầu ngắn hạn.

Ngân hàng cần có những chính sách ưu đãi về lãi suất, thời hạn khi cấp tín dụng để công ty có thể hoạt động hiệu quả, sao cho lợi nhuận công ty thu về bù đắp được chi phí vốn.

Ngân hàng cần hiện đại hóa công nghệ thanh toán, cung cấp hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nhằm gia tăng tốc độ thanh toán, nâng cao tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty.

KẾT LUẬN

Việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động phải là nhiệm vụ và mục tiêu lâu dài của công ty, nó không chỉ liên quan đến việc quản lý, sử dụng vốn lưu động ngắn hạn mà còn đến việc quản lý tài chính dài hạn, đảm bảo cho vốn lưu động của công ty được sử dụng một cách tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh mà công ty đã đề ra.

Qua thời gian thực tập, tìm hiểu thực tế và thực trạng sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Minh Tân, trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn hoạt động của công ty, đi sâu phân tích từng khoản mục tài sản lưu động đã cho thấy rõ hơn về tình hình sử dụng vốn lưu động ở Công ty Cổ phần Minh Tân.

Từ phân tích, đánh giá kết quả đạt được cùng một số hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân, em đã đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần Minh Tân, em hy vọng đề tài này phần nào có ích để thấy được thực trạng vốn lưu động, những điểm tốt hay chưa tốt ở Công ty Cổ phần Minh Tân nói riêng và các doanh nghiệp khác ở nước ta trong thời gian vừa qua nói riêng. Tuy nhiên, do trình độ lý luận và thời gian thực tập tại công ty có hạn nên bài viết này chắc chắn còn nhiều hạn chế, em rất mong nhận được sự đánh giá, góp ý của các thầy cô giáo và các cô chú cùng toàn thể các anh, chị trong công ty.

Hà Nội, tháng 3 năm 2015

Sinh viên

PHỤ LỤC

1. Bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011 của Công ty Cổ phần Minh Tân.

2. Bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012 của Công ty Cổ phần Minh Tân.

3. Bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013 của Công ty Cổ phần Minh Tân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chu Thị Thu Thủy (2013), Bài giảng quản lý tài chính doanh nghiệp 1, Đại học Thăng Long

2. Dương Đăng Chính (2009), Giáo trình lý thuyết tài chính, Nhà xuất bản Tài chính.

3. Dương Hữu Hạnh (2010), Quản trị tài chính doanh nghiệp hiện đ i, Nhà xuất bản Thống kê.

4. Ngô Thị Quyên (2013), Bài giảng quản lý tài chính doanh nghiệp 2, Đại học Thăng Long

5. PGS.TS. Nguyễn Đình Kiệm (2010), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính

6. Nguyễn Hải Sản (2010), Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê.

7. Nguyễn Minh Kiều (2008), Tài Chính Doanh Nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê 8. PGS. TS Nguyễn Ngọc Quang, Phân tích Báo cáo Tài chính, Nhà xuất bản Tài chính.

9. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2011), Giáo trình Tài chính Tiền tệ, Nhà xuất bản Thống kê.

10. Vũ Duy Hào (2012), Tài chính doanh nghiệp Dùng cho ngoài ngành), Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Minh Tân (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)