Bảng 2.3. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán Công ty Cổ phần Minh Tân
Đơn vị tính: Lần Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012
Khả năng thanh toán ngắn hạn
Công ty 1,25 1,69 1,59 0,44 (0,10) TB ngành 2,08 1,85 1,68 (0,23) (0,17) Khả năng thanh toán
nhanh
Công ty 0,90 1,23 1,12 0,33 (0,11) TB ngành 0,87 0,88 0,98 0,01 0,10 Khả năng thanh toán
tức thời
Công ty 0,03 0,10 0,16 0,07 0,06 TB ngành 0,49 0,35 0,34 (0,14) (0,01)
Khả năng thanh toán ngắn hạn
Năm 2011 khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty là 1,25 lần, tức là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ được đảm bảo bởi 1,25 đồng tài sản ngắn hạn. Năm 2012 hệ số này là 1,69 lần tăng 0,44 lần so với năm 2011, có nghĩa là năm 2012 một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 1,69 đồng tài sản ngắn hạn. Năm 2012, công ty đã thanh toán một phần nợ vay ngắn hạn cho ngân hàng và thanh toán hết khoản phải trả người bán nên làm cho nợ ngắn hạn của công ty giảm 37,92% so với năm 2011, tuy nhiên tốc độ giảm của nợ ngắn hạn lớn hơn tốc độ giảm của tài sản ngắn hạn là 16,24% nên khiến cho khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty năm 2012 tăng.
Sang năm 2013 hệ số thanh toán ngắn hạn giảm chỉ còn 1,59 lần tương ứng giảm 0,10 lần so với năm 2012. Điều này nghĩa là năm 2013 một đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bằng 1,59 đồng tài sản ngắn hạn. Nguyên nhân giảm là do khoản phải trả người bán năm 2013 tăng làm cho nợ ngắn hạn tăng 9,37% so với năm 2012, bên cạnh đó, năm 2013 tài sản ngắn hạn lại tăng với tốc độ 3,42% chậm hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn, khiến cho hệ số thanh toán ngắn hạn năm 2013 giảm so với năm 2012.
Hệ số thanh toán ngắn hạn trong cả 3 năm đều ở mức cao và lớn hơn 1, cho thấy công ty ít chịu rủi ro về việc thanh toán nợ, tài sản ngắn hạn của công ty đủ để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, nhưng dấu hiệu giảm đi vào năm 2013 cho thấy công ty đang có xu hướng gặp nhiều rủi ro hơn, uy tín của công ty bị giảm sút.
42
Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy, mặc dù khả năng thanh toán ngắn hạn của trung bình ngành giảm dần qua 3 năm, tuy nhiên hệ số này vẫn cao hơn so với công ty Cổ phần Minh Tân, vì vậy công ty cần cân nhắc hơn trong việc sử dụng tài sản ngắn hạn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, có biện pháp quản lý tài sản tốt hơn để theo kịp các công ty cùng ngành.
Khả năng thanh toán nhanh
Năm 2011 khả năng thanh toán nhanh là 0,90 lần tức là 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty sẽ được đảm bảo bởi 0,90 đồng tài sản ngắn hạn mà không tính đến hàng tồn kho. Năm 2012 hệ số này tăng lên 1,23 lần tương ứng tăng 0,33 lần so với 2011, tức là trong năm 2012 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bởi 1,23 đồng tài sản ngắn hạn mà không tính đến hàng tồn kho. Nguyên nhân tăng là do trong năm 2012 TSNH giảm 16,24%, hàng tồn kho giảm với tốc độ 18,48%, chậm hơn tốc độ giảm của nợ ngắn hạn là 37,92% nên làm cho hệ số thanh toán nhanh năm 2012 tăng.
Sang năm 2013 hệ số thanh toán nhanh lại giảm còn 1,12 lần tương ứng giảm 0,11 lần so với năm 2012, có nghĩa là trong năm 2013 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ được đảm bảo bởi 1,12 đồng tài sản ngắn hạn mà không tính đến hàng tồn kho. Lý do hệ số thanh toán nhanh giảm là vì trong năm 2013 tổng nợ ngắn hạn tăng 9,37% so với năm 2012, tốc độ tăng này nhanh hơn so với tốc độ tăng của TSNH là 3,42%, đồng thời hàng tồn kho trong năm này cũng tăng thêm 13,58%, nên làm cho hệ số thanh toán nhanh của năm 2013 giảm đi.
Hệ số thanh toán nhanh của công ty trong 2 năm 2012 và 2013 đều lớn hơn 1, điều này cho thấy công ty có khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn cho chủ nợ mà không phải bán hàng tồn kho.
So sánh với hệ số trung bình ngành, ta thấy hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty cả 3 năm 2011, 2012, 2013 đều lớn hơn so với trung bình ngành, cho thấy lượng tiền và khoản phải thu của công ty đã đáp ứng được nhu cầu thanh toán của công ty, công ty nên tiếp tục duy trì và giữ ổn định.
Khả năng thanh toán tức thời
Ta thấy khả năng thanh toán tức thời của công ty đều tăng qua 3 năm. Năm 2011 hệ số thanh toán tức thời là 0,03 lần có nghĩa là một đồng nợ ngắn hạn của công ty năm 2011 được đảm bảo bởi 0,03 đồng tiền và các khoản tương đương tiền. Sang năm 2012 hệ số này tăng lên và đạt 0,10 lần tương ứng tăng 0,07 lần so với năm 2011. Điều này có nghĩa là một đồng nợ ngắn hạn của công ty năm 2012 được 0,10 đồng tiền và các khoản tương đương tiền đảm bảo. Trong năm 2012 công ty muốn dự trữ thêm tiền để đảm bảo cho khả năng thanh toán nên khoản mục tiền và các khoản tương đương
tiền của công ty tăng 116,99% so với năm 2011, trong khi đó nợ ngắn hạn lại giảm 37,92% nên đã khiến cho khả năng thanh toán tức thời của công ty năm 2012 tăng.
Năm 2013 hệ số thanh toán tức thời tiếp tục tăng và đạt 0,16 lần tương ứng tăng 0,06 lần so với năm 2012, có nghĩa là năm 2013 một đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bằng 0,16 đồng tiền và các khoản tương đương tiền, tương ứng tăng 0,06 đồng so với năm 2012. Công ty tiếp tục dự trữ thêm tiền trong năm 2013, cụ thể tăng 77,69% so với năm 2012, tuy nhiên tốc độ tăng của nợ ngắn hạn là 9,37% thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của tiền nên đã khiến hệ số thanh toán tức thời năm 2013 tăng.
Mặc dù khả năng thanh toán tức thời của công ty đều tăng ở cả 3 năm, công ty đang dần dự trữ thêm tiền mặt để đảm bảo cho các khả năng thanh toán, tuy nhiên chỉ tiêu này vẫn còn nhỏ hơn 0,5 rất nhiều và đều thấp hơn so với hệ số trung bình ngành, chứng tỏ công ty chưa có đủ khả năng đáp ứng cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền và các khoản tương đương tiền. Công ty cần tính toán mức dự trữ vốn tiền mặt duy trì tại quỹ thật hợp lý, điều này giúp công ty đảm bảo khả năng thanh toán bằng tiền mặt cần thiết trong kỳ, tránh được rủi ro không có khả năng thanh toán, giữ được uy tín với nhà cung cấp, tạo điều kiện cho công ty chớp được thời cơ kinh doanh tốt, thu được lợi nhuận cao.
Công ty có thể tính toán lượng tiền mặt dự trữ tối ưu dựa vào mô hình William Baumol:
C* √2 * T *F K
Ta có: Nhu cầu dự trữ tiền mặt của công ty năm 2014: T = 2.580.000.000 đồng. Chi phí 1 lần giao dịch: F = 2.550.000 đồng
Lãi suất trên thị trường hiện nay: K = 10%.
Áp dụng vào công thức số dư tiền mặt mục tiêu của công ty, ta được: C* √2* 2.580.000.000 * 2.250.000
10% 340.734.501 đồng Vậy mức dự trữ tiền tối ưu của công ty sẽ là 340.734.501 đồng.
44