Khi đất nước ta đang từng ngày phát triển thì phương tiện thông tin đại chúng mà đặc biệt là truyền hình đã trở nên quan trọng trong cuộc sống của người dân. Sản phẩm truyền hình ngày càng đa dạng, phong phú hơn với chất lượng tốt hơn. Xã hội hóa truyền hình đang thu hút được sự quan tâm chú ý của nhiều nhà đầu tư. Vì vậy để đứng vững trên một thị trường đang phát triển mạnh mẽ và đảm bảo khả năng cạnh tranh của Công ty S cần phải có những chiến lược đúng đắn cho sự phát triển trong điều kiện khó khăn như ngày nay. Và để thực hiện được những mục tiêu đã đề ra thì quản lý nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một biện pháp sẽ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty.
Công ty cần tập trung xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực để định hướng phương pháp đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Từ công tác tuyển chọn đầu vào công ty nên chú trọng ưu tiên những ứng viên phù nhiều điều kiện phù hợp với yêu cầu hiện tại mà công việc đòi hỏi. Chất lượng nguồn nhân lực chung của nước ta chưa cao nên ngoài việc tuyển chọn những ứng viên đã được đào tạo cơ bản trong lĩnh vực truyền hình và các lĩnh vực liên quan đến chuyên môn thì công tác đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lại càng được quan tâm nhiều hơn.
Các chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực như tăng nguồn vốn đầu tư cho công tác đào tạo, tạo nhiều cơ hội cho cán bộ công nhân viên được đi tu nghiệp tại nước ngoài, tạo cho công ty một nguồn lực chất lượng cao, nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty.
Nâng cao công tác quản lý việc thực hiện các giải pháp, đánh giá các chỉ tiêu đã đạt được để từ đó có những biện pháp nhất định. Công tác đánh giá các chỉ tiêu đạt được để rút ra kinh nghiệm và rút ra các biện pháp để hoàn thiện hơn các giải pháp. Công tác đánh giá cần được thực hiện thường xuyên, liên tục để có thể kiểm soát mức độ thành công của các giải pháp.
3.2 Đối với cơ quan quản lý nhà nước
Trong tình hình hiện nay việc nâng cấp và mua sắm thêm trang thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm của kênh truyền hình O2TV là cần thiết. Vì thế đề nghị Nhà nước có những chính sách đầu tư cho phép công ty vay vốn với lãi suất ưu đãi để Công ty có điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm.
Nhà nước cần xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Không chỉ đối với công ty, mà vấn đề nâng cao chất lượng nguồn lao động trong cả nước là một trong những vấn đề cấp thiết đối với nước ta hiện nay. Với nguồn lao động dồi dào thì đây được coi là một thế mạnh nhưng chất lượng lao động nước ta hiện nay còn kém. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực.Như giảm thuế cho công ty nếu công ty tự đào tạo được nguồn lực kỹ thuật.
Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ ban đầu mạnh mẽ hơn như cơ chế tuyển sinh linh hoạt, kinh phí bồi dưỡng giảng viên, đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng, trang thiết bị và cung cấp thông tin về nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp. Đây là những điều kiện đầu tiên để nâng cao chất lượng đầu vào nguồn nhân lực của công ty.
Bên cạnh đó nhà nước có những chính sách thuế bình đẳng giữa các công ty truyền thông, tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau cùng nhau nâng cao chất lượng các sản phẩm truyền hình của nhà nước. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các công ty.
Ủng hộ sự góp sức của Bộ Y tế để các chương trình truyền hình ngày càng thiết thực, gần gũi với cuộc sống của người dân.
KẾT LUẬN
Ngày nay, sự ứng dụng ngày càng rộng rãi những thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất đã làm năng suất lao động tăng nhanh. Tuy nhiên, khoa học và công nghệ dù có sức mạnh thế nào cũng không thể thay thế hoàn toàn vai trò của con người. Nguồn nhân lực vẫn đóng một vai trò quan trọng, quyết định quá trình sản xuất, tăng trưởng và phát triển kinh tế – xã hội. Thế giới đang có xu hướng chuyển từ nền kinh tế dựa vào sự giàu có của các nguồn tài nguyên sang kinh tế tri thức. Trong bối cảnh như vậy, nguồn lực con người càng trở thành động lực chủ yếu của sự phát triển nhanh và bền vững.
Truyền hình là một ngành có vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia. Đây chính là phương tiện đem đến cho người xem một cách nhanh nhất, sinh động nhất về mọi mặt đời sống - kinh tế - văn hóa – xã hội trong nước cũng như quốc tế. Trong những năm gần đây ngành truyền hình đang phát triển mạnh mẽ và Công ty cổ phần truyền thông S cũng đang tích cực phát triển. Vì vậy công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đã và đang thu hút được sự quan tâm của ban lãnh đạo công ty.
Sau quá trình thực tập tại phòng tổ chức hành chính - Công ty cổ phần truyền thông S đã giúp cho em có cơ hội tiếp xúc với môi trường làm việc chuyên nghiệp năng động, được thực hành những kiến thức đã học ở trường đại học, học hỏi thêm nhiều kĩ năng làm việc và ứng xử, đồng thời phát hiện và trau dồi thêm những kiến thức còn thiếu hụt. Sự hướng dẫn của các anh chị nhân viên trong phòng và đặc biệt là cán bộ hướng dẫn đã giúp em vượt qua những bỡ ngỡ ban đầu và dần thích ứng với công việc.
Với báo cáo chuyên đề này em hi vọng giúp ích được phần nào cho việc đưa ra các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Song nội dung của chuyên đề, ở một góc độ nhất định là suy nghĩ chủ quan của bản thân em nên chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo, ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân viên công ty để báo cáo chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn TS Đỗ Thị Hải Hà đã chỉ bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đề tài này. Em xin gửi lời cảm ơn Ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên công ty cổ phần truyền thông S đã nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại Công ty.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Đoàn Thị Thu Hà- TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền. Giáo trình khoa học quản lý tập II. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật -2002
2. Phạm Đức Thành - Giáo trình Kinh tế Lao động - NXB Giáo dục, 1998.
3. TS. Nguyễn Thanh. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005.
4. Đỗ Văn Phúc - Quản lý nguồn nhân lực của doanh nghiệp - NXB Kỹ thuật, 2004. 5. Nguyễn Hữu Thân – Quản trị nhân sự. Nhà xuất lao động xã hội 2008.
6. PGS – TS Đồng Thị Thanh Phương. ThS Nguyễn Thị Ngọc An. Quản trị nguồn nhân lực. Nhà xuất bản thống kê 2006.
7. Th S. Nguyễn Vân Điềm – PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân giáo trình quản trị nguồn nhân lực. nhà xuất bản lao dộng xã hội-2004
8. http://vi.wikipedia.org
9. http://www.Vientriethoc.com.vn 10. http://www.Business.gov.vn