Xã Lưu Ngọc có diện tích đất tự nhiên 2155,86 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 267,72 ha chiếm 12,42 %. Đây là vùng đất rất phù hợp cho cây đỗ tương phát triển, với vị trí đặc biệt của cây đỗ tương như vậy nên
chiến lược, nhằm thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Thấy được thế mạnh của cây đỗ tương, không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có tác dụng cải tạo đất, đồng thời góp phần thực hiện xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người dân trong xã.. Bên cạnh việc khuyến khích phát triển, Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn các huyện cũng triển khai các dự án cung cấp giống, phân bón, tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật cho bà con. Để bà con yên tâm đầu tư sản xuất.
- Diện tích, năng suất và chất lượng
Bảng 3.5: Diện tích năng suất và sản lượng đỗ tương của xã trong 3 năm 2011- 2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tỷ lệ (%) Tốc độ phát triển bình quân 12/11 13/12 Diện tích Ha 80 88 97 110 110,22 110,11 Năng suất Tạ/ha 7,25 7,5 7,4 103,45 99,67 101,56 Sản lượng Tấn 58 66 71,7 113,79 108,63 111,21
(nguồn UBND xã Lưu Ngọc) [6] Trong 3 năm qua Đảng bộ xã Lưu Ngọc cùng người dân nỗ lực sản xuất nâng cao hiệu suất và giá trị cây đỗ tương, diện tích đỗ tương trồng hàng năm đã tăng đáng kể.
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Tốc độ bình quân 3 năm của toàn xã là 6,1 % tổng diện tích trồng đỗ tương năm 2011 là 80 ha, năm 2012 tổng diện tích đạt 88 ha, tăng 8 ha tức tăng 11 % so với năm 2011. Năm 2013 đạt 97 ha tăng 9 ha tức 10,22 % so với năm 2012.
Ông Ma Văn Thức, chủ tịch UBND xã Lưu Ngọc cho biết: “Nhờ xác định được những tiềm năng, lợi thế của cây đỗ tương trong việc phát triển kinh tế, nên đời sống nhân dân từng bước được ổn định, tỷ lệ hộ nghèo hằng năm giảm từ 2 - 3%. Năm 2013 diện tích trồng đỗ tương cả xã tăng trên 17 ha so với năm 2011. Với diện tích ngày càng được mở rộng, cây đỗ tương sẽ trở
dân địa phương”.
Diện tích trồng đỗ tương của xã Lưu Ngọc được trồng tất cả các xóm trong xã. Diện tích tăng đáng kể do người dân thấy được hiệu quả kinh tế của cây đỗ tương đem lại. bên cạnh đó có hỗ trợ về phân bón, giống… giúp cho người dân yên tâm sản xuất.
Năng suất cây đỗ tương có sự biến động. Năm 2011 năng suất đỗ tương đạt 7,25 tạ/ha. Năm 2012 năng suất đỗ tương đạt 7,5 /ha tăng 0,25 tạ/ha so với năm 2011 tức tăng 3,45 %. Năm 2013 do điều kiện thời tiết không thuận lợi nên năng suất chỉ đạt 7,4 tạ/ha giảm 0,1 tạ/ha tức giảm 33% so với năm 2013. Như vậy, 3 năm tốc độ phát triển bình quân của năng suất đỗ tương đạt 1,56%. Đây là một kết quả khá tốt trong quá trình sản xuất đỗ tương của xã nhằm nâng cao đời sống của người dân.
Sản lượng đỗ tương có sự biến động liên tục tăng, năm 2011 đạt 58 tấn. Năm 2012 sản lượng đạt 66 tấn tăng 113,79% so với năm 2011. Năm 2013 sản lượng đạt 71,7 tấn tăng 108,63 % so với năm 2012. Tốc độ bình quân của xã qua 3 năm đạt 111,21 %. Ta thấy năng suất qua 3 năng không có sự thay đổi lớn sản lượng đỗ tương tăng là do người dân mở rộng diện tích trồng đỗ tương.